Giá vàng thế giới hôm nay 1/4 tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay. Tính đến chiều nay, vàng được giao dịch quanh mức giá 2.265,7 USD/ounce.
Giá vàng thế giới hôm nay (1/4) tiếp tục 'phi' lên mức kỷ lục mới, đắt nhất từ trước đến nay, 2.256,7 USD/ounce, khi thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến của Cục Dữ trữ Liên bang ngày càng tới gần và các ngân hàng Trung ương liên tiếp bổ sung vàng vào kho dự trữ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng lên 81,02 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao 'chót vót', tiến sát 71 triệu đồng/lượng.
Hoạt động du lịch và chi tiêu của Trung Quốc đã tăng vọt trên mức trước đại dịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một dấu hiệu cho thấy tiêu dùng đang được cải thiện ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Báo cáo Triển vọng năng lượng Bờ Vịnh (GCEO) 2024 đã tập hợp ý kiến đóng góp từ hàng chục tổ chức công nghiệp, chính phủ tiểu bang, dân sự và thương mại trong khu vực Bờ Vịnh của Hoa Kỳ.
Chỉ còn chưa đầy 1 năm là đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, và các vấn đề kinh tế một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của các cử tri trên khắp cả nước.
Các quan chức của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc và do đó, lãi suất có thể sẽ cần phải tăng thêm nữa để giảm bớt áp lực từ việc giá cả tăng cao.
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức cảnh báo chu kỳ bùng nổ và suy thoái sẽ quay trở lại trong năm nay. Cùng với đó, làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra ở các công ty, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.
Trung Quốc và Brazil đang chuyển sang một nấc thang mới trong thương mại song phương, từ đó có thể đẩy đồng USD ra khỏi Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Thay vì đa dạng hóa nguồn thu và đối tượng khách hàng, việc sụp đổ của ba ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Bank ở Mỹ đều chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định.
Cùng với triển vọng kinh tế tươi sáng hơn tại Mỹ và EU, việc Trung Quốc mở cửa trở lại bắt đầu từ ngày 8/1 cũng góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cùng với triển vọng kinh tế tươi sáng hơn tại Mỹ và EU, việc Trung Quốc mở cửa trở lại bắt đầu từ ngày 8/1 cũng góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk cho rằng, sự suy giảm kinh tế toàn cầu có thể kéo dài thêm 1 năm rưỡi nữa, cụ thể là đến màu xuân năm 2024.
Ngày 4/10, tổng nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 31 nghìn tỷ USD, một dấu mốc đáng ngại trong bối cảnh bức tranh tài khóa dài hạn của Mỹ trở nên u ám vì lãi suất liên tục tăng.
Quyết định tăng lãi suất của Fed thêm 0,75% lần thứ hai liên tiếp được đánh giá là 'liều thuốc đắng' nhưng phải xử lý vì lợi ích của mọi người.
Giá vàng thế giới phiên cuối tuần (9/7) tăng nhẹ, giao dịch ở mức 1.742,6 USD/ounce, trong bối cảnh đồng USD có chút suy yếu. Cùng chiều, giá vàng trong nước cũng tăng nhẹ với mức tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/lượng, giao dịch quanh 68,5 triệu đồng/lượng.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã buộc phải có động thái can thiệp nhằm kiềm chế lạm phát, cũng như tránh cho nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng của những năm 1970-1980.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được dự báo quyết định tăng lãi suất thêm 0,5% sau cuộc họp kín. Thông tin này khiến thị trường tiền số phản ứng nhẹ.
Sáng 18/4, giá Bitcoin giảm mạnh về mức 38.900 USD, thấp nhất trong một tháng qua do nhiều thông tin tiêu cực từ thị trường.
Tối 13/4, Bitcoin bất ngờ bật tăng sau một tuần giảm giá. So với đáy 39.400 USD trong 7 ngày qua, BTC đã tăng khoảng 5,6%.
Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.
Ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh yêu cầu Cục Dữ trữ liên bang xem xét xem khả năng tạo ra một đồng tiền điện tử chính thức.
Do những căng thẳng về chuỗi cung ứng cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong năm 2021 tăng cao nhất kể từ năm 1982.
Các chuyên gia kinh tế ước đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong năm 2021 tăng cao nhất kể từ năm 1982, do những căng thẳng về chuỗi cung ứng cùng với nhu cầu tiêu dùng tăng, đẩy giá hàng hóa tăng.
Hồi phục kinh tế toàn cầu đang gặp phải trở lực lớn từ xu hướng dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, đại dịch chỉ là một trong số nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của nhà đầu tư trong năm 2022.
Giới chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cho quý đầu năm 2022, do đứt gãy sản xuất, chuỗi cung từ làn sóng bùng phát COVID-19 mới nhất.
Tuy được xem như hàng rào chống lạm phát chính thống, giá vàng vẫn giảm khoảng 5% trong năm nay.
Một số nhà kinh tế học dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2022, sau khi một nghị sĩ của đảng Dân chủ dường như vừa tung đòn giáng chí tử vào kế hoạch chi tiêu 1,75 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, khiến triển vọng càng trở nên ảm đạm khi biến chủng Omicron đang gây lo ngại toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay 20/11: Tiếp tục giảm, WTI ngưỡng 41,65 USD/thùng; Dầu Brent ngưỡng 44,02 USD/thùng.
Theo giới chuyên gia và đầu tư, số liệu GDP quý I và cuộc họp thường kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là hai yếu tố chính sẽ tác động tới giá vàng thế giới trong tuần tiếp theo.
Số người nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (covid-19) tại Washington - Mỹ hôm 3-3 đã tăng thêm 3 người, nâng tổng số trường hợp tử vong tại nước này lên 9.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất do lo ngại sự lây lan của virus corona sẽ gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thứ Năm ngày 12/7, Tổng thống Trump lại tiếp tục có những phát ngôn chỉ trích tiền mã hóa Bitcoin. Đương nhiên, Libra của Facebook cũng trở thành mục tiêu của ông Trump.