Bắt đầu từ 8 giờ hôm nay 4-6, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn diễn ra đến hết buổi làm việc sáng 6-6.
Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và Nhân dân theo dõi.
Đại biểu Quốc hội cho rằng mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã lạc hậu, chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng mức giảm trừ gia cảnh (giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng) đã quá lạc hậu, cần được sửa đổi sớm mà không cần chờ 2 năm nữa. Theo kế hoạch phải chờ đến năm 2026 sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ Tám. Nhiều ĐBQH cho rằng: cơ quan soạn thảo cần duy trì quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; đồng thời, tăng chế tài xử phạt hành vi chậm, trốn đóng phí công đoàn. Tăng quyền chủ động của công đoàn trong bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…
Cứ hết năm học, lại đến 'đại hội' khoe thành tích, giấy khen của các con lên mạng xã hội. Bên cạnh tâm lý tự hào với quá trình rèn luyện, 'gặt hái' được những 'trái ngọt' trong học tập của các con, cũng là nỗi bất an khi việc này vô tình làm lộ thông tin cá nhân và tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng phạm tội…
Tại phiên Quốc hội thảo luận ngày 29/5, các đại biểu đề nghị cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân và nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng Bộ Tài chính đang thực hiện đúng luật bởi giai đoạn 2020-2023, CPI mới biến động 11,47%, thấp hơn mức 20% nên chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Việc điều chỉnh sẽ bàn sau khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân...
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước chiều 29/5, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao. Bên cạnh đó, sửa đổi các quy định hiện hành về sắp xếp, xử lý tài sản công.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, không nên chờ đến năm 2026 mới được thông qua như đề xuất.
Trước những kiến nghị của đại biểu về mức giảm trừ gia cảnh hiện đã quá lạc hậu, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cơ quan này đang làm đúng luật.
Giải trình những ý kiến của đại biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chưa trình tăng mức giảm trừ gia cảnh là đúng luật.
Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào Kỳ họp tháng 10/2025, thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2026.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước chiều 29.5, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao. Bên cạnh đó, sớm phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng an toàn khu cách mạng (CT229); đồng thời, sửa đổi các quy định hiện hành về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh do thu nhập bình quân hiện nay là 4,96 triệu. Như vậy giảm trừ để nộp thuế là 11 triệu đồng cao hơn mức thu nhập bình quân 2,2 lần.
Ngày 29/5, Quốc hội tiến hành thảo luận hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, những tháng đầu năm 2024.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân hiện nay là 4,96 triệu đồng. Như vậy, mức giảm trừ để nộp thuế là 11 triệu đồng - cao hơn mức thu nhập bình quân 2,2 lần, trong khi ở các nước trên thế giới là dưới 1 lần. Bên cạnh đó, CPI theo số liệu của Tổng cục Thống kê chưa đạt trên 20% để thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Theo luật thì CPI biến động trên 20% mới thực hiện tăng mức giảm trừ gia cảnh. Điều này có nghĩa là Bộ Tài chính đang thực hiện đúng Luật', Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân và nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập.
Không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi, đặc biệt cần đứng từ góc độ người dân và doanh nghiệp để hiểu họ thực sự muốn gì
Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Thảo luận tại hội trường sáng 25.5, một số ý kiến đề nghị có các giải pháp, rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, đánh giá tác động, tính hiệu quả ngay từ khi đề xuất chính sách; việc tổ chức thực hiện để bảo đảm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh thất thoát, lãng phí và hoàn thành được mục tiêu đề ra.
ĐBQH chỉ rõ có những dự án đến cuối năm 2023 kết thúc thời gian thực hiện Nghị quyết vẫn chưa phê duyệt được chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều lần, chưa phê duyệt quyết định đầu tư, không đủ điều kiện bố trí vốn.
Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Thảo luận tại tổ, chiều 24.5 về dự thảo Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các ĐBQH Tổ 15 (Yên Bái, Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Phước) đề nghị, cần bổ sung quy định yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, tăng nặng chế tài, xử lý nghiêm các hành vi mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng.
Đây là kiến nghị của các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 23.5 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đang diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội. Bên lề Quốc hội, các Đại biểu kỳ vọng vào những quyết sách mang tính đột phá của Kỳ họp này.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp với 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết, đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Chiều 20/5, với 475/475 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV.
Chiều 20/5, với tỷ lệ phiếu tán thành 100%, ông Trần Thanh Mẫn, 62 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Với 100% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, cho thấy sự đồng thuận rất cao.
Với khối lượng công việc rất lớn, các ĐBQH tin tưởng việc Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội tại thời điểm này rất quan trọng, giúp cho Quốc hội sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ đã được đặt ra.
Các Đại bểu kỳ vọng Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn sẽ hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, cũng như niềm tin các ĐBQH và cử tri cả nước gửi gắm.
Bên lề Kỳ họp, sáng 20/5, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là kỳ họp rất quan trọng, thời gian họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhân dân và cử tri cũng rất quan tâm theo dõi, bởi đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác nhân sự và công tác lập pháp.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã chính thức khai mạc trọng thể vào sáng nay (20/5). Chia sẻ bên lề Phiên khai mạc, đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết, cử tri và nhân dân hết sức quan tâm và mong muốn sớm kiện toàn các chức danh chủ chốt của đất nước. Qua đó, tiếp tục có sự điều hành phát triển đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước thềm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều nội dung kiến nghị về các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở; tăng mức hỗ trợ nhà ở từ ngân sách Trung ương cho hộ nghèo, cận nghèo từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025... Địa phương mong muốn, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế đầu tư; ưu tiên bố trí kinh phí mở rộng, nâng cấp các tuyến đường thuộc vùng khó khăn trên địa bàn.
Ngày 16.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.
Chiều 16/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan; các Ban của HĐND tỉnh.
Ngày khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV đang đến gần. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Kỳ họp như tổ chức các hội nghị lấy ý kiến ĐBQH trong Đoàn, các cơ quan hữu quan, chuyên gia trên địa bàn tỉnh; tiếp xúc cử tri (TXCT) để trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri… Những nội dung này sẽ được chuyển tải tới cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Chiều 15/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn ĐQBH tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri nơi công tác của ĐBQH trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...
Ngày 15.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc và Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đại tá Vũ Thành Nam đồng chủ trì hội nghị.
Ngày 15/5, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến tham gia vào dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Ngày 14.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến tham gia vào một số dự án Luật trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến tới điểm cầu công an các huyện trên địa bàn.
Sáng 14/5, tại Công an tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến Công an các huyện, thành phố.
Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã bổ sung quy định về độ tuổi bổ nhiệm, hành nghề của công chứng viên là không quá 70 tuổi. Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 22 của Ủy ban Pháp luật, các đại biểu cho rằng, quy định này nhằm tránh tình trạng giảm đột ngột số lượng công chứng viên hành nghề, bảo đảm có thời gian chuyển tiếp để bổ nhiệm công chứng viên thay thế.
Chiều 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Sáng 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 09/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì hội nghị.
Sáng 08/5, tại phiên họp toàn thể lần thứ 22 của Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi), các đại biểu đều bày tỏ tán thành với việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng năm 2014; đồng thời tham gia ý kiến về nhiều nội dung cụ thể của dự thảo Luật nhằm bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, tạo điều kiện để phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững.