Pháp: Làm sao tạo ra một ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi vững mạnh?

Le Monde đã có buổi trao đổi với Gauthier Martin, luật sư phụ trách tại Clifford Chance, về vai trò của điện gió ngoài khơi trong chiến lược năng lượng của Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ khánh thành trang trại gió ngoài khơi Saint-Nazaire (Loire-Atlantique), ngày 22 tháng 9 năm 2022. Ảnh: AFP/JEAN-CLAUDE COUTAUSSE

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ khánh thành trang trại gió ngoài khơi Saint-Nazaire (Loire-Atlantique), ngày 22 tháng 9 năm 2022. Ảnh: AFP/JEAN-CLAUDE COUTAUSSE

Le Monde: Chính phủ Pháp đã đặt ra các mục tiêu phát triển năng lượng gió ngoài khơi đầy tham vọng. Những mục tiêu này là gì? Những thay đổi quy định nào cần được thực hiện để đạt được các mục tiêu này?

Gauthier Martin: Mục tiêu là đưa vào hoạt động ít nhất 45 GW vào năm 2050 và 18 GW vào năm 2035. Để thấy rõ tầm quan trọng của mục tiêu này, chỉ cần so sánh những con số này với 1,5 GW hiện đang hoạt động (trong đó 1 GW vừa được đưa vào hoạt động).

Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ đang lên kế hoạch cho một loạt các biện pháp quan trọng. Trước hết, Chính phủ mong muốn đẩy nhanh tốc độ mở các cuộc gọi đấu thầu mới cho các trang trại điện gió ngoài khơi, tăng khối lượng xử lý và giảm thời gian thực hiện. Do đó, Chính phủ đã công bố các cuộc gọi đấu thầu lần thứ 9 và 10 với công suất lớn.

Ngoài ra, các dự án sẽ được triển khai xung quanh các khu vực ưu tiên. Trong những khu vực này, việc phát triển các dự án cần được đẩy nhanh và đơn giản hóa theo yêu cầu của luật pháp EU.

Nghị định giảm thời gian đấu thầu cạnh tranh xuống còn 12 tháng (thay vì khoảng 3 năm như hiện nay) dự kiến sẽ sớm được ban hành.

Nhà nước cũng muốn chủ động thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật và môi trường cần thiết cho các dự án (luật APER năm 2023 cho phép Nhà nước tự thực hiện trước các nghiên cứu này).

Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ chỉ hiệu quả nếu tăng cường nguồn lực để đảm bảo theo dõi các quy trình từ nhiều cơ quan như DGEC, CRE và các dịch vụ hướng dẫn địa phương. Ngoài ra, cần duy trì giai đoạn đối thoại cạnh tranh để các ứng cử viên có thể trao đổi với Nhà nước và các cơ quan quản lý về các điểm cần lưu ý, đặc biệt là với những dự án phức tạp với tốc độ phát triển không ngừng về công nghệ và địa lý. Những phát triển gần đây về AO5 cho thấy Chính phủ vẫn đang xử lý các dự án đặc biệt phức tạp.

Một trong những biện pháp quan trọng khác là đẩy nhanh công tác kết nối. Dự luật đơn giản hóa đời sống kinh tế hiện đang được thảo luận tại Quốc hội nhằm cho phép RTE miễn một số quy tắc để đẩy nhanh việc hoàn thành các công trình kết nối.

Nếu được thông qua, điều này có thể rút ngắn thời gian kết nối. Để quản lý yếu tố thời gian và tránh kết nối muộn, RTE ngày nay có xu hướng muốn hoàn thành kết nối trước khi dự án sẵn sàng. Tuy nhiên, điều này buộc các nhà khai thác phải điều chỉnh kế hoạch và xác định các lựa chọn công nghệ sớm hơn. Những biện pháp này đều có lợi cho ngành.

Cuối cùng, Chính phủ dự định thành lập một ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi mới ở Pháp để kiểm soát chuỗi giá trị. Mục tiêu này sẽ là tin tốt cho ngành công nghiệp quốc gia và có thể giúp giải quyết một số tắc nghẽn nhất định từng gặp phải, nhất là khi số lượng dự án tăng lên.

Nhưng điều này cũng có nghĩa là Nhà nước phải chấp nhận rằng giá cả không phải là tiêu chí lựa chọn duy nhất cho các cuộc gọi thầu này. Nếu không, chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi của Pháp sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với một số nhà cung cấp quốc tế.

Chính phủ đã công bố kế hoạch điều chỉnh tiêu chí tham gia các cuộc gọi đấu thầu dựa trên hàm lượng carbon của các trang trại gió và các tiêu chí từ quy định Đạo luật Công nghiệp Net Zero của châu Âu. Chính phủ đã mở tín dụng thuế xanh cho các hoạt động công nghiệp sản xuất các thành phần lớn của điện gió ngoài khơi. Đây là những bước đầu tiên, cần phải xem liệu chúng có đủ để đáp ứng mục tiêu đã đề ra hay không.

Le Monde: Nghị định nhằm đơn giản hóa thủ tục đấu thầu cạnh tranh sẽ tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và công bằng do luật pháp nước Pháp quy định như thế nào?

Gauthier Martin: Nội dung của nghị định cho đến nay vẫn chưa được công bố, nhưng điều quan trọng là Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc của tính minh bạch và đối xử bình đẳng với các ứng cử viên, cũng như các quy định quốc gia và quốc tế liên quan.

Về mặt lý thuyết, tranh chấp có thể nảy sinh liên quan đến việc phân bổ dự án và do đó, và cần phải tìm cách để cơ cấu mời thầu tránh bị khiếu nại.

Le Monde: Việc hạn chế các khiếu nại giúp đẩy nhanh mục tiêu tái công nghiệp hóa đất nước như thế nào?

Gauthier Martin: Luật ASAP năm 2020 đã trao cho Hội đồng Nhà nước thẩm quyền xét xử đối với phần lớn các khiếu nại liên quan đến năng lượng gió ngoài khơi. Biện pháp này giúp giảm áp lực kiện tụng và cho phép đẩy nhanh giai đoạn phát triển dự án.

Mỗi dự án ở Pháp đều là đối tượng của hàng chục đơn kiện tụng, phần lớn trong số đó đều bị từ chối, nhưng mỗi khiếu nại đều làm chậm tiến độ dự án. Do đó, cần phải tìm ra những biện pháp cân bằng để bảo toàn quyền khiếu nại mà không để xảy ra lạm dụng, và điều này giải thích phần nào lý do tại sao phải mất tận 12 năm mới tạo ra được những trang trại đầu tiên kể từ khi thắng thầu.

Nhà nước cũng nên công nhận lợi ích chung của các dự án năng lượng tái tạo theo chỉ thị RED III của châu Âu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình cấp phép.

Le Monde: Chính phủ đang đưa ra những chiến lược nào để dự đoán và quản lý các tranh chấp tiềm ẩn liên quan đến việc đẩy nhanh các dự án điện gió ngoài khơi, đặc biệt là về quyền sử dụng đối với các khu vực biển liên quan?

Gauthier Martin: Chính phủ đang tập trung vào việc đối thoại trên quy mô lớn để các dự án được người dân chấp nhận. Để xác định các khu vực ưu tiên, Chính phủ sẽ dựa trên kết quảcủa cuộc thảo luận công khai gần đây “La mer en débat” cũng như việc tăng cường tham vấn phải được tổ chức trên mỗi bờ biển với các bên liên quan.

Hơn nữa, công nghệ điện gió nổi cho phép đặt các trang trại xa bờ, giúp tăng khả năng chấp nhận của công chúng. Các cuộc gọi đấu thầu trong tương lai cũng sẽ nhắm tới các khu vực ưu tiên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.

Cuối cùng, Chính phủ mong muốn việc phát triển việc làm tại địa phương cũng sẽ làm tăng khả năng người dân chấp nhận các dự án.

Le Monde: Nói chung, Chính phủ có đủ nỗ lực để người dân chấp nhận đối với các dự án này không?

Gauthier Martin: Câu hỏi này là chính đáng nếu xét đến số lượng đơn khiếu nại. Nhà nước dường như nhận thức được vấn đề và cũng mong muốn giải quyết. So sánh với các nước khác cho thấy một số quốc gia bị ít khiếu nại làbởi họ tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều trong quá trình ra quyết định.

Nh.Thạch

Le Monde

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/phap-lam-sao-tao-ra-mot-nganh-cong-nghiep-dien-gio-ngoai-khoi-vung-manh-713044.html