Phát huy vai trò của tri thức Hội đông y tỉnh Hòa Bình trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Hội Đông y tỉnh Hòa Bình là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc thù, thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh. Hội có chức năng tập hợp, quản lý Hội viên, kế thừa, phát huy, phát triển nền đông y trên địa bàn tỉnh phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Toàn tỉnh có Tỉnh Hội và 10 Hội Đông y huyện, thành phố; 06 Chi hội Đông y trực thuộc Tỉnh Hội; 163 Hội Đông y xã, phường, thị trấn. Tổng số Hội viên hơn 2 ngàn người. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến cơ sở: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Khoa YHCT trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trên 60% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã triển khai khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Hội Đông y tỉnh Hòa Bình là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc thù, thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh. Hội có chức năng tập hợp, quản lý Hội viên, kế thừa, phát huy, phát triển nền đông y trên địa bàn tỉnh phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Toàn tỉnh có Tỉnh Hội và 10 Hội Đông y huyện, thành phố; 06 Chi hội Đông y trực thuộc Tỉnh Hội; 163 Hội Đông y xã, phường, thị trấn. Tổng số Hội viên hơn 2 ngàn người. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến cơ sở: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Khoa YHCT trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trên 60% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã triển khai khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Toàn tỉnh có gần 3 00 cán bộ chuyên môn YHCT đang công tác tại các cơ sở y tế công lập. Trong đó có 03 BSCKII và 03 thạc sỹ YHCT, 09 Bác sỹ chuyên khoa I YHCT, 28 bác sĩ YHCT; 481 trung cấp và Kỹ thuật viên đông y; 32 DSĐH; 117 DSTC; 145 Lương y ĐK; 880 ông lang bà mế, nói chung đều là hội viên Hội đông y tỉnh Hòa Bình; trong tổng số hơn 2 ngàn hội viên có 7 Thầy thuốc Đông y tiêu biểu toàn quốc; 3 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu tỉnh Hòa Bình.

Xác định YHCT là thế mạnh, với nhiều bài thuốc quý của các ông lang, bà mế (toàn tỉnh có 156 bài thuốc gia truyền, chủ yếu chữa các bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu, xương khớp mạn tính) với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nguồn dược liệu phong phú. YHCT tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhiều bài thuốc độc đáo chữa các bệnh khó mà tây y còn hạn chế đã được kế thừa và phát huy tác dụng, bước đầu đem lại niềm tin cho người bệnh. Được Bộ Y tế quyết định công nhận 03 bài thuốc gia truyền có hiệu quả cao trong phòng bệnh, chữa bệnh (Bài thuốc chữa hiếm muộn của cố Lương y Bùi Thị Bẻn huyện Kim Bôi; Bài thuốc chữa xơ gan của Lương y Bùi Văn Phượng, huyện Yên Thủy và bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư - xạ đen của TTƯT Lương y Đinh Thị Phiển)...

Tri thức y học cổ truyền di sản văn hóa dân tộc Hòa Bình được kết tinh trong các sản phẩm bài thuốc gia truyền của các gia đình, dòng họ nhiều đời được các Lương y trong dòng tộc kế thừa, bảo tồn, phát huy và phát triển thành sản phẩm hàng hóa y học cổ truyền: Công ty Cổ phần y dược học Hòa Bình của gia đình lương y Đinh Thị Phiển có trên 20 sản phẩm YHCT được lưu hành toàn quốc, gần đây có thêm 03 sản phẩm được đăng ký lưu hành khi Lương y đã ở tuổi trên 70 vẫn tích cực học, nghiên cứu phát triển sản phẩm YHCT và tham dự hội thảo quốc tế tại Thái Lan về "Kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe ban đầu”; Công ty Cổ phần y dược dân tộc Hòa Bình có 27 sản phẩm đăng ký lưu hành trên thị trường, trong đó có sản phẩm mà trước đây chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình rất ưa chuộng (Cao tim); Công ty Cổ phần Biopharm Hòa Bình có trên 10 sản phẩm lưu hành thị trường, là các sản phẩm tinh từ bài thuốc YHCT và cung cấp giống cây thuốc nam bằng phương pháp cấy mô sản phẩm khoa học công nghệ nông nghiệp; Nhiều cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân được nhiều người biết đến với bài thuốc gia truyền độc đáo chữa khỏi một số bệnh mạn tính.

Công tác kế thừa các bài thuốc quý ở các cấp Hội Đông y được trú trọng cùng với việc vận động, đào tạo phát triển hội viên, công tác khám chữa bệnh bằng YHCT được hàng chục vạn lượt người, nhiều bệnh khỏi bằng phương pháp không dùng thuốc đã được các Lương y kế thừa ứng dụng tốt. Hội Đông y tỉnh cũng đã kết hợp chặt chẽ với ngành Y tế các huyện, thành phố trong việc phát triển YHCT, vườn thuốc nam, đào tạo tập huấn cán bộ hội, đã tạo nên mạng lưới các chi hội rộng khắp toàn tỉnh; nhiều cấp hội đã biết tranh thủ sự ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền để tạo dựng cơ sở vật chất và phát triển hội ngày càng vững mạnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân.

Có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ tri thức YHCT, các lương y hội viên Hội đông y đã thực hiện tốt Y huấn của Hải Thượng Lãn Ông về Y đạo, Y thuật của người hành nghề y, sự ủng hộ tích cực của cán bộ ngành y tế, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong công tác xã hội hóa YHCT. YHCT đã có những đóng góp đáng kể trong việc phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, khi ốm đau có "Sẵn thầy, sẵn thuốc”, với nguồn thuốc thảo dược sẵn có, an toàn phù hợp với khả năng kinh tế của người dân; dễ được chấp nhận, nhất là bệnh nan y khi không còn phương cứu chữa nhằm kéo dài cuộc sống, giảm đau đớn cho người bệnh với hy vọng khơi dậy tiềm năng sinh học của cơ thể người bệnh. Bởi vậy việc kế thừa và phát triển nền YHCT đối với các địa phương là rất quan trọng, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Quán triệt Kết luận số 86-KL/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 54 CT/TU, ngày 09/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: "Kế thừa, bảo tồn, phát huy các bài thuốc gia truyền của gia đình, dòng họ có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả; nghiên cứu sản xuất thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn kết với phát triển du lịch…”.

Để thực hiện thành công nội dung quan trọng trên, Hội Đông y tỉnh sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng thực hiện một số giải pháp sau:

Tăng cường đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ hằng năm bằng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh tạo sản phẩm y học cổ truyền có giá trị hàng hóa từ bài thước gia truyền hiệu quả.

Cần tạo điểm nhấn tour du lịch quốc gia tại tỉnh Hòa Bình - để triển khai dịch vụ kinh doanh sản phẩm y học cổ truyền - sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao hỗ trợ nâng cao sức khỏe .

Có chính sách hỗ trợ các lương y có bài thuốc gia truyền hiệu quả cao trong phòng bệnh, chữa bệnh để đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất sản phẩm Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe dạng tinh đóng gói, mẫu mã sản phẩm hàng hóa đẹp gắn kết vào dịch vụ kinh doanh tại các điểm dừng của các tour du lịch nội tỉnh và quốc gia./.

BSCKII. Nguyễn Văn Thỏa

(Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hòa Bình)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/201009/phat-huy-vai-tro-cua-tri-thuc-hoi-dong-y-tinh-hoa-binh-tr111ng-su-nghiep-cham-soc,-bao-ve-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan.htm