Liều vitamin vô thời hạn

Tôi nhớ một cái tết rất xa, thời tôi lên 5, lên 7, nửa đêm pháo nổ đì đùng. Tôi luôn nằm rúc dưới cánh tay ông ngoại, phần vì trời vẫn mưa phùn gió bấc lạnh, phần vì sợ âm thanh của pháo nổ bên tai. Chênh chếch trên đầu hai ông cháu là cái radio cũ kỹ chạy bằng pin, phát ra những câu chèo, ca cổ mừng năm mới.

Tết ở xóm biên cương

ĐBP - 'Xóm giáo viên - bộ đội', 'xóm mới', 'xóm thanh niên', 'xóm vui vẻ'… Đấy là những cái tên của xóm tôi do mọi người gọi.

Hương vị Tết quê xưa

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê xứ Huế. Quê tôi bao tháng năm vất vả ruộng đồng trên mảnh đất khô cằn ven biển và đầm phá. Dẫu lam lũ nhọc nhằn, người dân quê tôi vẫn luôn háo hức đợi chờ cái Tết cổ truyền của dân tộc.

Người Việt làm gì để 'tống cựu nghinh tân' trong đêm Giao thừa?

Với ý nghĩa 'tống cựu nghênh tân', trong phút giao thừa, từ xưa đến nay, dân ta có những tập quán tốt đẹp để chào đón năm mới.

Cuối năm ghé làng gói bánh chưng nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng đất Hà thành với nghề làm bánh chưng cổ truyền.

Những ngày đợi nắng

Những ngày cuối năm, mưa cứ như chờ sẵn ngoài hiên. Má trồng mấy luống dưa leo trái vụ không vương tơ bám cành nỗi với những cơn mưa nặng hạt. Năm nay lạ thật, lúc nào cảm giác cũng như giao mùa, tiếng trẻ ho đêm dày hơn sau những làn gió se lạnh luồng qua khe cửa lúc sang canh. Trời cuối năm cứ dùng dằng, thượng tuần rồi, qua canh giờ tý cũng chẳng thấy ánh trăng, cứ rả rích mưa rơi lộp bộp ngoài hiên...

CUỘC THI VIẾT 'HƯƠNG VỊ TẾT': Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ

Giữa bao la của hàng triệu món ăn Việt ngày Tết, tôi vẫn thương nhớ món bánh dùng bột sắn của mẹ Tết xưa. Nó chất chứa cả tình mẫu tử một đời yêu chồng thương con.

Sao Việt tiễn ông Táo: Lý Hải, Tự Long tất bật chuẩn bị, hào hứng khoe mâm cúng

Trong không khí rộn ràng ngày xuân, nhiều sao Việt đang tất bật trang trí nhà cửa, chuẩn bị đón năm mới sang.

Loạt sao Việt khoe mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đẹp mắt

Cũng như những người Việt khác, nhân dịp này nhiều nghệ sĩ đã làm mâm cơm cúng tươm tất để tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời.

Phố Tết

Cũng là phố, con phố mỗi ngày đi qua dăm bận, con phố với hàng bánh căn đầu đường, buổi sáng học trò ngồi đợi bà bán hàng đúc từng chiếc bánh căn còn nóng. Bánh căn ăn buổi sáng, trong cái lạnh chưa tan của đêm, mới ngon. Cũng là phố với hàng cây hoa sữa mỗi mùa trổ hoa nồng ngát huơng, khiến cho có cảm giác khó chịu. Cũng là hoa sữa đó, nhưng sao ở trên con đường Quang Trung, Hà Nội lại có mùi thơm dìu dịu. Cũng là phố mùa hoa sữa, khi bao nhiêu nguời than phiền vì mùi hoa nồng quá, lại đi bênh vực cho nó với lý do là tại cây hoa trồng quá dày, giống như bữa tiệc đem món ăn nhiều quá thì không còn ngon miệng.

Rét ngọt mùa yêu

Từ ngày còn bé, tôi đã vừa thích vừa sợ mùa đông. Sợ cái rét cắt da cắt thịt nhưng lại thích vì rét nghĩa là Tết sắp về. Theo dân gian, mọi người thường gọi đó là rét ngọt. Mỗi độ đông về, rét ngọt đánh thức hoài niệm trong tôi.

Thương nhớ xuân xưa

Đã hơn bốn mươi năm, kể từ ngày xa quê nhưng tôi vẫn không sao quên được những cái Tết của Cao nguyên nắng gió hay cái rét cắt da cắt thịt của Mộc Châu - vùng đất sương sa gió lạnh.

Đời sống Đời sống Cuộc sống đã bình thường!

Có thể nói, những dấu hiệu của một cuộc sống bình thường đã trở lại, chứ không còn là bình thường mới nữa. Ít nhất là tôi cảm nhận được như thế trong dịp tết này.

Cho dù Tết theo âm lịch không chỉ có ở Việt Nam nhưng tự bao giờ vui xuân đón Tết đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Có lẽ không ở đất nước nào như Việt Nam ta đúc kết về Tết, ngắn gọn, súc tích, tài tình như trong cặp đối thi nhuần nhuyễn: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Nhớ tết ở Tây Nguyên

Tản văn của Hồ Xuân Hải

Hương mùi già

Nếu ai đã từng có tuổi thơ đẫm mình trong làn nước mùi già ấm nóng những ngày cuối năm, hẳn sẽ không thể quên mỗi khi Tết đến.

Bóng cha

Nhà tôi nằm trên một ngã ba sông. Bạn có thể thấy thật lạ khi nhà bỗng như mọc lên giữa sông, nhưng đó là câu chuyện của hai mươi năm về trước. Thực chất đây chỉ là nhánh sông cụt sâu chưa tới 2m.

Nói gì với em giữa biệt ly này?

'Tàu đêm ba mươi' nằm trong tập 'Văn học vết thâm' của Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Bài thơ gợi lên những suy tư về thân phận con người và lịch sử, văn hóa.

Cũng nhờ mê sách

Giờ ra chơi, nhỏ Loan khoe với Tuyền cuốn sách truyện mới mua của nó:

Thư người xa xứ: Chợ người Việt trên phố Phonexay

Ở chợ Phonexay, tuy hàng hóa không nhiều như phố Hàng Mã ở Hà Nội của chúng mình một thời dắt tay nhau đi ngắm nghía nhưng Tết Nguyên đán vừa qua cũng đủ bánh chưng, bánh tét, kẹo lạc kẹo dừa.

Đa sắc nhạc Xuân

Cùng với các chương trình giải trí, nhiều nhạc phẩm mang thông điệp Tết đã tạo nên sự đa sắc cho đời sống nghệ thuật những ngày đầu xuân năm mới.

Điều tuyệt vời của mùa xuân

Những câu chuyện giản dị, tình cảm như khúc hát ru ngọt ngào dành cho tuổi thần tiên.

Ngày ấy đâu rồi

Ai đó nói rằng, cuộc đời mỗi người thực ra chỉ có 3 ngày: Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Hôm qua là quá khứ, ngày mai thì chưa tới, nên hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Mà xét cho cùng, sống cho hiện tại chính là sống cho quá khứ và tương lai. Nhưng, con người phức tạp hơn ai đó tưởng, bởi não bộ có cấu tạo phần nhớ nhung, phần nuối tiếc. Và khoảnh khắc đưa - đón một chặng đời luôn đậm sâu trong phần não bộ đặc biệt ấy.

Những chiều ba mươi Tết…

Mọi chuẩn bị cho chuyến trở về đón Tết quê nhà phải dừng lại bởi dịch Covid đang hoành hành khắp nơi. Như bao người con xa quê, tôi đã trải qua thời khắc chiều ba mươi tết với đầy tâm tư trong nỗi mong ngóng cố hương…

Thơ Dương Kỳ Anh: Đêm 30 Tết ngồi đợi nguyệt

Ta giờ như người lạ; Giữa trăng làng, trăng quê; Dẫu đêm ba mươi tết; Vẫn mong trăng hiện về.

Mong Tết

Với bản thân tôi, Tết vẫn quan trọng, Tết vẫn là dịp đặc biệt nhất trong năm, từng cái Tết qua đi là từng dấu mốc của cuộc đời. Tết nguyên vẹn tròn trĩnh như cái vanh chả rán vàng ươm nằm trên mâm đồng đợi Tết. Tết rộn ràng theo từng dịp tiết lệ, hăm ba tháng Chạp cúng tiễn ông công, ông táo chầu trời. Con cá chép được thả phóng sinh quẫy đuôi bơi đi, mang theo đi bao buồn vui của năm cũ. Cái vây cá đong đưa uốn lượn mờ dần trong làn nước mang theo ước vọng về một năm mới tốt lành. Tết có đêm ba mươi ngoài trời tối đen như mực, chỉ có bếp lửa nấu bánh chưng, luộc giò là sáng ấm cùng bao câu chuyện đời được kể quanh nồi luộc bánh chưng xanh. Tết có buổi ra đồng, dọn dẹp mộ phần mời ông bà tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu. Nén nhang thơm ấm nóng cả một khoảng đồng, lòng thành kính bày tỏ sự biết ơn đến tổ tiên, ông bà và các bậc tiền nhân. Trở về dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, bày mâm ngũ quả, cúng lễ gia tiên. Tết trong tôi là thế ấm áp thơm nồng như mùi trầm nhang thơm gió quyện giữa cánh đồng chiều.

Giấc mơ tháng Chạp

Tháng cuối cùng của năm Âm lịch ít được gọi là tháng Mười Hai mà thường được thay bằng cái tên quá đỗi thân thương: tháng Chạp. Một tháng gợi bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu lo toan, bao nhiêu cố gắng của cả một năm dài cho những người trẻ xa quê.

Gặp gỡ đêm ba mươi

Khùng quá, Tết nhứt tới nơi, rảnh đâu mà họp với hành.