Du xuân vãn cảnh đền Bờ

Đến với vùng hồ Hòa Bình, du khách được thưởng ngoạn không gian mây nước, không khí trong lành, tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh huyền thoại về Bà Chúa Thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc. Du xuân vãn cảnh đền Bờ, khám phá vùng hồ Hòa Bình từ lâu đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Đừng để 'thần lửa' ghé thăm các di tích, cơ sở thờ tự

Mùa xuân, sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp cả nước, cũng như tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Theo Sở VH-TT&DL, Hòa Bình hiện có 303 điểm di tích được UBND tỉnh đưa vào danh mục bảo vệ, trong đó 104 di tích đã được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp tỉnh). Các di tích, cơ sở thờ tự chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần, thu hút khách du lịch.

Khai thác tốt lợi thế để phát triển du lịch

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng được tổ chức vào mồng 6 tháng giêng tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong). Mặc dù có quy mô cấp xã nhưng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Huyện Cao Phong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Trên địa bàn huyện Cao Phong có 3 dân tộc chính cùng sinh sống là Mường, Kinh, Dao. Trong đó, dân tộc Mường đông hơn cả với 72% tổng dân số. Cùng với phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…

Xã Thung Nai: Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch để thu hút khách du lịch

Trong bối cảnh bình thường mới, xã Thung Nai (Cao Phong) vừa thúc đẩy phát triển du lịch, vừa chú trọng công tác phòng, chống dịch (PCD). Theo đồng chí Bùi Văn Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã, sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch trên địa bàn đang có những chuyển biến, phục hồi.

Loại bỏ nguy cơ cháy, nổ tại các khu di tích, điểm du lịch tâm linh mùa lễ hội

Mùa lễ hội đang diễn ra trên cả nước cũng như tại tỉnh ta. Do tình hình dịch Covid-19, lễ hội tại các điểm du lịch tâm linh, khu di tích mặc dù chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội nhưng nguy cơ cháy, nổ vẫn cao, cần quan tâm đảm bảo an toàn.

Khởi sắc du lịch đầu năm

Ngành du lịch tỉnh cũng như cả nước đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Có những thời điểm, để phòng, chống dịch bệnh, các tuyến, điểm du lịch phải đóng cửa, người lao động mất việc làm, đơn vị, doanh nghiệp lao đao. Kể từ khi áp dụng chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, lĩnh vực du lịch dần hồi sinh, có tín hiệu tốt trong dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, dự báo cho một năm khởi sắc của ngành du lịch Hòa Bình.

Du xuân hồ Hòa Bình, đền Bờ - một lần đã đến không quên

Hàng năm, mỗi dịp đầu xuân, du khách muôn phương lại nô nức trẩy hội đền Bờ trên khu vực hồ Hòa Bình. Để đến đền Bờ có hai cách, đi từ cảng Bích Hạ thuộc xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) hoặc cảng Thung Nai thuộc xã Thung Nai (Cao Phong). Tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai hoàn thành, đưa vào sử dụng thuận lợi cho các đoàn khách di chuyển. Năm nay, trước tình hình dịch Covid-19, bên cạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy, an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến du lịch này được quan tâm.

Nhộn nhịp du xuân đầu năm

Khác với cảnh đường phố khá vắng vẻ trong đêm giao thừa, bắt đầu từ mùng 3 Tết, các điểm du lịch và tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút đông người đến du xuân, chiêm bái với tâm lý chung là tận hưởng kỳ nghỉ lễ và mong một năm mới tốt lành. Cũng vì thế mà các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch, chùa, đền tấp nập người, xe. Nhiều người đã chấp hành quy định phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Tuy nhiên, do lượng người tập trung đông nên việc giữ khoảng cách khó thực hiện, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19.

Sức hấp dẫn của du lịch Cao Phong

Lần đầu tiên đi du lịch Cao Phong nhưng chị Phan Thúy Quỳnh (Đông Anh, Hà Nội) đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp ôn hòa của vùng đất mới. Thời điểm cận Tết, những vùng cam bạt ngàn trải khắp địa bàn huyện khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Trên những nẻo đường uốn quanh những đồi cam ngập nắng, nếu hít thật sâu sẽ cảm nhận thấy hơi thở ấm áp của đất trời, báo hiệu một năm mới an yên, hạnh phúc.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc

Ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc (DSVH) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh chú trọng thực hiện công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị DSVH truyền thống trong đời sống hiện đại.

Đền Thác Bờ - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Cách Hà Nội hơn 100 km và khoảng 15 phút đi thuyền, đền Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng quốc gia từ năm 2009.

Hợp tác xã chuyên chở hành khách dịch vụ và du lịch Thái Thịnh: Đem đến sự hài lòng cho khách du lịch

Trải qua gần 17 năm hình thành và phát triển, HTX chuyên chở hành khách dịch vụ và du lịch Thái Thịnh, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) tạo được niềm tin, đem đến sự hài lòng cho du khách trong và ngoài tỉnh trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình. Đặc biệt, không có vụ việc tai nạn giao thông đường thủy xảy ra, du khách luôn được đảm bảo an toàn.

Thung Nai, Động Hoa Tiên là thắng cảnh thuộc tỉnh nào?

Theo sách Danh thắng Việt Nam, Thung Nai ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây được mệnh danh là 'vịnh Hạ Long trên núi', trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch.

Huyện Cao Phong tăng cường công tác phòng chống dịch COVD-19 tại các điểm di tích

Những ngày sau Tết, nhu cầu tham quan, vãn cảnh, thực hành tín ngưỡng của Nhân dân rất lớn, vì vậy huyện Cao Phong đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý và phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng.

Trên những cung đường mùa xuân

5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, dẫu vẫn còn những khó khăn, song không thể không khẳng định, tỉnh ta đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển KT - XH, bởi những quyết sách mang tính chiến lược trong lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Trong những gam màu tươi sáng, phải nói tới sự đột phá trong việc ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, kết nối, giúp mở rộng cánh cửa đón nhận làn sóng đầu tư mới vào tỉnh, cũng như đưa Hòa Bình đến gần hơn với bạn bè trong nước, quốc tế.

Múa trên miền tứ phủ

Thành thấy hồn vía đi đâu hết, trên thân xác của Thành chỉ còn hồn vía của các vị Thánh Mẫu nhập vào. Thành vung kiếm, phất cờ trên đỉnh Dược Sơn. Thành múa mồi trên đồi Cao Sơn, trên núi Bạch Mã. Thành dạo chơi trên chợ Bờ, thác Bờ, đền Bờ. Thành cưỡi ngựa trên sơn lâm, thượng ngàn. Thành chèo thuyền trên sông Lục Đầu sáu dải lưng xanh.

Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

Là vùng đất giao thoa, kề cận với Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giàu bản sắc văn hóa, phong cảnh thiên hữu tình, khí hậu trong lành là những nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch. Tỉnh ta đang triển khai những giải pháp cụ thể khai thác tiềm năng, lợi thế đánh thức và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng 'chặt chém', chèo kéo khách; đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 1 - Đánh thức tiềm năng, phát triển ngành 'công nghiệp không khói' (HBĐT) - Với vị trí thuận lợi, phong cảnh tươi đẹp, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo, Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch... để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, đưa ngành 'công nghiệp không khói' trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn.

Hấp dẫn những phiên chợ quê

Trong ký ức của mỗi người dân đất Việt bao giờ cũng tồn tại những phiên chợ quê gần gũi, thân thương. Chợ quê tuổi thơ tôi nằm ngay bên bờ sông Bôi, huyện Lạc Thủy. Thời đó, tôi thường lẽo đẽo theo bà nội đi chợ từ sáng sớm.

Khám phá, trải nghiệm cùng hồ thủy điện

Ngoài việc cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện, hồ thủy điện ngày nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá trải nghiệm.

Tạo đột phá cho du lịch hồ Hòa Bình

Bài 1 - Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình (HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật cho những vùng đất khó ven hồ Hòa Bình vươn lên phát triển KT-XH. Sau giấc ngủ dài, giờ đây, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); xóm Ké - xã Hiền Lương, khu du lich cộng đồng Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Sưng - xã Cao Sơn (Đà Bắc) trở thành những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Dâng sao giải hạn có cầu được bình an hay mua thêm lo lắng ?

Vào dịp đầu năm, đông đảo người dân thường đến đình, đền, miếu, chùa... để cầu tài lộc, may mắn, bình an, mạnh khỏe. Đồng thời nhờ 'thầy', 'cô' gieo quẻ hỏi việc, xem tử vi để làm lễ dâng sao, giải hạn. Chi phí không nhỏ, tâm sức cũng không vừa nhưng liệu tín ngưỡng này có thực sự đem lại bình an tuyệt đối cho tín chủ?

Nguy hiểm tàu không đăng kiểm trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình

Phần lớn các phương tiện thủy nội địa hoạt động tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình không có đăng ký, đăng kiểm, hoạt động công khai trong nhiều năm.

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch, xây dựng hạ tầng và quản lý tốt an toàn giao thông trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình

Ngày 5 /2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc triển khai, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 và công tác đảm bảo ATGT đường thủy nội địa trong mùa lễ hội trên khu vực hồ Hòa Bình. Cùng tham gia đoàn có đại diện một số sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện Tân Lạc, Cao Phong, TP Hòa Bình.

Ngành du lịch tỉnh tăng cường phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra

Ngay từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Sở VH - TT&DL tỉnh đã tích cực tuyên truyền tới các đơn vị kinh doanh và khách du lịch về cách phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra. Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 23/1 - 29/1 (tức ngày 29/12/2019 - 5/1/2020 Âm lịch) tổng khách du lịch đến tỉnh ước khoảng 95.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4.100 lượt khách và khách nội địa là 90.900 lượt khách. Theo ghi nhận của Sở VH-TT&DL thì trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm ngày 3/2 không phát hiện bất cứ trường hợp khách du lịch nào có triệu chứng nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra.

Hấp dẫn du xuân đền Bờ

Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình được ví như Hạ Long thu nhỏ, đến với hồ Hòa Bình và khu di tích đền Bờ thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc), du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ giữa sông nước mênh mông, trên hồ có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô. Dọc hai bên bờ là các bản làng của người Mường, Dao còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc… Đặc biệt, từ khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành điểm du lịch quốc gia, nơi đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, trở thành điểm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh thu hút ngày càng đông du khách. Đền Bờ uy nghi tọa lạc giữ núi, sông hùng vĩ.

Xu hướng du lịch cho người bận rộn

Công việc căng thẳng, không khí ô nhiễm, ngột ngạt… nhiều người muốn tìm nơi thư giãn hít thở không khí trong lành sau mỗi tuần làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế, thời gian để được đi du lịch. Do vậy, xu hướng du lịch tại chỗ hay du lịch gần chỗ ở là lựa chọn tối ưu nhất.

Cao Phong ngày mới

Về Cao Phong những ngày cuối năm đúng dịp người dân hối hả thu hoạch cam, mía - 2 loại cây trồng chủ lực của huyện, cảm nhận niềm vui từ thành quả lao động sản xuất cần cù, sáng tạo. Những con đường nhựa, bê tông rực rỡ hoa nở ngày càng được nối dài, không chỉ thuận lợi cho giao thương hàng hóa, sinh hoạt mà còn 'vẽ' nên bức tranh nông thôn mới sinh động.

Du lịch tâm linh trên hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình không chỉ nổi tiếng bởi các xóm, bản du lịch cộng đồng với không khí mát dịu, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn nổi tiếng bởi các điểm du lịch tâm linh. Dịp đầu xuân năm mới, đền Thác Bờ, đền Đôi Cô, thắng cảnh quốc gia động Thác Bờ thu hút số lượng lớn khách du lịch tới chiêm bái cầu may mắn, cầu lộc, cầu tài…

Góp sức tạo 'nền' cho du lịch vùng Tây Bắc

Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Theo đó, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, hành động cụ thể để góp sức tạo 'nền' cho du lịch vùng Tây Bắc cùng phát triển.

Trăn trở Săng Bờ

Gần 40 năm đã trôi qua từ cuộc vén dân lịch sử để xây dựng Thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình giờ đây đã được quy hoạch khu du lịch quốc gia, hứa hẹn nhiều bứt phá phát triển KT-XH. Xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có cơ hội đổi đời khi nằm gần khu vực đền Bờ, trong vùng lõi phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế người dân nơi đây đang phải vật lộn trong cuộc mưu sinh ổn định cuộc sống.

Du lịch gia đình trên vùng hồ Hòa Bình

Vào ngày cuối tuần, 2-3 gia đình thuê một chiếc thuyền thưởng ngoạn trên vùng lòng hồ Hòa Bình. Không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh của người lớn mà còn là trải nghiệm thú vị của trẻ nhỏ với những hoạt động như đi rừng, câu cá, cắm trại, tắm trên hồ..., hình thức du lịch gia đình trên vùng hồ Hòa Bình đang được nhiều du khách lựa chọn.

Xã Tân Mai khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Xã Tân Mai (Mai Châu) có độ cao 800 - 900 m so với mặt nước biển. Nơi đây có địa hình đồi núi và thung lũng đan xen, quanh năm khí hậu mát mẻ. Người dân luôn có ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường, Dao, Thái. Hiện nay, mạng lưới giao thông tới Tân Mai khá thuận tiện, xã có tỉnh lộ 432 chạy qua kết nối với quốc lộ 6, tuyến đường liên xã, liên xóm được nâng cấp. Ngoài ra, có thể đến Tân Mai bằng đường thủy trên sông Đà cập bến Suối Lốn. Đó là những lợi thế để xã Tân Mai khai thác phát triển du lịch.

Cảng Thung Nai hướng tới sự hài lòng của du khách

Tại cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) không xảy ra tình trạng chèo kéo khách. Theo chỉ dẫn của tổ bảo vệ, khách xếp hàng mua vé và xuống tàu. Chủ tàu trang bị đầy đủ áo phao, hướng dẫn khách du lịch những kỹ năng an toàn khi trên tàu. Đến trạm kiểm tra Cảnh sát đường thủy nội địa sẽ kiểm tra số lượng khách, lệnh xuất bến... Chất lượng dịch vụ tại cảng Thung Nai hướng tới tạo sự hài lòng cho khách du lịch hồ Hòa Bình.