Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác

Cuối tháng 8 năm 1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Những giá trị lịch sử ấy cần được giới thiệu đến người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Căn nhà nhỏ ven sông đón Bác về từ Chiến khu Việt Bắc

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, vẫn còn lưu giữ nhiều di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Men theo đê sông Hồng, nằm lọt thỏm trong lòng một ngôi làng tại quận Tây Hồ, có một căn nhà gạch nhỏ, là nơi Bác Hồ đã từng lưu dấu để chuẩn bị cho những bước ngoặt lịch sử vĩ đại.

Thăm lại ngôi nhà lịch sử từng 2 lần đón Bác

Ở gian giữa ngôi nhà là một bàn thờ có ảnh Bác Hồ, lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và câu khẩu hiệu: 'Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại'.

Nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập

Tại sao Bác Hồ lại chuyển về nhà 48 Hàng Ngang để viết Tuyên ngôn Độc lập? Cô hướng dẫn viên đặt câu hỏi cho du khách đồng thời tiết lộ, trước khi ở nhà 48 Hàng Ngang, Bác Hồ đã ở tại một ngôi nhà phía ngoại thành Hà Nội…

Chuyện chưa kể ở 'làng' cách mạng - nơi Bác Hồ dừng chân, trước khi tiến vào Quảng trường đọc Tuyên ngôn độc lập

Trước thềm kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, làng Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp, rôm rả bởi những câu chuyện về Bác, về vùng an toàn khu Thủ đô thuở nào còn nguyên vẹn những kỷ niệm lịch sử...

Người phụ nữ hơn 20 năm thầm lặng gìn giữ nơi ở đầu tiên của Bác Hồ tại Hà Nội

Từ khi về làm dâu nhà cụ Nguyễn Thị An (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), nhà cụ An là nơi ở đầu tiên của Bác Hồ sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1964) đã lặng lẽ góp phần lưu giữ và tham gia bảo tồn những hiện vật tại ngôi nhà lịch sử này.

Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Ngoài Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội còn có nhiều di tích gắn với cuộc đời hoạt động của Bác, trong đó có những di tích gắn với những bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn trân trọng, gìn giữ những di tích này và tổ chức thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Ngoài Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội còn có nhiều di tích gắn với cuộc đời hoạt động của Bác, trong đó có những di tích gắn với những bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn trân trọng, gìn giữ những di tích này và tổ chức thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Lưu giữ 'địa chỉ đỏ' bằng tấm lòng cao thượng

Đến thăm Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc khi trở về Thủ đô tháng 8-1945 ở Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), chúng tôi có được hình dung rõ nét hơn về vị lãnh tụ kính yêu, về một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, của Thủ đô. Ngôi nhà được nâng niu, gìn giữ chăm chút cẩn thận với từng viên gạch, từng vân gỗ, từng góc tường…

Thăm ngôi nhà 2 lần được đón Bác Hồ

Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chúng tôi đến thăm căn nhà số 6 ngõ 319 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội – một cơ sở cách mạng trong kháng chiến nơi Bác Hồ đã ghé thăm và ở lại 2 ngày. Nắng và gió mùa thu lùa vào căn nhà cạnh triền đê Yên Phụ khiến du khách đến nơi đây cảm thấy như nhẹ nhàng, thư thái hơn.

Trân trọng từng hiện vật về Bác Hồ

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Người đã dừng chân tại ngôi nhà của bà Nguyễn Thị An ở thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội). Ông Công Ngọc Dũng - cháu nội của cụ Nguyễn Thị An, nhiều năm qua, đã gìn giữ từng hiện vật nhỏ nhất liên quan đến Bác, coi đó là niềm tự hào của gia đình, dòng họ.

'Địa chỉ đỏ' về giáo dục truyền thống cách mạng

Đúng dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Bác Hồ từ Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội (23/8/1945 - 23/8/2019), Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) vinh dự được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Là một trong số ít di tích hai lần được đón Bác về thăm, đây xứng đáng là 'địa chỉ đỏ' về giáo dục truyền thống và tinh thần yêu nước, có vai trò quan trọng trong hệ thống di tích cách mạng của thành phố Hà Nội.

Tháng Tám ở ngôi nhà lịch sử

Tháng 8/1945, trước khi viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác Hồ đã dừng chân tại một căn nhà ở làng Gạ (nay là làng Phú Gia, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngôi nhà vừa được TP Hà Nội trao Bằng Di tích lịch sử cấp TP.rn