Mái nhà tranh, vách nứa, cùng với bếp lửa có ông táo chụm bằng củi khô… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Ai xa quê mà không hoài nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái tranh nghèo đã một thời chở che, nuôi dưỡng tuổi ấu thơ.
Những ngày thu tháng 8, tôi về lại vùng quê cách mạng xã Thiệu Minh xưa - nay là thị trấn Hậu Hiền (Thiệu Hóa). Như sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, những tên đất, tên làng của vùng đất nằm bên hữu ngạn sông Chu này lại gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước cách đây 79 năm.
Mộc mạc, đơn sơ, giản dị và rất đỗi gần gũi là cảm nhận chung của du khách khi về thăm gian nhà tranh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Ít ai biết rằng, để giữ được nét nhà mộc mạc ấy, một phần nhờ vào những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ đầy tâm huyết của những 'nghệ nhân' quê Bác...
Hầm thùng là mái ấm của lính chúng tôi, gắn liền tình cảm của những người sống chung trong đó. Giống như một gia đình, chúng tôi nhường nhịn nhau, người đi trước chỉ bảo người đến sau, coi nhau như anh em ruột thịt...
Mẹ vẫn tin cho tới bây giờ, cô Ba Xoan vẫn không lấy chồng là vì còn thương ba...
Những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chuyện giúp nhau làm nhà trong cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Chư Păh (nay là Ia Grai) khá phổ biến. Cũng không có gì là ngạc nhiên bởi lứa cán bộ, công chức, viên chức này trưởng thành sau năm 1975 nên vấn đề tìm hiểu rồi xây dựng gia đình với nhau là 'chuyện thường ngày ở huyện'.
'Sống nền nhà, già nền mồ' - Ấy là cái đỉnh mơ ước của một kiếp người mà người làng Minh Lệ (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) quê tôi - một vùng đất lắm tai ương hướng đến. Riêng với cha tôi, mơ ước ấy chỉ đến sau gần hết một cuộc đời lo toan, khắc khoải đến xót xa…
Cung đường ngoại thành lượn vòng hiu hiu gió, nắng chói làm dậy thơm mùi hương đồng đất, đánh thức cả trời ký ức. Mùi rơm thơm. Thứ mùi mang lại sự bình an, ngọt ngào niềm vui thóc lúa khô nỏ đầy bồ. Những cọng rơm phơi ven đường giăng mắc vào gầm xe theo về phố thị, giăng mắc vào tôi bao dấu yêu xưa cũ.
Trải qua thăng trầm của thời gian, làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) chỉ còn lác đác vài ngôi nhà sàn bằng đất, được lợp mái ngói…
Theo nhiều ý kiến, thao tác vắt chanh không thể đều và lặp đi lặp lại như nhau được. Nếu vậy, câu thành ngữ 'Đều như vắt chanh' chính xác là gì?
Cây cọ được người dân Hà Tĩnh trồng ở vùng nông thôn để làm mành chiếu, lá đan nón, lợp mái nhà… từ bao đời nay. Nhưng hiện nay cây cọ được nhiều người biết đến là nhờ quả cọ được giới sành ăn đặt tên 'đặc sản' vùng quê. Hiện cây cọ vẫn đang được duy trì, nhưng không còn nhiều ở các địa phương nông thôn.
Ngày ấy, nhà tôi là căn nhà tranh ở một xóm nghèo miền quê biên giới. Khuôn viên xung quanh không lớn, nhưng được bao bọc bởi khóm trúc, vòm tre thật mát mẻ. Phía sau nhà có giàn khổ qua, giàn bầu lủng lẳng trái, thật bình yên.
Nắng rót xuống hiên nhà những sợi vàng óng xiên xiên trên nền gạch cũ. Mẹ đi chợ về, mấy chị em bỏ dở cuộc chơi trốn tìm chạy đến chụm đầu vào chiếc thúng mẹ vừa đặt xuống bậc thềm.
Tháng 8-1977, tôi được Ty Giáo dục Gia Lai-Kon Tum chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo tỉnh ở Kon Tum về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai thuộc huyện Chư Păh cũ (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).
Ai… cối xay… khép hông?
Còn nhớ thời bao cấp và những năm đầu của thập kỷ 90, sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu, người dân quê tôi lại khẩn trương bước vào mùa vụ 'thứ 3' trong năm. Làng trên xóm dưới thi nhau trồng khoai vụ Đông....
Cô giáo dạy lớp 1 nói đang viết bài về phương pháp dạy học sinh đánh vần, tham gia dự thi vấn đề gì đấy, nên hỏi ngày xưa tôi học đánh vần thế nào. Tôi nói chuyện hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ phương pháp mới khác xa, phương tiện dạy - học hiện đại gấp nhiều lần, có gì để vận dụng! Cô bảo biết để so sánh.
Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo.
Một chiều thu tháng tám yên bình. Nắng trải nhẹ trên những con đường bê tông với sắc hoa chiều tím chạy dài tít tắp qua các cánh đồng lúa xanh mướt và vươn đến tận chân đê của dòng Lương Giang. Mỗi bước chân tìm về Thiệu Minh cũ (nay là xã Minh Tâm) tôi như chạm vào lịch sử, với những tên đất, tên làng đã lưu danh vào lịch sử.
Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), nhiều người đang thầm lặng giữ nếp nhà tranh vách đất, giữa vườn cây, bên khung cửi nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên.
Đó là mùa hè của những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, khi tôi còn công tác ở ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah (nay là huyện Ia Grai, Gia Lai). Cánh giáo viên bấy giờ phần lớn đều chưa lập gia đình. Sau hơn 1 tháng về quê nghỉ ngơi, từ nửa cuối tháng 7, chúng tôi lại từ Pleiku lếch thếch kéo nhau lên huyện dự tập huấn chuyên môn và học chính trị hè. Tất nhiên là đi bộ.