Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được hơn 100 tỷ đồng; Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á; Chưa thể bỏ 'room' tín dụng… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 6/11.
Đại biểu Quốc hội phản ánh, việc giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với người có thu nhập thấp và công nhân có tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp, chỉ khoảng 100 tỷ đồng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thừa nhận và nêu nguyên nhân của việc chậm giải ngân này.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chương trình phát triển NƠXH thực hiện trong thời gian 10 năm, các khoản cho vay bất động sản thường kéo dài, giải ngân sẽ theo thời gian nên lượng giải ngân vẫn còn thấp.
Sáng 6/11, Quốc hội mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về giám sát chuyên đề với các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.
Lý giải về việc gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, công nhân có tỉ lệ giải ngân thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, do nguồn cung về nhà thuộc đối tượng vay - lao động thu nhập thấp, hạn chế.
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội liên quan đến tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến nay đã có 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh/thành được giải ngân liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Trả lời đại biểu về việc xóa bỏ điều hành tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong điều kiện hiện nay, chưa thể bỏ việc điều hành tăng trưởng tín dụng, vì nhu cầu vốn của nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng việc đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kĩ lưỡng. Điều kiện cho vay còn những điểm chưa phù hợp.
Trả lời chất vấn Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thừa nhận và lý giải nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giải ngân gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Sáng 6/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Chất vấn tại phiên họp, Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đặt câu hỏi cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan tới việc chậm giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Thống đốc Ngân hàng cho biết giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa viềc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới?
Năm 2023, mặc dù đã chủ động dự báo, nhưng tác động tiêu cực của kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta. Vượt lên khó khăn, cả nước đạt được nhiều kết quả tích cực, như: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát; thu ngân sách có khả năng vượt mục tiêu đề ra; đối ngoại tiếp tục có kết quả tốt, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng vẫn còn không ít trở ngại trên hành trình phát triển, dự báo kéo dài.
Phát biểu tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của UBTVQH, tuy nhiên đề nghị bổ sung giải thích một số cụm từ.
Nghị quyết số 121 của Quốc hội đặt ra yêu cầu kiềm chế và kéo giảm từ 5 đến 7% các loại tội phạm xâm hại trẻ em nhưng thực tế, từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại đều có chiều hướng gia tăng.
Bộ Luật Hình sự đã có quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán và hiện nay thao túng trong thị trường bất động sản diễn ra rất tinh vi, dẫn đến tình trạng bong bóng, giá trên trời so với thực tế.
Phát biểu tại Nghị trường sáng 31/10, các Đại biểu Quốc hội nhìn nhận, hành vi thao túng trong thị trường bất động sản rất tinh vi, nguy hiểm không kém gì hành vi thao túng trong thị trường chứng khoán.
Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, hành vi thao túng trong thị trường bất động sản nguy hiểm không kém gì hành vi thao túng trong thị trường chứng khoán. Hiện nay, thao túng trong thị trường kinh doanh bất động sản rất tinh vi, tình trạng 'bong bóng', giá trên trời so với thực tế. Do đó, cần quy định hành vi cấm thao túng giá trong dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), ĐBQH đề nghị bổ sung quy định về hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang ngày càng thiết thực, nâng chất, đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua giám sát, đơn vị đưa ra nhiều kiến nghị về lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương; góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quản lý điều hành kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, được Nhân dân đồng tình, đánh giá cao; nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sắp diễn ra. Theo thông lệ, trước kỳ họp, đợt tiếp xúc cử tri trong toàn tỉnh 'chốt' lại bằng cuộc gặp gỡ, nắm bắt thông tin giữa Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh với 'đại cử tri' là lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, sở, ngành…
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang để trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Chiều 28/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang đã làm việc với lãnh đạo UBND, sở, ban, ngành tỉnh An Giang, để lắng nghe đề xuất, kiến nghị trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Sáng 28/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang, gồm: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trình Lam Sinh tiếp xúc cử tri các phường: Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Hòa, Đông Xuyên (TP. Long Xuyên) trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Chiều 08/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang tổ chức lấy ý kiến dự án Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Thường trực UBMTTQVN tỉnh, đại diện sở, ngành liên quan (công an, quân sự, biên phòng, tư pháp, tài chính, đoàn luật sư...) cùng tham dự.
Có thể khẳng định, công tác tư pháp của Việt Nam đạt những kết quả thiết thực, đóng góp lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi tháo gỡ nhanh, hiệu quả hơn, để đáp ứng tốt mong mỏi của Đảng, Quốc hội, cử tri cả nước. Trong đó, cần loại bỏ tư duy lợi ích nhóm, tiêu cực của đội ngũ người làm luật.
Sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp, trực tuyến đến các Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) địa phương. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì tại điểm cầu An Giang. Cùng tham dự, có các vị ĐBQH địa phương, lãnh đạo sở, ngành liên quan.
Sáng 15/8, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực tư pháp, vấn đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật được đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Bộ GTVT cho biết sẽ đầu tư tuyến tránh qua thị trấn Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung, xem xét bố trí vốn để đầu tư xây dựng cầu Tân Châu - Hồng Ngự…
Ngày 6/7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang đã hoàn thành chương trình tiếp xúc cử tri 11 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Ngày 5/7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri tại hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Sáng 05/7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang, gồm: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trình Lam Sinh và ĐBQH Nguyễn Văn Thạnh tiếp xúc cử tri tại UBND thị trấn An Châu (huyện Châu Thành).
Ngày 4/7, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang tiếp tục cử tri tại huyện Châu Phú và TP. Châu Đốc.
Chiều 2/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Việc triển khai một số dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, các đại biểu cho rằng một số chính sách về dân tộc đang bị chậm tiến độ so với mục tiêu đặt ra, ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào và quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, nhiều đại biểu đề nghị cần giải pháp đột phá để thu hút được đầu tư của doanh nghiệp vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xung quanh dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù dành cho TPHCM, phóng viên Báo SGGP đã nhận được nhiều ý kiến của các ĐBQH, bày tỏ đồng tình với việc sớm ban hành, đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Tuần qua, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Sáng 07/6, tham gia giải trình làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết con đường ngắn nhất và nhanh nhất để nông dân tiếp cận nhanh chóng, kịp thời với khoa học công nghệ là thông qua viện, trường, chuyển giao tới mô hình khuyến nông, rồi đến người dân.
ĐBQH Phan Thái Bình đề nghị đưa vào Nghị quyết kỳ họp cho phép các địa phương có thể tận dụng sinh kế dưới tán rừng để trồng các cây dược liệu đảm bảo sinh kế, vừa quản lý vừa bảo vệ rừng.
Giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng còn nhiều điều cần quan tâm, đổi mới và cải thiện về chính sách pháp luật, chế độ chính sách ưu đãi cho học sinh vào trường nghề chưa nhiều.
Sáng 6/6, trả lời chất vấn đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang về giải pháp chấn chỉnh tình trạng chồng chéo, trùng lặp ngành nghề đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận quy hoạch mạng lưới đào tạo còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, vấn đề quy hoạch mạng lưới Giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chồng chéo.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: lao động kỹ năng còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng các hình thức khác nhau là trên 70% nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ hiện nay là 26,4% (tính đến quý I/2023), thấp so với các nước phát triển.
Các chính sách thu hút học sinh vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm tương xứng; Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề nghiệp còn bất cập, chồng chéo; Nút thắt về đào tạo văn hóa cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp... Đây là những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Sáng 6/6, trả lời chất vấn đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang về giải pháp chấn chỉnh tình trạng chồng chéo, trùng lặp ngành nghề đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa nhận quy hoạch mạng lưới đào tạo còn nhiều bất cập.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp chất lượng, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), trong đó có đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế pháp quyền, tiếp tục mở đường cho đổi mới của đất nước.
Quy định không cấp hộ chiếu gắn chip cho công dân chưa đủ 14 tuổi là không phù hợp dự án Luật Căn cước, do Bộ Công an soạn thảo đề xuất việc cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
Tại phiên họp, ĐBQH Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang kiến nghị trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. Đại biểu cho biết, hiện nay việc kiểm soát chất thải ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó có rác thải rắn.
Sáng 30/5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự án luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).Về chữ ký số chuyên dùng công vụ, đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và vai trò, trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ đối với việc quản lý, khai thác, cung cấp chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Tại phiên họp, ĐBQH Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang kiến nghị trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. Đại biểu cho biết, hiện nay việc kiểm soát chất thải ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó có rác thải rắn.