Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.
Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Từ người dân đến chính quyền các cấp của Quảng Nam nhiều năm qua đều đồng thuận kiến nghị Quốc hội, Chính phủ công nhận tộc danh đối với tộc người Ca Dong. Tộc người này bị xếp vào nhóm dân tộc Xơ Đăng theo Quyết định 121-TCTK/PPCĐ do Tổng cục Thống kê ban hành ngày 2.3.1979.
GS Tô Ngọc Thanh là giáo sư đầu ngành về dân tộc học, âm nhạc và văn hóa dân gian. Cả cuộc đời ông 'tắm mình' trong dòng suối dân ca của các tộc người ở Việt Nam. Tìm hiểu về ông lại càng hiểu thêm về nền âm nhạc của dân tộc.
Có dịp đi thực tế sáng tác cùng các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA), chứng kiến họ làm việc, nghe những câu chuyện mà họ trao đổi, tôi hiểu rằng, không đơn giản mà nhiếp ảnh được coi là nghệ thuật. Nghệ sĩ nhiếp ảnh khác với thợ chụp ảnh ở chỗ, họ không chỉ giỏi về kỹ thuật của nghề, mà còn phải đủ đam mê, cảm nhận nghệ thuật tốt và có tư duy logic.
Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes, có một câu nổi tiếng khi nói về vùng đất Tây Nguyên: 'Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu'.
Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes, có một câu nổi tiếng khi nói về vùng đất Tây Nguyên: 'Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu'. Suốt hơn thế kỷ qua, biết bao người đã yêu Tây Nguyên theo cách riêng của mình và đã mong được hiểu, nhưng yêu nhiều mà hiểu vẫn chưa bao nhiêu. Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên mãi là dòng chảy bất tận và tồn tại trong những nghịch lý phát sinh cần được giải quyết...
Ngày 19/7, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức tọa đàm 'Sưu tầm và phát huy di sản của các nhà sử học Việt Nam' và 'Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh'.
Là nhà nghiên cứu văn hóa đau đáu với truyền thống dân tộc, người đặt nền móng lí luận cho đạo Mẫu Việt Nam, GS.TS Ngô Đức Thịnh vừa rời cõi để cắp tráp theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngành viết văn, trường viết văn Nguyễn Du trước đây và khoa Viết văn - Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội) hiện nay được xem là 'ngôi nhà văn chương' với những người đam mê với 'cánh đồng chữ'. Trường viết văn Nguyễn Du vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1979 – 2019) trong không khí hứng khởi của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ngày 16-11, Khoa Viết văn, Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Viết văn Nguyễn Du – Khoa Viết văn, Báo chí (1979-2019) với sự tham dự của đông đảo các thế hệ văn nghệ sỹ đã và đang công tác, học tập tại đây.
Đó là một chuyến công tác vất vả đến độ bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng từng chi tiết… Tháng 6-1983, bấy giờ Gia Lai-Kon Tum còn chưa tách tỉnh, xe khách lên huyện Đak Glei mỗi tuần chỉ có 1 chuyến. Gọi là 'xe khách' nhưng thực tế nó là chiếc xe tải, thùng xe đóng 2 tấm ván dọc làm ghế ngồi. Ai lên trước thì có chỗ, sau thì chen nhau đứng. Trời mưa tầm tã, tôi rét run người vì mặc mỗi tấm áo cộc tay mỏng, lại bị nước tạt vào.