Tối 2/10, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức Hội nghị mở rộng ra Nghị quyết lãnh đạo chuyển hoạt động của Sở Y tế vào trạng thái khẩn cấp về quốc phòng. Đây là nội dung diễn tập nằm trong khung diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2024.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành văn bản số 4203/UBND – KT ngày 17/9/2024 về việc thực hiện Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và Công điện số 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.
Ngày 9/9, do ảnh hưởng cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), mực nước sông Thao đã lên đến mức báo động 3. Một số khu vực trên địa bàn huyện đã bị ngập úng, vì vậy huyện đã lên phương án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có mưa to đến rất to kèm dông lốc. Nước trên sông Hồng ở mức báo động 3 và đang tiếp tục dâng cao trong sáng 9/9, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại nặng, nhà cửa bị chìm trong nước, 289 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Sáng 8/9, đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ trì hội nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các Sở, ngành triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3.
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, vào hồi 16 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 (bão YAGI) vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc, 106,5 độ Kinh Đông (trên trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 và di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15-20km/h.
Ngày 7/9/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1782/UBND-NNTNMT về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự báo khoảng trưa đến chiều nay (7/9), tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ cấp 10-12. Trong đó, Hà Nam nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão. Để chủ động ứng phó với siêu bão, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung theo dõi bám sát thông tin dự báo, cảnh báo diễn biến tình hình mưa, bão, hoàn thiện, triển khai phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế, chủ động, kịp thời theo đúng phương châm '4 tại chỗ', 'xử lý giờ đầu', không để thiệt hại do mưa bão gây ra.
Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2024, ngay từ sáng sớm ngày 6/9, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn đã triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn như: cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố nhà ở, biển hiệu, các công trình công cộng, hệ thống lưới điện, viễn thông...
Bão số 3 (bão Yagi) được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành Công văn số 1270-CV/TU ngày 5/9/2024 về việc ứng phó cơn bão số 3; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Công văn số 1767/UBND-NNTNMT chỉ đạo về việc tập trung ứng phó khẩn cấp cơn bão này.
Sáng ngày 05/9/2024, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo từ sáng ngày 06/9/2024, bão ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc bộ với sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; từ đêm ngày 06/9/2024 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liên, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền.
Vào hồi 15 giờ 00 phút, ngày 5/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND yêu cầu các Sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó bão số 3 (Tên quốc tế YAGI).
Sáng 28/6, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Nhận thức được tầm quan trọng bao trùm của Đề án 06 vừa là nền tảng cốt lõi vừa là động lực tạo đột phá trong công tác chuyển đổi số toàn diện, hiệu lực hiệu quả, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố.
Để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND, về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội đã có nhiều đổi mới, chuyển đổi cách tiếp cận chính sách xã hội từ 'bảo đảm và ổn định' sang 'ổn định và phát triển', đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 30/1, UBND tỉnh ban hành Công văn số 195/UBND-KT gửi các ngành và UBND các huyện, thành phố về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại kéo dài.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 26/1/2024 về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Ngày 24/01/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Ghi nhận ban đầu của các địa phương, rét đậm, rét hại đã làm 38 con trâu bò bị chết rét. Hiện, các địa phương đang tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với rét đậm, rét hại.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, những ngày qua, nhiệt độ tại Cao Bằng giảm sâu, gây ra đợt rét đậm rét hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và sản xuất của nhân dân.
Từ ngày 20-25/01, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra đợt rét đậm, rét hại kèm mưa nhỏ, mưa vừa trên diện rộng; lượng mưa trung bình từ 5-10 mm, nhiệt độ trung bình phổ biến từ 7-10 độ, các khu vực vùng cao có nơi dưới 3 độ, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 453/UBND-NN về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại.
Những ngày này, cùng cả miền Bắc, Yên Bái đang bước vào đợt rét hại kỷ lục kể từ đầu đông. Dự báo không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường; trời rét đậm, rét hại, có khả năng xuất hiện băng giá, sương muối. Nhiệt độ phổ biến sẽ từ 8 – 15 độ C, vùng núi cao có thể xuống dưới 2 độ C, có nơi dưới 0 độ C. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành công điện số 01/CĐ-UBND yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời có các giải pháp chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Ngày 17/1, UBND tỉnh ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước (HH,TN) trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Công điện số 01 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các quận, huyện đã khẩn trương, tích cực triển khai, huy động các lực lượng làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật mở tài khoản cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH) trước ngày 16/1.
Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND (ngày 12-1-2024) của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt, từ ngày 13-1 đến nay, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, tập trung làm thủ tục đăng ký mở tài khoản cho người dân. Mục tiêu là hoàn thành việc mở tài khoản trước ngày 16-1-2024 để bảo đảm lợi ích tối đa cho người dân thuộc diện hưởng chính sách an sinh xã hội.
UBND thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.
Ngày 12/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Ngày 8/1, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Chiều tối 11/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công điện khẩn gửi các cơ quan, đoàn thể, các địa phương, các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong tỉnh về việc chủ động ứng phó với thiên tai, trong đó nâng cấp cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp lên mức 2.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo sẽ xuất hiện các đợt mưa và mưa lớn kéo dài với xác suất trên 70% trong 10 ngày tới, tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, có nơi trên 500mm.
Sáng 10-10, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, đơn vị phát đi công điện khẩn gửi các cơ quan, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các chủ hồ thủy lợi, thủy điện nhằm ứng phó với đợt mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất 10 ngày tới.
Ngày 14/9, Đoàn lãnh đạo quận Tây Hồ do Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Nguyễn Anh Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân...
Để chủ động phòng, tránh và hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do ảnh hưởng của bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất gây ra, ngày 17/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ra Công điện số 01/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 01 (tên quốc tế là TALIM) năm 2023.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Ngày 15/5, UBND tỉnh ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, trong 4 ngày qua (từ ngày 14 đến 17-10), trên địa bàn huyện Sóc Sơn xảy ra 3 vụ cháy rừng liên tiếp. Theo thống kê sơ bộ ban đầu, các đám cháy gây thiệt hại khoảng 8ha cây rừng và thảm thực bì.
Thực hiện các biện pháp ứng phó với bão số 4, tỉnh Khánh Hòa thực hiện cấm tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy sản từ 16h ngày 26/9 và cấm biển từ 14h ngày 27/9.
Chủ động ứng phó bão NORU (bão số 4), tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh, sinh viên nghỉ học kể từ 07 giờ ngày 27/9/2022; yêu cầu các địa phương hoàn thành việc di dời, sơ tán dân trước 10 giờ ngày 27/9/2022; yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình trên biển, ven biển, cửa sông tạm dừng việc thi công trước 12 giờ ngày 26/9/2022, di dời ngay toàn bộ người và thiết bị, máy thi công ra khỏi công trường đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 26/9/2022;
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão Noru, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6 - 8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8 - 10m; biển động dữ dội.
Ngày 24/9, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã có công điện số 01/CĐ-UBND về việc yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh, các sở, ban ngành, địa phương, các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện chủ động ứng phó bão Noru.