Hà Nội chấp thuận danh mục sửa chữa, thay thế cầu yếu, cầu tạm, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản chấp thuận kiến nghị của Sở Giao thông vận tải về danh mục sửa chữa, thay thế cầu yếu, cầu tạm, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
Hà Nội chấp thuận chi phí khoảng gần 360 tỷ đồng xây mới, sửa chữa 58 cầu do Thành phố quản lý và gần 2.700 tỷ đồng xây mới, sửa chữa 114 cầu thuộc quyền quản lý của địa phương.
Chiều 10-10, tại hội nghị sơ kết công tác hội và phong trào nông dân quý III-2024, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang Đỗ Trần Thịnh yêu cầu các cấp hội thí điểm xây dựng câu lạc bộ nông dân tỷ phú; thành lập hợp tác xã theo chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ ngành hàng lúa gạo.
Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo nghề cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trường đã và đang ươm mầm, chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước tại các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.
Quảng Nam sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước tại các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện: Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn.
Sáng 2-10, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Biên (Kiên Giang) họp sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng và đề ra chương trình chỉ đạo quý IV năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Kiên Giang Lê Hồng Thắm dự hội nghị.
Hơn nửa tháng nay, nông dân các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) như An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận tiến hành thu hoạch dứt điểm vụ tôm càng xanh năm 2024. Hiện giá tôm càng xanh đang ở mức cao giúp nông dân có thêm chi phí đầu tư cho việc gieo, cấy lúa vụ mùa 2024-2025.
Theo số liệu quan trắc và theo ghi nhận thực tế của PV Báo SGGP đến chiều 22-9, mực nước nhiều sông ở Hà Nội như sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Đáy... đã lên trở lại.
Ngày 20-9, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp nhóm thiện nguyện Từ Bi Cô Bảy (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lễ bàn giao 2 căn nhà 'Mái ấm nông dân' cho 2 hộ hội viên nghèo ở hai xã Đông Yên và Nam Yên, huyện An Biên (Kiên Giang).
Ngày 20-9, Đoàn công tác của Nhà máy Z119, Quân chủng Phòng Không - Không quân (PK-KQ) do Đại tá Đào Ngọc Đại, Chính ủy Nhà máy làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình trên địa bàn xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ và xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Cơn bão số 3 vừa đi qua, TP Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc lại gánh chịu đợt mưa lũ nghiêm trọng trên diện rộng gây ảnh hưởng nhiều tới hệ thống y tế. Vượt qua những khó khăn, thách thức sau bão lũ, các cơ sở y tế của Hà Nội nỗ lực không ngừng để khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ lụt, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân.
Những năm gần đây, các đội, câu lạc bộ (CLB) dân vũ trên địa bàn tỉnh được thành lập ngày càng nhiều, hoạt động sôi nổi. Từ đó, tạo nên sân chơi sôi nổi, bổ ích, góp phần rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ngày 17-9, Chi bộ ấp Cái Nước Ngọn, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) tổ chức Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2025-2028. Đây là chi bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy An Biên chọn làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm về công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2028.
Tại Trường Tiểu học Đông Yên 1, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) vừa diễn ra chương trình 'Trăng rằm phố biển năm 2024'. Tại chương trình, hơn 300 phần quà là lồng đèn, tập, bánh bía, bánh trung thu, sữa được trao cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trong 2 ngày 14 và 15-9, PV Báo SGGP đã khảo sát một vòng các vùng ngập lụt nằm ven sông Tích, sông Bùi và sông Đáy ở khu vực phía Tây Hà Nội. Đến ngày 15-9, nước sông ở khu vực này vẫn đầy, tiếp tục tràn vào gây ngập nhiều khu dân cư, đồng ruộng.
Do ảnh hưởng của bão số 3, đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 40 cây cầu bị ngập, không đủ điều kiện an toàn khai thác. Trong đó, địa phương vẫn chưa gỡ lệnh cấm cầu Trung Hà và hạn chế phương tiện qua cầu Chương Dương.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn còn hơn 40 cây cầu bị ngập sâu, cầu không đủ điều kiện an toàn khai thác.
Trong sáng 14-9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã huy động toàn lực lượng tham gia tổng vệ sinh, khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).
Quảng Nam là vùng đất có lịch sử lâu đời và có nhiều tiềm năng để phát triển làng nghề, nghề truyền thống, gắn liền với tinh hoa văn hóa của quê hương xứ Quảng. Quảng Nam hiện nay có 10 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Những năm qua, các làng nghề truyền thống này đã trở thành bệ đỡ, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế.
Cơn bão số 3 đi qua Hà Nội đã gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông. Nhờ sự chuẩn bị từ sớm, vào cuộc quyết liệt và khẩn trương, hầu hết các sự cố đã được giải quyết, không xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Sông Đáy, sông Tích chảy qua địa bàn huyện Quốc Oai, trong ngày mưa bão vừa qua dâng lên mực nước kỷ lục làm nhiều điểm trên địa bàn bị ngập lụt. Bên cạnh kinh nghiệm truyền đời ứng phó với thiên tai, người dân Quốc Oai đã được hệ thống chính quyền trên địa bàn tận tâm hỗ trợ, giúp đỡ; các nhà hảo tâm gửi quà, nhu yếu phẩm kịp thời, giúp bà con sớm trở lại nhịp sống thường ngày.
Những ngày qua, nước sông Tích dâng cao, khiến gần 1.200 hộ dân trên địa bàn 6 xã của huyện Quốc Oai bị ngập. Nhiều cán bộ, chiến sĩ, lực lượng tình nguyện... đã không quản vất vả ngày đêm, luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ, giúp đỡ, trao những suất quà yêu thương, giúp người dân vùng lũ vơi bớt vất vả, khó khăn. Những việc làm ấm áp tình người ở 'rốn lũ' Quốc Oai cần được lan tỏa trong cộng đồng.
Do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn huyện Quốc Oai có 8 xã bị ngập úng, gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp, Hòa Thạch, Yên Sơn với 1.120 hộ 4.655 nhân khẩu.
Mưa lớn, nước sông Tích lên nhanh khiến 8 xã trên địa bàn huyện Quốc Oai bị ngập sâu.
Trước tình trạng nhiều địa phương thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội ngập sâu trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng an toàn tính mạng tài sản của người dân, Công an huyện đã phối hợp các lực lượng không quản ngại hiểm nguy, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân.
Sáng 12-9, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội đã trao 15 tấn gạo, 2 tấn rau củ quả cho huyện Quốc Oai, hỗ trợ người dân vùng lũ bị ảnh hưởng cơn bão số 3 sớm ổn định cuộc sống.
Lũ trên các sông tại Hà Nội lên cao gây ngập úng nhiều khu vực. Những chiến sĩ công an Hà Nội đã lăn xả vào vùng ngập hỗ trợ di dời người và tài sản của nhân dân, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.
Sáng 12/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn về kiểm tra công tác phòng, chống lũ lụt và động viên Nhân dân một số xã đang bị ngập lụt huyện Quốc Oai.
Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề tại một số tỉnh, TP phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Càng trong khó khăn người ta mới thấy được sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. Điều này đang được thể hiện tại xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Đến 16h ngày 11/9, huyện Quốc Oai đã di dời thành công 226 hộ dân, với hơn 860 nhân khẩu ở vùng ngập lụt nguy hiểm đến nơi ở an toàn.
Đến 18h chiều nay (11/9), huyện Quốc Oai đã di dời thành công 133 hộ dân của tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội).
Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong vùng lũ, UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) yêu cầu các xã cưỡng chế những hộ dân không hợp tác, di dời đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 11/9.
Huyện Quốc Oai kiên quyết vận động nhân dân ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của lũ, đặc biệt là xóm Bến Vôi (thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu) và xóm Phú Cao (thôn 2, xã Phú Cát), di dời đến nơi an toàn.
Trưa ngày 11/9, mưa lớn tiếp tục đổ xuống khiến một số khu vực tại Hà Nội ngập sâu, nhiều trẻ nhỏ cùng gia đình phải gấp rút di dời đến nơi an toàn.
Ngày 11/9, theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa tại các điểm đo phổ biến từ 7,5 - 27,3 mm, cao nhất tại trạm Khí tượng Sơn Tây 27,3 mm.
Mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các xã khẩn trương vận động di dời những hộ dân trong vùng lũ nguy hiểm đến nơi an toàn trước 17h ngày 11/9.
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn vừa ký thông báo hỏa tốc yêu cầu các xã khẩn trương rà soát, vận động nhân dân thuộc các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của lũ thực hiện di dời đến nơi an toàn theo quy định.
Lũ đang lên cao gây ngập, lụt, sạt lở, nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc một số huyện ngoại thành, trong đó có huyện Quốc Oai. UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị trên địa bàn huyện khẩn trương di dời dân đến nơi an toàn.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 6 xã bị ngập sâu. Các lực lượng chức năng của huyện đã tuyên truyền, vận động và di tản 129 hộ với 429 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Huyện Quốc Oai chỉ đạo các xã, thị trấn huy động hơn 1.000 người cùng phương tiện, máy móc, vật tư tham gia đắp đê, nâng cao bờ bao chống nước lũ tràn vào khu dân cư.
Sáng 11-9, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, mực nước sông Tích đã trên báo động 3.
Đêm 10/9, lãnh đạo huyện Quốc Oai và các đoàn thể huyện đã tổ chức kiểm tra, thăm hỏi, động viên lực lượng ứng trực hộ đê và các đơn vị phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện.
Sáng 11/9, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, mực nước sông Tích đã trên báo động 3, đến thời điểm hiện tại huyện có 6 xã ảnh hưởng do mưa gây ngập úng gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp với 555 hộ dân cùng 2.471 nhân khẩu.