Nhân mùa Phật đản 2024: Bụt là… lòng

Dâm bụt còn có tên là mộc cận. Cây không cao, cành nhỏ, nhìn không có nét dịu dàng, vì nó được sinh ra nơi 'đồng chua nước mặn'.

Trúc nơi những mảnh vườn nghệ thuật!

Ở nước ta cây trúc thân thiết với con người như một người bạn. Ở nhà quê, chỉ cách nay 30, 40 năm cảnh những đứa trẻ mục đồng cưỡi trâu thổi sáo là nét dân dã thường ngày. Thôn quê ở đâu cũng có trúc, thường mọc xen lẫn vào các bụi tre. Lũ trẻ tìm chặt những cây trúc đẹp, ưng ý nhất về cặm cụi gọt lỗ làm sáo. Chẳng cần biết nhạc lý, cứ đưa lên miệng, các ngón tay bấm lỗ rồi thổi cho hơi thoát ra thành tiếng

Truyền thống gia đình Nam Bộ

Trên lý thuyết, xã hội ta theo phụ hệ, nhưng ở Nam bộ, người con gái, người đàn bà nắm khá nhiều quyền hạn.

Nhớ khói

Tự dưng sáng nay làm siêng đi đốt rác, khói vương mắt cay xè.

Cô môi giới nhà đất bất ngờ gõ cửa lúc nửa đêm, tôi để chồng ra tiếp nào ngờ nghe được câu nói giận tím người

Tôi rất bất ngờ khi thấy cô gái đang đứng ngoài cửa. Tuy nhiên, tôi không muốn ra mặt, cho chồng ra tiếp thì lại phát hiện ra sự đáng giận.

Người thầy đầu tiên của tôi

Hồi tôi mới bập bẹ những tiếng đầu tiên, mẹ nhọc nhằn gồng gánh nuôi tôi khôn lớn. Cho đến một ngày, để chuẩn bị trước khi tôi bước vào lớp 1 (cái thời của tôi không có mẫu giáo như bây giờ), mẹ đã dạy tôi tập đếm lần đầu tiên bằng những ngón tay sạm đen và chai sần. Khi tôi đã chính thức vào học, mẹ dạy tôi cộng trừ bằng những cái bánh tai heo, hạt lựu, hạt sen. Trừ lấy bớt ra, cộng thì thêm vào, học xong lại có cái để nhâm nhi, nhất cử lưỡng tiện mà! Nhờ vậy trong suốt năm lớp 1, tôi chưa bao giờ bị điểm kém về môn Toán.

Người nhà quê - Người Hà Nội

Câu chuyện về 'người nhà quê', 'người Hà Nội' mà một người bạn đã kể khiến cho Hường phải suy nghĩ. Một gia đình tự cho là gốc Hà Nội, nề nếp gia phong, có điều kiện về kinh tế, lại quý người, tri thức đầy mình… nhưng lại mang tư tưởng kỳ thị vùng miền nặng nề, thì liệu có đúng với danh xưng mà họ tự khoác cho mình là 'người Hà Nội gốc' chăng?

Màn giới thiệu 'tôi là dân Hà Nội gốc' của ông bố về Thanh Hóa hỏi vợ cho con

Ông tự giới thiệu ông có nhiều bằng đại học, đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc. Hơn một lần ông nhấn mạnh gia đình là gốc Hà Nội, nề nếp gia phong, có điều kiện về kinh tế, lại quý người.

Xa lắc thời cơm nguội

Cơm nguội, ai cũng biết. Nhưng có một điều không ít người nhầm lẫn: Không phải cơm không còn nóng là… cơm nguội! Lại càng không phải cơm nguội là cơm nấu buổi mai đến trưa ăn, hoặc nấu buổi chiều đến tối mới ăn, mà cơm nguội phải là cơm để cách đêm, nấu hôm nay, ngày mai ăn, hoặc cơm nấu buổi chiều, đến khuya, nghĩa là qua đêm, đó mới thực là cơm nguội tôi muốn nói ở đây!

'Viết cho trẻ nhỏ cũng là viết cho người lớn sắp mất tâm hồn trẻ thơ'

Từ quan sát của nhà văn, 'Hiệp sỹ Dế Mèn' Trần Đức Tiến, trẻ nhỏ có những cảm nhận rất tinh, lớn lên một chút, chúng có tư duy rất riêng. Đó là nguyên liệu nuôi dưỡng tâm hồn trẻ khi trưởng thành.

Tỉnh táo để không 'ăn theo nói leo'

Mấy ngày gần đây, các đơn vị đăng kiểm được tăng cường lực lượng. Nhờ đó, anh Minh vượt qua 'kỳ sát hạch' phương tiện mà không phải chờ đợi lâu, lại không mất 100.000 đồng 'bồi dưỡng' nhân viên đăng kiểm như trước. Phấn khởi kể chuyện này với bạn đồng nghiệp thì một tài xế trẻ cùng nhóm lái taxi thở dài:

Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

Những cái tên được vị du khách đến từ Nigeria lựa chọn đều là những món ăn nổi tiếng trong nền ẩm thực Việt.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Giữa năm cánh hoa trắng muốt là cái nhụy vàng tươi. Hai sắc màu giản dị ấy hòa cùng cái xanh non của lá vừa tắm đẫm mưa xuân, ôi thật đẹp và thơ mộng xiết bao.

Tết đoàn viên của những lao động đi xuất khẩu trở về

Sau một thời gian đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhiều lao động tỉnh ta đã được trở về đoàn tụ, sum họp cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Với họ, sự trở về lần này mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là khoảnh khắc đoàn tụ với gia đình mà đó còn đánh dấu một sự khởi đầu mới tràn đầy hi vọng vào một cuộc sống mới đủ đầy, ấm no trong năm mới.

Góc nhìn đa chiều về nông thôn thời nay

Nếu bạn đọc muốn hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn về bức tranh nông thôn hiện nay thì nên tìm đọc cuốn tiểu thuyết 'Mùa rươi' của tác giả Phạm Quang Long (NXB Văn học 2022).

Bán sách… rong

Sau ngày hòa bình lập lại (1954), vùng quê tôi vẫn chưa có hiệu sách. Một năm họa hoằn mới có đoàn văn công về diễn ở phố huyện. Dân quanh vùng đi bộ hàng chục cây số mới đến nơi xem. Chiếu bóng cũng phải dăm sáu tháng mới một lần về phục vụ. Trong làng có một người lắp chiếc máy 'Galen', có dây ăng-ten treo trên cột tre đầu hồi, nhưng nghe được tin tức từ trên trời lạ lắm. Tối tối hàng xóm kéo đến nghe nhờ. Người nọ thay người kia đeo cục sắt vào trong lỗ tai mới thấy tiếng ò è nhỏ như nói thầm cũng rất thích.

Nhớ lũy tre làng

Đã lâu lắm không về quê, tôi nhớ lũy tre làng. Nhưng phần đông ở quê bây giờ ảnh hưởng đô thị hóa nên hình như 'lũy tre làng' không còn? Trong tôi, lũy tre làng có nhiều kỷ niệm, thật khó quên. Tôi đã xa quê lâu rồi.

Bỗng dưng chồng tan làm về sớm, oang oang mắng mỏ mẹ tôi vì vài tấm ảnh trên mạng xã hội

Tôi thương mẹ chứ không nỡ giận. Chồng tôi cẩn thận không sai, nhưng anh đâu nhất thiết phải tỏ thái độ gắt gao như vậy với mẹ vợ?

Nỗi lòng thầm kín đâu chỉ gọi tên đàn bà

Để giữ cho chiếc thuyền hôn nhân qua sóng nhỏ, sóng to, đàn ông hay đàn bà đều phải chùn vai mà học chữ nhẫn.

Nữ tiến sĩ đầu tiên của người Chăm ở Ninh Thuận

Cô gái trẻ sinh năm 1991 Lộ Nữ Hoàng Tiên vừa từ Hàn Quốc về thăm quê. Hoàng Tiên là nữ tiến sĩ đầu tiên của dân tộc Chăm, có lẽ không chỉ riêng tỉnh Ninh Thuận.

Lynk Lee bật khóc vì hối hận chưa từng 'come out' với người bố đã mất

Với Lynk Lee, việc không nói thật với bố về giới tính thật của mình là điều khiến cô cảm thấy ân hận nhất.

Chuyến tàu ngày cuối năm

Chỉ còn vài giờ nữa là đến giao thừa, khi nhà nhà đang cùng nhau quây quần chờ đợi thời khắc quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm, thì tại sân ga Hà Nội, vẫn còn đó nhiều người đang khắc khoải trông đợi những chuyến tàu cuối cùng để về nhà đón Tết. Mỗi người là một câu chuyện khác nhau, nhưng trong họ vào thời khác này đều có một niềm mong ước duy nhất là kịp lên chuyến tàu để chờ đợi giây phút đoàn viên.

Qua bao con đường Tết

Cái khác lạ của những con đường đã làm nên cái Tết. Và cái khác lạ là vào những ngày cuối năm cho đến khi tờ lịch mới bắt đầu, lại đi trên những con đường đó mà cảm nhận từng cái Tết, cứ thế dần qua.

Ở nhà quê thấy phơi cốm là biết tết đang về

Cứ khoảng rằm tháng Chạp trở đi, nhà nhà đã nhộn nhịp ra chợ mua nổ về huy động con cháu nhặt những mảy trấu còn sót để dộng cốm.

NSND Hoàng Cúc: Ai chẳng có một phần bi kịch trong đời?

'Về nhà', truyện ngắn của NSND Hoàng Cúc đã giành giải tư trong cuộc thi viết truyện ngắn 'Làng Việt thời hội nhập'. Cuộc thi thu hút hơn 1000 truyện ngắn của rất nhiều tác giả thuộc nhiều ngành nghề, độ tuổi khác nhau, trong đó có không ít cây bút tên tuổi…

Ký ức đẹp

Tôi sinh ra ở một miền quê; thời mẫu giáo thì học ở nhà ông giáo cùng làng; lớn lên thêm một chút nữa học trường cấp I, cấp II ở xã. Sau năm 1975, quê tôi mỗi xã chỉ có một trường cấp II. Trong ký ức tôi, ngôi trường như một mái nhà thân thương mà ở đó thầy cô và bạn bè là những người họ hàng, bà con láng giềng. Năm tôi lên lớp 6, trường cách nhà độ chừng 3 km, tất cả anh em, bạn bè của chúng tôi đều đi bộ đến trường, học một buổi còn một buổi ở nhà phụ giúp cha mẹ. Lên cấp II mới biết, người dân ở quê chỉ có một vài người làm nghề giáo. Đa số thầy cô cấp II mà tôi học đều là ở 'thành thị'. Thầy cô đạp xe đạp chừng 7 đến 8 km, có người 10 km từ thị xã Phan Thiết lên vùng quê dạy học; sáng đi, chiều về. Cũng có một vài thầy cô đã lập gia đình thì ở hẳn trong nhà trường tại một khu tập thể; phòng ở cột làm bằng gỗ, mái tôn, vách đất xiêu vẹo che nắng che mưa. Tình cảm thầy và trò ở nhà quê chúng tôi lúc bấy giờ thật gần gũi và có rất nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ lại chính xác là năm tôi lên lớp 7, những năm giữa thập niên tám mươi của thế kỷ trước, đầu năm học có 4 thầy cô trẻ về nhận công tác tại trường. Trong đó, có một cô giáo tóc cắt ngắn rất model, mặc quần ống loe, chân đi guốt cao, áo xanh lòe loẹt. Những đứa trẻ nhà quê chúng tôi thật hiếu kỳ đón non, đón già; nào là cô đó dạy tiếng Anh, chỉ có phong cách châu Âu mới như thế; đứa đón cô dạy âm nhạc; đứa thì đón cô phụ trách đoàn, đội… Nhưng tất cả đều đón không trúng, sau buổi chào cờ đầu tuần cô đi vào lớp chúng tôi làm quen, giới thiệu cô tên Lê Đào, 23 tuổi, quê ở xã Hàm Cường, cô sẽ chủ nhiệm và dạy môn văn cho lớp chúng tôi. Cả lớp vỡ òa, đứa này nhìn đứa kia như báo hiệu bạn đón sai rồi, sau đó tất cả đều im lặng, lắng nghe từng lời cô nói.