Phát huy văn hóa Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà gắn với xây dựng nông thôn mới

Năm nay, lễ hội rộn ràng hơn, phấn khởi hơn bởi diễn ra ngay thời điểm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận huyện Nông thôn mới và Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 240 miếu thờ Neák-Tà. Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ở xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành thường chọn ngày 12 và 13/5 (âm lịch) hàng năm để tổ chức Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà.

Ở xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành thường chọn ngày 12 và 13/5 (âm lịch) hàng năm để tổ chức Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà.

Ngoài hành lễ, bà con còn tổ chức thỉnh chư Tăng đến tụng kinh cầu an và làm Lễ hồi hướng đến những người có công xây dựng Phum sóc và các anh hùng liệt sĩ.

Ngoài hành lễ, bà con còn tổ chức thỉnh chư Tăng đến tụng kinh cầu an và làm Lễ hồi hướng đến những người có công xây dựng Phum sóc và các anh hùng liệt sĩ.

Mỗi phum sóc sẽ chọn ngày để tổ chức Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà riêng, nhưng thường chọn các ngày trong tháng 3, 4, 5 âm lịch. Đây là thời điểm tiết trời đang chuyển dần từ mùa khô sang mùa mưa, nhà nông chuyển từ mùa nông nhàn sang mùa gieo cấy. Nơi tổ chức lễ hội thường là nơi thờ Neák-Tà hoặc dưới bóng cây cổ thụ và xem như lễ hội chung của phum sóc mình.

Mỗi phum sóc sẽ chọn ngày để tổ chức Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà riêng, nhưng thường chọn các ngày trong tháng 3, 4, 5 âm lịch. Đây là thời điểm tiết trời đang chuyển dần từ mùa khô sang mùa mưa, nhà nông chuyển từ mùa nông nhàn sang mùa gieo cấy. Nơi tổ chức lễ hội thường là nơi thờ Neák-Tà hoặc dưới bóng cây cổ thụ và xem như lễ hội chung của phum sóc mình.

Ngày thứ 2 thực hiện nghi lễ, mỗi hộ chuẩn bị thức ăn cúng dường chư Tăng và mang đến nơi thờ Neák-Tà để cùng tổ chức nghi lễ cúng bái chung.

Ngày thứ 2 thực hiện nghi lễ, mỗi hộ chuẩn bị thức ăn cúng dường chư Tăng và mang đến nơi thờ Neák-Tà để cùng tổ chức nghi lễ cúng bái chung.

Đến buổi chiều ngày thứ 2, Phum sóc thỉnh chư Tăng tổ chức diễu hành tượng Phật đi đến từng hộ gia đình để tụng kinh cầu an. Sau khi chư Tăng tụng kinh chúc phúc, nhà nhà sẽ đốt bó rơm để xua đuổi những điều không may mắn trong cuộc sống.

Đến buổi chiều ngày thứ 2, Phum sóc thỉnh chư Tăng tổ chức diễu hành tượng Phật đi đến từng hộ gia đình để tụng kinh cầu an. Sau khi chư Tăng tụng kinh chúc phúc, nhà nhà sẽ đốt bó rơm để xua đuổi những điều không may mắn trong cuộc sống.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Neák-Tà (còn gọi là ông Tà) là vị thần bảo hộ của cộng đồng Phum sóc nên năm nào ông Thạch Cương ở ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú đều mong cầu mùa màng bội thu và cuộc sống Phum sóc luôn bình an, sung túc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Neák-Tà (còn gọi là ông Tà) là vị thần bảo hộ của cộng đồng Phum sóc nên năm nào ông Thạch Cương ở ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú đều mong cầu mùa màng bội thu và cuộc sống Phum sóc luôn bình an, sung túc.

Lễ cúng bái Neak-Tà ở xã Phước Hưng, huyện Trà Cú kết thúc bằng nghi lễ diễu hành con tàu gửi gắm lời cầu nguyện của bà con ở Phum sóc đến Neák-Tà.

Lễ cúng bái Neak-Tà ở xã Phước Hưng, huyện Trà Cú kết thúc bằng nghi lễ diễu hành con tàu gửi gắm lời cầu nguyện của bà con ở Phum sóc đến Neák-Tà.

 Tất cả những người tham gia diễu hành, được xem là cháu Neák-Tà và được hưởng lộc của Neák-Tà sau khi con tàu rời bến.

Tất cả những người tham gia diễu hành, được xem là cháu Neák-Tà và được hưởng lộc của Neák-Tà sau khi con tàu rời bến.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/xa-hoi/phat-huy-van-hoa-le-hoi-dom-long-neak-ta-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-39817.html