Trải nghiệm đồng quê: Hướng đi mới trong phát triển du lịch

Du lịch trải nghiệm đồng quê với ưu thế là dựa hoàn toàn vào các sản phẩm nông nghiệp, mang lại nhiều giá trị độc đáo cho du khách và góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp của các vùng nông thôn. Thế nên, dù là cái tên còn khá mới mẻ, song loại hình du lịch này hiện đang là xu hướng được đông đảo khách du lịch lựa chọn, nhất là dòng khách quốc tế.

Hơn 10.500 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Pù Luông

Kỳ nghỉ lễ 30 - 4, 1 - 5 năm nay đông đảo khách du lịch nội tỉnh và nội địa đã chọn khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước) là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ. Với lượng khách lớn, công suất phòng tại khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông đạt 100%.

Về xứ Thanh khám phá nét hoang sơ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Khách du lịch muốn ngắm những thửa ruộng bậc thang, con nước miền sơn cước không cần phải đi đến những vùng đất Tây Bắc xa xôi, chỉ cần tới Pù Luông (Thanh Hóa) là đã có thể thưởng ngoạn và hòa cùng cuộc sống yên bình của đồng bào dân tộc miền núi.

Pù Luông đã sẵn sàng cho mùa du lịch mới

Dịp nghỉ lễ 30-4 - 1-5 năm nay người dân nghỉ liên tục 4 ngày, đông đảo khách du lịch nội tỉnh và nội địa đã chọn khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ. Với lượng khách lớn, công suất phòng tại khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông hiện nay đã đạt 100%.

Gia tăng trải nghiệm văn hóa để thu hút khách du lịch trong tình hình mới

Cùng với các địa phương trong cả nước, trong giai đoạn phục hồi hoạt động du lịch, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho du khách. Trong đó, hướng đến việc gia tăng trải nghiệm văn hóa nhằm thu hút du khách. Đây vừa là cơ hội để giới thiệu, quảng bá đến du khách về đất và người xứ Thanh, vừa là giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu du lịch điểm đến.

Nâng chất lượng sản phẩm - tạo lợi thế cạnh tranh: Du lịch sinh thái: 'Nam châm' hút khách bốn mùa

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng, vài năm trở lại đây du lịch sinh thái đang trở thành sản phẩm thế mạnh của Thanh Hóa. Đây là một loại hình du lịch còn khá 'trẻ', song với tiềm năng và khả năng khai thác, du lịch sinh thái đã và đang hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa, thu hút sự quan tâm đối với du khách, đặc biệt là dòng khách quốc tế.

Pù Luông 'thiên đường giữa đại ngàn'

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng những điểm đến hấp dẫn như Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa là địa chỉ được du khách lựa chọn cho chuyến đi của mình trong những ngày đầu xuân.

Đi trong lồng lộng đất trời quê Thanh

Cuối năm, như thường lệ, những bạn phượt và tôi lại lên đường. Con đường ngược ngàn miền Tây xứ Thanh xe cộ nườm nượp 'cõng' sản vật núi rừng về với phố. Trên những cánh đồng bãi hai bên, nông dân đang thu hái những vuông rau, màu cuối vụ đông để có thêm nguồn tiền sắm tết. Những ngồng cải vàng tô điểm thêm sắc xuân, quyện hòa với những cành đào khoe sắc sớm ven đường.

Để du lịch sinh thái thực sự là 'đòn bẩy' thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Thành Sơn

Là xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước, được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới mát mẻ cùng cảnh quan núi rừng hùng vỹ, thơ mộng… đây là điều kiện thuận lợi để Thành Sơn phát triển du lịch sinh thái, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Huyện Bá Thước đón 19.860 lượt khách tham quan, du lịch

Theo thông tin từ UBND huyện Bá Thước, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, tuy nhiên lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện vẫn tăng khá so với cùng kỳ (CK). 6 tháng đầu năm 2021 Ngành Du lịch huyện Bá Thước đã đón 19.860 lượt khách, tăng 26,7% so với CK, trong đó khách quốc tế là 985 lượt.

Kinh nghiệm du lịch Pù Luông, Thanh Hóa

Pù Luông đẹp nhất vào mùa lúa chín. Vào những tháng còn lại trong năm, Pù Luông ẩn chứa rất nhiều điều thú vị đối với những du khách ưa thích khám phá.

Phát triển du lịch ở miền núi – tiềm năng và hạn chế

Miền núi xứ Thanh có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch, trong đó phải kể đến những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, qua đó góp phần cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư.

Bá Thước đẩy mạnh du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Theo báo cáo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước, trong quý I-2021 toàn huyện đã đón được 5.595 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, trong đó có 397 lượt khách nước ngoài.

Thức dậy Kho Mường

Xuyên qua đại ngàn Pù Luông tìm về xã Thành Sơn (Bá Thước), những tia nắng dần xua tan màn sương trắng, hiện ra cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Nhìn từ trên cao, thung lũng Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp yên bình, trong lành và thơ mộng.

Đến với Kho Mường

Bản Kho Mường nằm trong thung lũng thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước). Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, kỳ vĩ với những cánh rừng nguyên sinh, những nếp nhà sàn cùng đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, luôn gợi cảm giác cho du khách về một vùng đất bình yên, trong lành và thơ mộng.

Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường

Nhằm phát triển điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước thành một sản phẩm du lịch cộng đồng có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao, trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường tại xã Thành Sơn.

Khám phá Pù Luông mùa lúa chín

Tháng 10 đến, Pù Luông (Thanh Hóa) là một trong những điểm đến hút khách bởi trải nghiệm săn mây, ngắm mùa vàng.

Du lịch miền núi Thanh Hóa nỗ lực vượt khó sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Tăng cường công tác quảng bá, từng bước khởi động quá trình kích cầu mới chính là giải pháp mà các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhằm đưa ngành du lịch vượt khó, trở lại quỹ đạo phát triển sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Về Pù Luông ngắm mùa vàng

Pù Luông bước vào thời điểm giao mùa. Hơi lạnh chớm nhẹ trong lớp sương sớm mai, đọng trên những vạt lúa đã ngả màu vàng. Lúa đương lúc chờ tay người gặt, còn du khách sẽ bước vào hành trình khám phá mới: trải nghiệm mùa vàng Pù Luông.

Cổng trời Pù Luông: Khám phá điểm 'check-in,' săn mây siêu hot

Không chỉ nhờ rừng nguyên sinh mà Pù Luông mới có bầu không khí trong lành, mát mẻ như Sapa, mà nơi đây hấp dẫn hơn bởi cảnh quan bốn mùa như 4 bức tranh thiên nhiên quyến rũ và đầy màu sắc.

Du lịch và sự phát triển của cộng đồng

Du lịch tự bản thân nó là tổng hòa của nhiều yếu tố hữu hình và vô hình. Nếu lấy sản phẩm hay điểm đến là trung tâm, thì xoay quanh là các yếu tố hữu hình như nhà hàng, khách sạn, giao thông - vận tải, viễn thông... Đồng thời, là các yếu tố vô hình như văn hóa ứng xử, tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, sự cảm nhận và hài lòng của du khách... Chính vì lẽ đó, du lịch không thể cô lập mình nó một thế giới; mà ngược lại, du lịch chỉ có thể phát triển tốt khi có sự tham gia của nhiều ngành kinh tế - dịch vụ liên quan. Đặc biệt, nó chỉ có thể phát triển bền vững nếu gắn chặt với cộng đồng nói chung.

Du lịch sinh thái cộng đồng: Hài hòa giữa phát triển với bảo vệ cảnh quan môi trường

Một vấn đề trọng tâm hay nguyên tắc trong phát triển loại hình du lịch sinh thái là sự phù hợp của nó với môi trường. Do đó, tăng cường tính trách nhiệm và đạo đức của các bên liên quan đối với môi trường tự nhiên và văn hóa là vấn đề luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng và khai thác loại hình du lịch sinh thái.

'Điểm sáng' trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh

Dựa trên nguồn tài nguyên để định hướng hay đặt ra các mục tiêu phát triển và dự kiến các con số tăng trưởng du lịch là việc dễ. Cái khó là bắt tay vào làm bằng quyết tâm cao nhất và những giải pháp cụ thể, thiết thực thì không phải địa phương nào cũng thành công. Trong thực trạng chung đó, Bá Thước đang nổi lên như một 'điểm sáng' trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh, nhờ sự định hướng đúng đắn và những bước đi, cách làm du lịch phù hợp.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống ở huyện Bá Thước

Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, trong những năm qua huyện Bá Thước đã thu được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng bản Báng

Bản Báng thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc xã Thành Sơn (Bá Thước). Từ lâu, thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này cảnh sắc tuyệt vời của vùng sơn cước, cùng với nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Thái đã tạo nên một điểm du lịch cộng đồng lý tưởng cho du khách gần xa. Đến bản Báng một lần, để rồi, không chỉ trải nghiệm vẻ đẹp của quê hương, xứ sở, mà còn thêm yêu, thêm quý đất và người miền núi xứ Thanh.

Huyện Bá Thước phát triển du lịch sinh thái cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bá Thước được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú. Cùng với đó, còn có cả kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, Mường. Phát huy những lợi thế trên, những năm gần đây huyện Bá Thước đã có nhiều giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các sản phẩm đặc trưng vùng miền

Các sản phẩm đặc trưng vùng miền như: Ẩm thực, hàng thủ công, hàng lưu niệm... là những yếu tố hấp dẫn, độc đáo mang thông điệp về văn hóa của mỗi vùng đất và người dân địa phương, tạo dấu ấn khác biệt, góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho các điểm du lịch.

Kho Mường những ngày vào thu

Từ thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước đi theo hướng Tây Bắc vòng quanh chân núi vào đến bản Kho Mường, xã Thành Sơn ước chừng gần 30 cây số. Bản Kho Mường nằm trong thung lũng được bao bọc bởi dãy núi đá vôi sừng sững, nguyên sơ. Trong cái nắng ngọt của mùa thu, Kho Mường như tấm thổ cẩm dệt từ sắc vàng của lúa vừa chín tới, xen kẽ với màu xanh của lúa trổ đồng, quyện với sắc nắng, màu trời, cùng những áng mây lượn lờ quanh các chóp núi vươn cao, điểm tô những ngôi nhà sàn dựa mình vào vách núi như thực như mơ, làm đắm say biết bao du khách.

Giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn mới khu vực miền núi: Sự lên tiếng của văn hóa tộc người

Dưới góc nhìn nông thôn mới (NTM), văn hóa là sự hài hòa và gắn kết bền chặt của hai yếu tố hiện đại – tiên tiến và bản sắc – truyền thống. Song, không thể phủ nhận, trong xây dựng NTM ở khu vực miền núi, nhất là với lĩnh vực văn hóa, không thể không đề cao 'tiếng nói' của bản sắc văn hóa tộc người.

Bá Thước: Sức hút từ tiềm năng du lịch

Bá Thước được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, giàu giá trị. Đó là cảnh quan sông núi và hệ sinh thái đa dạng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; là nhiều di tích lịch sử có giá trị như đồn Cổ Lũng, sân bay Pù Luông và những nếp nhà sàn truyền thống trong không gian văn hóa vùng núi; là lối ẩm thực riêng có và hấp dẫn với xôi hấp gà Kho Mường, vịt thác Hiêu Cổ Lũng... Chẳng thế mà, Bá Thước không chỉ ngày càng hấp dẫn khách du lịch, mà còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư.

Hồ Duồng Cốc - viên ngọc xanh giữa đại ngàn

Nhiều người ví hồ Duồng Cốc (hay còn gọi là hồ Thạch Minh) như 'cô sơn nữ' ngủ yên giữa núi rừng. Nhưng giờ đây 'cô sơn nữ' đã được đánh thức, tươi đẹp từng ngày, gọi mời du khách gần xa đến chiêm ngưỡng...

Huyện Bá Thước: Đón 21.971 lượt khách đến tham quan du lịch

6 tháng đầu năm 2019, huyện Bá Thước đón 21.971 lượt khách đến tham quan du lịch, trong đó khách nước ngoài là 5.497 lượt người, khách trong nước 16.474 lượt người. Toàn huyện hiện có 69 cơ sở lưu trú đủ điều kiện đón tiếp khách, trong đó có 42 cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng tại Pù Luông có sức chứa 742 du khách/ngày.