Thủ lĩnh đội quân ăn mày nổi tiếng trong sử Việt là ai?

Ông đã cùng quân lính cải trang thành những kẻ hành khất, đi thu thập thông tin kẻ địch, giúp vua Lê quét sạch giặc Minh.

Gia đình nào có 3 đời cùng đỗ Trạng Nguyên?

Có 3 đời liên tiếp gồm ông, cha, cháu thi đỗ Trạng Nguyên, đây là gia đình khoa bảng lừng danh trong lịch sử phong kiến nước ta.

Phát hiện sốc về doanh trại quân đội La Mã 2.000 năm tuổi trên đỉnh núi

Các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã phát hiện dấu tích của một doanh trại quân đội La Mã 2.000 năm tuổi nằm trên một dãy núi ở nước này.

Thành cổ Châu Sa, phục dựng thế nào?

Buổi sáng ngày Quốc khánh 2/9 năm nay, tôi về làng cổ Châu Sa, bây giờ có tên Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi). Ngôi làng có 1.500 hộ, với nhà cửa xây dựng hoàn toàn theo kiểu mới, thật khó để gọi đó là làng cổ, nếu chúng ta không nhìn sâu vào lịch sử, nhìn kỹ vào những dấu tích còn lại, tuy không nhiều.

Những mùa khai trường trong tôi

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Chuyện kể của Thiếu tướng Vũ Văn Cẩn

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bác sĩ Vũ Văn Cẩn (1915 - 1982), Cục trưởng Cục Quân y (sau này là Thiếu tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế) đảm nhiệm trọng trách là Trưởng ban Quân y Chiến dịch. Ông đã đề xuất với Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh huy động một lực lượng lớn cán bộ, nhân viên y tế vào phục vụ chiến dịch, góp phần quan trọng vào việc kịp thời cứu chữa thương binh, bệnh binh để họ sớm khỏe mạnh trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.

Kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Mỹ Hào (1999 - 2024) và 5 năm thành lập thị xã Mỹ Hào (2019 - 2024) Xây dựng, phát triển đô thị Mỹ Hào thông minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa

Mỹ Hào là vùng đất cổ được khai khẩn từ thời kỳ Vua Hùng vương dựng nước. Trải qua chiều dài lịch sử, Mỹ Hào nhiều lần thay đổi, hợp nhất địa giới hành chính và tên gọi. Năm 1885, triều đình nhà Nguyễn đổi tên huyện Đường Hào thành huyện Mỹ Hào. Dù thay đổi thế nào, Mỹ Hào vẫn luôn có vị trí chiến lược, án ngữ con đường đi về kinh đô Luy Lâu, Thăng Long của cả một vùng rộng lớn phía Đông. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Mỹ Hào là một trung tâm buôn bán, dịch vụ của vùng Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương. Đây còn là nơi tập trung dân cư, hoạt động giao thương, văn hóa, công sở gắn với khu quân sự quan trọng của thực dân Pháp ở vùng Bắc Bộ. Khu vực Phố Nối, Phố Thứa nổi tiếng là trung tâm giao thương liên tỉnh, đầu mối giao thông của vùng đồng bằng Bắc Bộ trên trục Quốc lộ 5, Quốc lộ 39.

Tuyến đường liên xã ở huyện Phúc Thọ đã an toàn

Sau khi nhận được phản ánh về tình trạng thi công cẩu thả gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn tại dự án tuyến đường liên xã Thanh Đa - Tam Thuấn - Ngọc Tảo, UBND huyện Phúc Thọ đã kịp thời tiếp thu, chấn chỉnh và cam kết đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thành dự án vào đầu năm 2025.

Nhà hát chèo Hưng Yên ra mắt vở chèo 'Tướng quân Phạm Ngũ Lão'

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, tối ngày 2/8, Nhà hát chèo Hưng Yên tổ chức ra mắt vở chèo 'Tướng quân Phạm Ngũ Lão'. Nội dung vở chèo xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp của Tướng quân Phạm Ngũ Lão, là danh tướng kiệt xuất phò tá 3 triều vua Trần. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi). Từ một người dân thường, ông nuôi chí lớn tham gia chống giặc, đã được Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn phát hiện và tiến cử, trở thành một vị tướng lừng danh triều Trần được sử sách lưu truyền, có công lớn trong các cuộc chống giặc ngoại xâm. Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận ông là một vị tướng tài, có công với nước, lập công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288), 4 lần đuổi giặc Ai Lao cướp phá Đại Việt, đánh quân Chiêm Thành mở mang bờ cõi... Sau khi mất, ông được nhà vua phong là 'Thượng đẳng phúc thần'.

Đề nghị xếp hạng Khu di tích Đại danh y Lê Hữu Trác là Di tích quốc gia đặc biệt

Tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác nhằm phát huy hơn nữa giá trị của di tích này.

Độc đáo thị trấn mê cung dưới lòng đất khiến bao du khách mê đắm

Là thị trấn nhỏ nằm dưới lòng đất ở phía Nam Tunisia. Nhờ những ngôi nhà hang động độc đáo này, Matmata đã trở thành điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Bình Phước đón 104 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam và các chuyên gia hy sinh tại Campuchia về nước

Ngày 28/6, tại Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh), Ban chỉ đạo 515 tỉnh Bình Phước đã tổ chức Lễ đón hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam và các chuyên gia hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia về nước.

Nga và Ukraine trao đổi tù binh lần đầu sau nhiều tháng

Ukraine và Nga đã tiến hành trao đổi tù binh vào thứ Sáu, với mỗi bên trao trả 75 người. Đây là cuộc trao đổi tù binh đầu tiên trong 3 tháng qua. Vài giờ trước đó, tại cùng địa điểm, hai bên cũng đã trao trả thi thể các binh sĩ tử trận của mỗi bên.

Bên trong đội UAV bí mật của Ukraine chuyên thả mìn tấn công Nga

Mật danh 9.2 thuộc Lữ đoàn tấn công 92 của Ukraine là đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bí mật bay UVA vào lãnh thổ Nga và tấn công các tuyến đường huyết mạch.

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 19)

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Tự hào là 'nhà báo đại đội' trong chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua, nhưng ký ức về bài báo 'Tết bánh chưng chay, chiến công đậm' ghi dấu sự kiện lần đầu tiên bắn rơi máy bay của Pháp trên vùng trời Điện Biên Phủ, mãi là niềm tự hào trong lòng Đại tá, nhà báo Nguyễn Xuân Mai, nguyên chiến sĩ Đại đoàn 316, nguyên Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam.

Ghé thăm Đồi A1 lịch sử trong chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội

Đồi A1 là điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Đây là nơi quân Pháp bố trí nhiều hỏa lực mạnh, phòng thủ kiên cố bậc nhất.

Làn sóng điện thanh trên đồi A1

Từ ngày 30/3/1954 đến3/4/1954 là 4 ngày đêm mà ngọn đồi A1 như bị xé ra từng mảnh bởi sự giằng co giữa quân ta và địch. Lúc này, địch đã mất các cứ điểm C1, D1, E1 nên phải bằng mọi giá giữ được A1. Bởi nếu mất A1 - ngọn đồi chỉ cách sở chỉ huy của Đờ Cát 500m - linh hồn và trái tim của tập đoàn cứ điểm sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng...

Sống lại ký ức hào hùng của trận đánh oanh liệt tại Di tích lịch sử đồi A1

Đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong 56 ngày đêm của chiến dịch, quân đội Việt Nam đã chiến đấu 39 ngày đêm trên ngọn đồi này.

Bên trong hầm Đờ Cát có gì qua ảnh 360 độ?

Hầm Đờ Cát dài 20 m, rộng 8 m, gồm bốn gian hầm, là nơi làm việc và nghỉ ngơi của tướng Đờ Cát cùng bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Qua góc nhìn bằng ảnh 360 độ sẽ còn thấy những gì bên trong căn hầm này?

'Trận địa hào', điểm đặc sắc chỉ có ở chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ được làm nên bởi những điều đặc biệt, chỉ có ở chiến dịch này.

Chiến hào siết chặt 'con nhím thép' ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ, chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Nhưng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thức tác chiến 'đào hào, vây lấn, tấn công, tiêu diệt' của quân đội ta đã khiến quân Pháp bất ngờ và sau này khiến giới quân sự thế giới sửng sốt. Hình thái chiến tranh sáng tạo, độc đáo được tạo nên từ sức người và dụng cụ thô sơ là cuốc và xẻng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trận Điện Biên Phủ nhìn từ dấu tích nơi chỉ huy của Tướng Giáp và Tướng Đờ Cát

Sau 70 năm, dấu tích Sở chỉ huy Mường Phăng và hầm Đờ Cát vẫn hiện diện trên mảnh đất lòng chảo để thế hệ sau thấy được tương quan lực lượng của quân ta và thực dân Pháp trong trận quyết chiến Điện Biên Phủ.

Bí ẩn bên trong căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan 'đầu não' của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương...

Tự hào chiến sĩ Điện Biên

Dù đã bước sang tuổi 92 song ông Nguyễn Quang Minh, thôn Phúc Bé, xã Song Mai, TP Bắc Giang (Bắc Giang) - Cựu chiến binh Điện Biên năm xưa vẫn còn nhớ như in những trận đánh ác liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những đường hào siết chặt 'con nhím thép' ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào xuất hiện từ lâu, nhưng thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ.

Từ chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra!

Tôi và doanh nhân Trần Thanh Lâm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) cùng về thăm huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sinh hoạt đồng hương tỉnh Quảng Trị, nhân dịp đón Tết cổ truyền Giáp Thìn năm 2024. Cùng đi có thêm cậu con trai Cún Con - tên gọi thân mật ở nhà, tên khai sinh là Trần Nguyên Chương. Cún Con hiện đang là học sinh lớp 9, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh. Câu chuyện sau đây đã hơn 6 năm về trước, lúc đó là mùa hè 2016, Cún Con vừa học xong lớp 2.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 2-5-1954, lối thoát nào cho Navarre?

Ngày 2-5, Navarre vội vã từ Sài Gòn bay ra Hà Nội. Navarre triệu tập họp khẩn cấp bàn cách cứu vãn tình thế. Dự họp có Navarre, Cogny và những sĩ quan thuộc lực lượng lục quân ở chiến trường Bắc Việt Nam.

Giao thông hào: Sáng tạo đặc biệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, cách đánh sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong rất nhiều những cách đánh thể hiện tinh thần mưu trí, sáng tạo đặc biệt của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến thuật 'vây lấn' với hệ thống giao thông hào tạo thành một hệ thống siết chặt dần, như chiếc thòng lọng thắt cổ quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là minh chứng điển hình.

Bản mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bản mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 6/5/1954 là mệnh lệnh tổng công kích đợt cuối quyết định thắng lợi hoàn toàn của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tướng Pháp nói cuốc xẻng Việt Nam mạnh không kém xe tăng

Tiếng đào thịch thịch dội vào lòng đất đêm đêm vang động khắp bốn phía tạo nên một nỗi ám ảnh khiến quân địch vô cùng hoảng sợ.

Những điều đặc biệt chỉ có tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ không đơn thuần là thắng lợi của một trận 'quyết chiến chiến lược' kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa của thắng lợi này đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia.

Bốn lần đào tẩu bất thành của một tù binh Pháp tại Điện Biên Phủ

Trong hành trình tìm lại những cựu binh Pháp từng tham chiến ở Đông Dương, tôi đã gặp ông Pierre Flamen, biệt danh thời chiến là Constant. Năm nay 96 tuổi, nhưng những hồi ức về Đông Dương, về trận chiến Điện Biên Phủ vẫn hiện lên rất rõ rệt trong ông. 70 năm đã trôi qua kể từ trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ, ký ức mà Pierre Flamen không quên là 4 lần bỏ trốn khỏi Việt Minh nhưng đều bị bắt lại…

Cận cảnh trận địa oanh liệt nhất chiến trường Điện Biên Phủ - Đồi A1

Cứ điểm A1 là trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, hy sinh nhiều nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 70 năm, A1 hôm nay vẫn sừng sững một thời 'hoa lửa'.

Khám phá những địa điểm lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm sau chiến thắng lịch sử 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', Điện Biên hôm nay vẫn lưu giữ những dấu tích đáng nhớ về Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày nào, như Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, di tích Đồi A1, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ...

Mai tôi về, thương nhớ bạn nhiều hơn…

Vẫn một chiều như bao chiều khác mà những người chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trải qua trong cuộc đời, nhưng chiều 17/4, với 139 người từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là một buổi chiều thật khác. Bởi đã lâu, rất lâu rồi những con người ấy mới gặp được 'hồn' đất, 'hồn' bạn tại chính nơi 70 năm trước họ đã sát cánh chung chiến hào chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 17-4-1954, Trung đoàn 36 áp dụng hiệu quả sáng kiến 'con cúi' chắn đạn

Các chiến sĩ Trung đoàn 36 đã có sáng kiến dùng rơm bện một 'con cúi' làm lá chắn, giúp tiếp cận cứ điểm an toàn hơn trước hỏa lực bắn thẳng. Những khối rơm bện dài 2 mét, đường kính 1,5m đã hút hết đạn bắn thẳng, bảo đảm an toàn cho những người đào trận địa phía sau nó.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 16-4-1954, quân ta bao vây cứ điểm 105

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 16-4-1954, ở phía Bắc sân bay, trận địa của Trung đoàn 165 thuộc Đại đoàn 312 đã tới sát cứ điểm 105 ở cả 4 mặt, có nơi chỉ còn cách lớp rào ngoài cùng khoảng 15m.

Ngày 14/4/1954: : Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

Trên cánh đồng Mường Thanh, sáng 14/4/1954, toán địch đầu tiên đi tuần trên sân bay phát hiện thấy đường hào ở phía tây đã bị cắt đứt liên lạc giữa Huyghét 1 (cứ điểm 206) và Huyghét 6 (cứ điểm 105) với khu trung tâm. Một mũi hào khác đâm thẳng vào sân bay Mường Thanh... Buổi trưa, các đơn vị dù 6 và 8 thử mở đường tới Huyghét 1, nhưng bị chặn lại trước những bãi mìn mới rải và những loạt đạn súng cối của ta.

Nghệ thuật sử dụng 'vây, lấn, tấn, triệt, diệt' trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, điểm phát triển đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chiến thuật là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối cùng. Ta đã thành công với cách đánh 'vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt', một hình thức chiến thuật tiến công quân địch phòng ngự trong công sự kiên cố làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.

Hệ thống 'thòng lọng' siết chặt trận địa Điện Biên

Với hệ thống hỏa lực mạnh và hiện đại, địch đã gây ra nhiều khó khăn cho quân ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ ở giai đoạn đầu. Hệ thống boong ke, công sự kiên cố và các loại súng máy giúp địch cố thủ và gây nhiều thương vong cho các đơn vị giải phóng tiếp cận. Và rồi, hệ thống hầm hào của ta nhanh chóng được triển khai ngày đêm, dần siết chặt đến tận các trận địa, như các gọng kìm, thòng lọng bóp nghẹt 'cổ họng' quân thù...

Huyền thoại đồi A1

Đồi A1 là một trong những điểm di tích nổi bật thuộc Di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây, trong 39 ngày đêm đã diễn ra nhiều trận giao chiến ác liệt, giành giật nhau từng tấc đất, từng mét chiến hào. Hơn 2.500 người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã dâng hiến tuổi thanh xuân và sinh mệnh của mình cho chiến dịch đến ngày toàn thắng. Máu của các anh thấm đẫm từng tấc đất, ngọn cỏ, hòa vào lòng đất mẹ yêu thương, làm nên A1 linh thiêng, huyền thoại, với khúc tráng ca bất tử Điện Biên Phủ anh hùng: 'Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc. Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia'.

Cận cảnh đồi A1 sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Trải qua 70 năm, đồi A1 tại quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ là minh chứng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' của quân và dân Việt Nam tại chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 11-4-1954, hai bên ra sức củng cố trận địa

Điện Biên Phủ: Ngày 11-4, chỉ diễn ra những cuộc chiến lẻ tẻ. Cả quân địch và quân ta đều phải dồn mọi nỗ lực vào việc củng cố chỗ đứng chân trên trái đồi, bom đạn đã hủy diệt toàn bộ các công sự chiến đấu cũng như chỗ ẩn náu.