Năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Vì thế, ngay từ đầu năm, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã chủ động triển khai thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ) gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, các PTTĐ được triển khai sâu rộng, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của huyện, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
Để xây dựng hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình. Qua đó, các nguồn lực được huy động, hoạt động du lịch trên khu du lịch có nhiều khởi sắc. Đến nay, khu du lịch hồ Hòa Bình đã đạt 3/5 tiêu chí quan trọng đáp ứng điều kiện khu du lịch quốc gia.
Trải qua nhiều ngày bận rộn và áp lực bởi công việc, anh Phan Xuân Lương ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) lên lịch đưa cả gia đình đi nghỉ dưỡng cuối tuần tại điểm đến Maida Lodge, xã Tiền Phong (Đà Bắc). Anh Lương chia sẻ: Nhân lúc các con vừa được nghỉ hè, gia đình tôi bước vào hành trình trải nghiệm tại đây với niềm hứng khởi. Ngoài khoảng cách khá gần Hà Nội, Maida Logde cung cấp dịch vụ tàu thuyền đưa, đón tại bến cảng nên chúng tôi chỉ việc tận hưởng, khám phá cảnh quan, hít thở không khí trong lành, thư giãn và đón nhận ngày mới với nguồn năng lượng tích cực.
Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện vùng cao Đà Bắc giàu tiềm năng phát triển du lịch, điểm nhấn là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Bài 1 - Tiềm năng du lịch vùng hồ được
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đậm đà bản sắc và truyền thống lịch sử hào hùng, Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh những điểm đến đã nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều điểm đến mới trên khu du lịch (KDL) Mai Châu, KDL hồ Hòa Bình và một số địa phương đang thu hút du khách trong nước, quốc tế đến khám phá, trải nghiệm trong suốt 4 mùa, rộn ràng nhất là dịp Tết.
Năm 2023, nhiều hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh được triển khai. Trên cơ sở đẩy mạnh kế hoạch phát triển du lịch, Hòa Bình đã tăng tốc và phục hồi ấn tượng về du lịch. Các chỉ tiêu về khách, tổng thu về khách du lịch đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Ở Bản Sưng, con gái không bắt buộc phải lấy chồng nhưng có thể sinh con, đàn ông lấy người phụ nữ đã có con riêng vẫn sẽ yêu thương con của vợ như con đẻ.
Đến với hồ Hòa Bình không chỉ để khám phá, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, mà còn là hành trình tìm về những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở cửa ngõ Tây Bắc.
Sự hoang sơ, kỳ vỹ của cảnh sắc sông, núi được điểm tô thêm nét mộc mạc, bình dị từ những bản làng của đồng bào Mường, Dao, Tày đã tạo nên sự cuốn hút đối với du khách mỗi khi đến với vùng lòng hồ Hòa Bình rộng lớn.
Du lịch cộng đồng được ví như 'thỏi nam châm' hút du khách và là 'át chủ bài' tạo sinh kế bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình thoát nghèo, vươn lên làm giàu gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ tại các khu, điểm du lịch nhiều. Mô hình nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong tỉnh trên đà phát triển. Số lượng, quy mô, chất lượng, phương thức hoạt động của các nhà nghỉ DLCĐ theo đó cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 170 nhà nghỉ DLCĐ, tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Châu và một số huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc.
Việc bồi dưỡng, nâng cao vốn ngoại ngữ cho những người làm du lịch không chỉ giúp tiếp cận dễ dàng hơn dòng khách quốc tế mà còn góp phần cải thiện môi trường làm du lịch, hướng đến du lịch văn minh, tiến bộ.
Hiện nay, đi du lịch Tết trở thành xu hướng được nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ yêu thích. Với lợi thế gần thị trường khách, có đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ, Hòa Bình đang là một trong những điểm đến vùng Tây Bắc hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Bài 4 - Những điểm sáng vùng hồ (HBĐT) - Tranh thủ các nguồn lực đầu tư, các địa phương vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã bền bỉ, cố gắng từng bước giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống người dân.
Khoảng 7 năm nay, vào thời gian nhất định trong năm, hồ Hòa Bình xuất hiện loài cá nhỏ hơn đầu đũa, trắng muốt. Loài cá này chưa được nghiên cứu khoa học nhưng khi ăn vào, mọi giác quan đều được đánh thức. Căn cứ vào ngoại hình, người ta gọi nó là 'cá ngần'.
Bản du lịch cộng đồng Đá Bia thuộc xóm Đức Phong xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) được đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm hiểu, khám phá. Nơi đây không chỉ sơn thủy hữu tình mà người Mường vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo.
Chúng tôi đến bến tàu du lịch hồ Hòa Bình, cô chủ tàu tên Nguyễn Thị Vân nở nụ cười thân thiện mời mọi người xuống tàu. Sau khi giới thiệu lịch trình di chuyển, con tàu chầm chậm rời bến đưa du khách vào một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có 6 dân tộc anh em gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông cùng chung sống. Khu vực hồ thủy điện Hòa Bình là địa bàn sinh sống lâu đời của người Mường, nơi có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây hiện là điểm đến hấp dẫn bởi những mô hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Nhiều người ví vẻ đẹp hồ Hòa Bình tựa như 'vịnh Hạ Long trên núi', có người lại cho rằng cảnh quan nơi này có nhiều nét tương đồng với hồ núi Cốc, điểm du lịch hấp dẫn gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công, chàng Cốc (Thái Nguyên). Thay vì mường tượng, ước ao, bạn hãy bỏ lại phía sau bao bộn bề cuộc sống, xách balo lên đường và đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp xao xuyến, đậm chất thơ và cũng rất hùng vĩ giữa mênh mông sóng nước sông Đà.
Đây là chương trình đang được khá nhiều du khách trong nước, quốc tế lựa chọn khi đến với du lịch hồ Hòa Bình. Thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình, vui chơi, thăm quan, tìm hiểu cuộc sống người dân ở các làng, bản vùng hồ Đà Bắc chắc chắn sẽ để lại những kỷ niệm khó quên.
Mới chỉ có vài năm, vậy mà các xóm, bản homestay đã tạo sức hút, đem lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với vùng hồ Hòa Bình. Chúng tôi khá bất ngờ trước sự đổi thay khi trở lại thăm bản Đá Bia - nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc).
Những năm qua, du lịch cộng đồng đã phát triển tại nhiều địa phương. Hình thức này nhận được hưởng ứng của người dân cũng như du khách. Mới đây, huyện miền núi cao Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình cũng đã tiến hành khảo sát và giới thiệu tuyến du lịch tại đây.