Nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) là một trong những điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) được đưa vào khai thác chưa lâu. Nhờ giữ được vẻ mộc mạc, nguyên sơ mà nơi đây trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách.
Huyện Tân Lạc - Mường Bi được là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - ' Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động'. Mường Bi có nền văn hóa dân tộc Mường đậm đà bản sắc với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là những tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch.
Tuyến đường 435 từ TP Hòa Bình đi xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) - Suối Hoa (Tân Lạc), cơ bản hoàn thành, đi lại dễ dàng, thuận lợi đang mở ra cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình và thúc đẩy kinh tế, thiện dân sinh trong khu vực.
Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có 6 dân tộc anh em gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông cùng chung sống. Khu vực hồ thủy điện Hòa Bình là địa bàn sinh sống lâu đời của người Mường, nơi có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây hiện là điểm đến hấp dẫn bởi những mô hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Là vùng đất giao thoa, kề cận với Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giàu bản sắc văn hóa, phong cảnh thiên hữu tình, khí hậu trong lành là những nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch. Tỉnh ta đang triển khai những giải pháp cụ thể khai thác tiềm năng, lợi thế đánh thức và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Tân Lạc đã có sự đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao… để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) có 91 hộ đồng bào dân tộc Mường sống chủ yếu bằng trồng rừng, trồng màu và đánh bắt cá ở lòng hồ Hòa Bình. Đến với bản Ngòi, du khách có cơ hội tìm hiểu đời sống văn hóa, trải nghiệm cùng người Mường chân chất và thân thiện, tận hưởng cảm giác bình yên.
Cùng với vẻ đẹp bình yên, vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc) hôm nay còn là bức tranh trù phú với những sườn đồi bưởi đỏ, bưởi da xanh sai trĩu quả, những con đường bê tông điểm tô sắc hoa rực rỡ dẫn bước du khách đến điểm du lịch cộng đồng... Từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn đổi mới để tạo những bước đột phá trong phát triển KT - XH, Tân Lạc đã, đang có những chuyển mình mạnh mẽ để từng bước trở thành huyện khá của tỉnh.
Hồ Hòa Bình với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng những điểm du lịch hấp dẫn đã, đang trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Hòa Bình. Tại đây, khách du lịch không chỉ được đắm mình trong không gian yên tĩnh của sông nước hữu tình, hiền hòa, mà còn được khám phá, thử cảm giác mạnh với các trò chơi trên hồ như chèo thuyền kayak, bè mảng, thuyền tôm…
Với tiềm năng, lợi thế về văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên cùng sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng được du khách biết đến và lựa chọn là điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Lạc đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Từ đó, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể, xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH trên địa bàn.
Trong thời hiện đại, việc coi trọng các giá trị văn hóa gia đình sẽ góp phần giữ vững ổn định xã hội, làm cho những giá trị tích cực lan tỏa trong đời sống.
Trong 3 năm qua (2017 - 2020), tỉnh đã mở 11 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các tổ chức, đơn vị và người dân hoạt động kinh doanh du lịch trên hồ Hòa Bình.
Năm 2017, ghi dấu bước khởi đầu về du lịch ở bản Mường ven hồ xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc). Với sự đồng hành của Công ty CP Đầu tư Du lịch Hòa Bình, bản Ngòi đã xuất hiện những hộ làm homestay đầu tiên, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu du lịch hồ Hòa Bình.
Bài 2- Thấp thoáng những 'bãi bồi' trù phú (HBĐT) - Ven hồ Hòa Bình hiện tại thực chất không có những bãi bồi. Bởi, trước khi đắp đập, ngăn sông Đà, hàng nghìn hộ dân sống ở ven sông đã phải di dời đi nơi khác, hoặc vén lên ở vùng đất cao hơn. 'Bãi bồi' mà tôi nhắc đến là những ngôi làng nhỏ, người dân đang dựa vào nguồn lợi từ vùng hồ để kiếm kế sinh nhai.
Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình chỉ cách Hà Nội xấp xỉ 80km, đường đi lại khá thuận tiện. Nơi đây mở cửa đón khách quanh năm, nhưng muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng thủy điện Hòa Bình xả nước trắng xóa, bạn nên đến vào mùa mưa (tháng 9, 10 âm lịch).
Bài 1 - Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình (HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật cho những vùng đất khó ven hồ Hòa Bình vươn lên phát triển KT-XH. Sau giấc ngủ dài, giờ đây, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); xóm Ké - xã Hiền Lương, khu du lich cộng đồng Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Sưng - xã Cao Sơn (Đà Bắc) trở thành những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Nhặt hạt dẻ rừng bao giờ cũng thú vị, đặc biệt là đối với những vị khách đến từ thành phố, chưa từng được tận mắt thấy bất kỳ một cây hạt dẻ rừng nào nữa là việc tận tay chạm vào cái vỏ xù xì đầy gai của quả dẻ. Chúng tôi đã có một chuyến nhặt hạt dẻ rừng đầy thú vị như thế ở một xóm nhỏ ven bờ sông Đà: xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Dệt thổ cẩm là nét tinh hoa văn hóa của dân tộc Mường, Thái trên địa bàn tỉnh. Theo thời gian, thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau, người Mường, người Thái Hòa Bình giữ gìn, phát triển nghề dệt truyền thống. Những tấm thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo của người phụ nữ.
Hồ Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Đi thuyền khám phá hồ Hòa Bình là trải nghiệm thú vị, thu hút khách du lịch. Trên thuyền, du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự hùng vĩ của hồ Hòa Bình.
Ngòi Hoa là xã vùng thượng của huyện Tân Lạc. Người dân sinh sống ven lòng hồ Hòa Bình. Các xóm: Ngòi, Bưng, Nẻ còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, không gian trong lành, xanh mát, con người thân thiện, mến khách cùng những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường… Đây là những tiềm năng, thế mạnh để cấp ủy, chính quyền xã xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ phát triển KT-XH, tiến tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Đồng chí Đỗ Lê Phương, Phó trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL) cho biết: Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Sở VH-TT&DL đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực làm việc tại các điểm du lịch trong khu vực hồ Hòa Bình đa số là những người nông dân quen với công việc thuần nông, chưa có kiến thức, kỹ năng về du lịch. Chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thực sự cần thiết và quan trọng để đáp ứng sự hài lòng, tạo ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất, con người vùng hồ sông Đà.
Với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cùng những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng địa phương, không gian lòng hồ Hòa Bình đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Huyện Tân Lạc có 3 xã Trung Hòa, Ngòi Hoa, Phú Vinh nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong thời gian qua, để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tăng cường mời gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến thăm quan, khảo sát và trải nghiệm. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp để giúp địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch lòng hồ.