Tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp Việt giữa môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu

Nhiều công ty Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc gia tăng giá trị, đưa sản phẩm lên tầm cao mới trong xuất khẩu, như một công cụ để tiếp cận thị trường quốc tế, cũng như tạo được chỗ đứng giữa môi trường kinh doanh toàn cầu cực kỳ cạnh tranh. Đây là điều rất cần thiết đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước dám nghĩ lớn, áp dụng những hướng tiếp cận sáng tạo để xây dựng năng lực dài hạn và tập trung nâng tầm thương hiệu.

Nâng cao giá trị gia tăng để thương hiệu Việt mở rộng và cạnh tranh toàn cầu

Để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam và cải thiện GDP bình quân đầu người, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng những hướng tiếp cận sáng tạo bằng cách tập trung vào việc xây dựng năng lực dài hạn ngay từ những bước đầu tiên, nâng cao lợi thế cạnh tranh và mở rộng ra thị trường toàn cầu.

Nâng tầm giá trị thương hiệu quốc gia cho doanh nghiệp

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023. Giá trị THQG năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top 121 THQG mạnh trên thế giới được xếp hạng.

Tạo 'bước nhảy vọt' cho hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng

Để giảm mối lo về sức mua thì việc tạo 'bước nhảy vọt' cho hàng Việt tới gần hơn với người tiêu dùng là rất quan trọng. Điều này đến từ việc các doanh nghiệp nội địa cần đặt trải nghiệm của người dùng làm trọng tâm, lan tỏa những giá trị tích cực, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại và trực tuyến một cách hiệu quả, tối ưu hóa vận hành của hệ thống bán lẻ, phát triển các kênh kỹ thuật số (digital) để tiếp cận khách hàng…

Tái định vị lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp chế biến nông sản

Nhìn vào chiến lược của một số doanh nghiệp nổi trội như GC Food, Vinamit, thủy sản Nam Việt… để thấy việc tái định vị lợi thế cạnh tranh thông qua công nghệ cao, mở rộng nhà máy sản xuất và vùng trồng nguyên liệu, khép kín chuỗi giá trị, đa dạng thị trường, am hiểu về chất lượng và tiêu chuẩn là điều mà các doanh nghiệp chế biến nông sản cần làm trong lúc này. Không những thế, họ còn cần tập trung vào giá trị cốt lõi để nâng tầm thương hiệu dựa trên các giá trị gia tăng.