Thời gian qua, huyện Đam Rông đã chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Điều này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc triển khai các chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện và đảm bảo an ninh trên địa bàn.
Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong năm 2024, huyện Đam Rông đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của tỉnh, các sở, ngành trong điều hành chỉ đạo thu ngân sách; tăng cường công tác quản lý thu, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức với người nộp thuế bằng nhiều hình thức; tập trung xử lý nợ đọng, chống thất thu thuế, phấn đấu thực hiện hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao.
Với mong muốn làm kinh tế có hiệu quả, cựu chiến binh Kon Sơ Ha Thương, dân tộc K'Ho, ở thôn Ða Kao 2, xã Ðạ Tông (Ðam Rông) đã tìm hiểu thực tế sản xuất của bà con quanh vùng và tập trung thực hiện mô hình chăn nuôi, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk (BQLRPH Sêrêpốk) đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) thuộc địa bàn huyện Đam Rông.
Tháng 5, gió cao nguyên lồng lộng. Chúng tôi có chuyến trở về những buôn làng trên miền đất nam Tây Nguyên, mang theo biết bao cảm xúc tươi mới. Những vùng đất ngày xưa nhuốm màu cỏ úa, giờ đã dệt những miền xanh thanh bình và ấm áp.
Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, tỉnh Bắc Ninh tập trung nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) trong hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới...
* Công trình nhà ăn, nhà tiếp khách của UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã hoàn thành hơn hai năm nhưng không được sử dụng, gây lãng phí.
Chỉ vài năm mạnh dạn thực hiện đầu tư, xây dựng mô hình nuôi cá tầm Siberi, nhiều nông dân tại các xã Rô Men, Ðạ Tông, Liêng S'rônh (huyện Ðam Rông) đã giàu lên trông thấy, trở thành tỷ phú. Sau mỗi vụ cá tầm đi qua lại có thêm nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên…
Ngoài việc đẩy mạnh 'trẻ hóa' vườn cà phê nhằm nâng cao chất lượng thì việc mạnh tay đầu tư vào phát triển chế biến sâu đang được người trồng và doanh nghiệp kinh doanh thực hiện. Đây là hướng đi tất yếu giúp người làm cà phê giảm rủi ro đến mức thấp nhất cũng như tăng lợi nhuận, nâng giá trị và tạo sức cạnh tranh cho cây cà phê Lâm Đồng.
Gần đây nghề nuôi cá tầm đã thu hút nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Ðam Rông (tỉnh Lâm Đồng), bởi hiệu quả đem lại của nó hơn hẳn nhiều loại con vật nuôi ở huyện. Nguồn lợi từ những lứa cá thương phẩm đầu tiên của một số hộ đi tiên phong trong việc nuôi cá tầm ở đây, đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi cá nước lạnh ở địa phương.
Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao đã giúp người nông dân trồng dâu nuôi tằm ở Ðam Rông nâng cao đời sống, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Rừng gỗ quý của Ðam Rông đang bị xâm hại nghiêm trọng dù địa phương đã mạnh tay xử phạt kể cả các đối tượng bị khởi tố hình sự.
Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, việc chủ động kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đã góp phần phòng ngừa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đẩy lùi sai phạm, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Ðảng.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của Khối Dân vận địa phương nên người dân Thôn Ða Nhinh I, xã Ðạ Tông nằm ở vùng sâu, vùng xa thuộc huyện nghèo Ðam Rông đã thay đổi nhận thức để rồi chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả.
Hơn 1.400 m2 đất bằng phẳng nằm cạnh đường giao thông thuận tiện đang cho những vụ lúa bội thu và có giá trị thương mại, anh Ha Krai (52 tuổi - thôn Ða Xế, xã Ðạ M'rông, Ðam Rông) đã tình nguyện hiến chỉ với mong muốn 'đồng bào mình có đường để đi, có nhà văn hóa để sinh hoạt, trẻ em có nơi vui chơi'.
Ý tưởng 'Thành lập HTX cung cấp, thu mua chuối Laba chất lượng cao' của người phụ nữ đến từ huyện nghèo Ðam Rông, chị Võ Thị Thu, đã vượt qua 11 ý tưởng khác đoạt giải nhất tại Chung kết Hội thi Ý tưởng khởi nghiệp của Phụ nữ Lâm Ðồng năm 2019.
Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong dịp hè là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Ðam Rông triển khai, thực hiện với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú giúp các em có một kỳ nghỉ hè an toàn, vui tươi.
Những năm qua, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Ðam Rông đã đồng sức, đồng lòng, đoàn kết sát cánh cùng với cấp ủy, chính quyền xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Một trong những nhân tố tạo nên mối đoàn kết, cầu nối giữa Ðảng, chính quyền với người dân chính là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều năm qua, người dân thôn Liêng K'Rắc II, xã Ðạ M'Rông, huyện Ðam Rông và người dân huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk phải đi qua con đò trên sông K'rông Nô để đến nương rẫy. Tuy nhiên, nguy hiểm luôn rình rập, khiến bà con nơi đây không khỏi lo lắng. Từ lâu, họ mong ước có được cây cầu để thuận tiện qua lại sản xuất, từng bước nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Vừa qua, tại xã Đạ R'sal, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Đam Rông tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn huyện Đam Rông, năm 2019. Diễn ra trong 3 ngày, chương trình đưa hàng việt về nông thôn huyện Đam Rông năm nay thu hút 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chủ yếu là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, thời trang, đồ gia dụng, thức uống.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông, toàn huyện Đam Rông hiện có 5 doanh nghiệp và 4 nông hộ nuôi cá tầm với tổng diện tích 3 ha, sản lượng đạt trên 10 tấn/năm.
Với gần 73% dân số là người DTTS, thời gian qua, trong các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy Ðam Rông đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS. Việc cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ đã góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho bà con trong vùng đồng bào DTTS.