Vua Charles cho biết Khối thịnh vượng chung nên thừa nhận lịch sử 'đau thương' của mình, khi các quốc gia châu Phi và Caribe thúc đẩy Vương quốc Anh bồi thường cho vai trò trong chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương.
Một lực lượng an ninh quốc tế do quân đội Kenya làm nòng cốt đã được triển khai ở Haiti từ nhiều tháng qua nhằm đảm bảo an ninh cho dân thường Haiti khỏi tình trạng bạo lực giữa các băng đảng tội phạm vốn đã làm mưa làm gió tại quốc gia nhỏ bé, nghèo khó ở vùng Caribe này. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Liên hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường đưa lực lượng an ninh đến Haiti để hỗ trợ lực lượng hiện hữu.
CNN đã trở thành hãng truyền thông đầu tiên trên thế giới tiếp cận được phái bộ nước ngoài được cử đến để 'dẹp loạn' băng đảng ở Haiti. Một số khu vực của Thủ đô Port-au-Prince đang cho thấy dấu hiệu hồi sinh, nhưng ở các 'khu vực đỏ' trên khắp thành phố, các băng đảng vẫn đang cố thủ và cuộc chiến mới chỉ vừa bắt đầu.
Ngày 14/8, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness ban bố tình trạng khẩn cấp tại giáo xứ Clarendon ở miền Nam nước này sau khi 8 người thiệt mạng trong các vụ tấn công bằng súng tối 11/8.
Theo phóng viên TTXVN tại vùng Caribe, ngày 14/8, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại giáo xứ Clarendon ở miền Nam nước này sau khi 8 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ 7 tuổi, tối 11/8 (giờ địa phương) trong nhiều vụ tấn công bằng súng.
Quan hệ Việt Nam-Suriname trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao phát triển tốt, tuy nhiên về lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư còn rất nhiều tiềm năng mà hai bên có thể khai thác.
Tổng thống Chan Santokhi mong muốn trong nhiệm kỳ của Đại sứ Bùi Văn Nghị sẽ giúp quan hệ giữa Suriname-Việt Nam phát triển mạnh mẽ và gần nhau hơn trên cả bình diện song phương, đa phương.
Các nhà lãnh đạo khu vực Caribe vẫn đang đánh giá tổn thất tài chính do bão Beryl gây ra, sau khi cơn bão đầu mùa từ Đại Tây Dương này đã tàn phá Jamaica và các đảo phía Đông Caribe.
Cảnh báo bão được ban bố ở nhiều quốc gia vùng Caribe. Venezuela đình chỉ các chuyến tàu ở miền Trung và Đông đến hết 2/7, đồng thời kích hoạt Hệ thống quản lý rủi ro quốc gia để ứng phó.
Siêu bão Beryl quét qua vùng biển Caribe đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và nhiều người mất tích, gây quan ngại khắp khu vực. Tuy nhiên, đến chiều 2/7 (giờ địa phương), bão đã giảm xuống cấp 4 sau khi đạt cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.
Ngày 01/7, lãnh đạo các nước trong Cộng đồng Caribe (Caricom) đã nhất trí hoãn hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 47, dự kiến được tổ chức từ ngày 3-5/7 tại Grenada, để tập trung chuẩn bị ứng phó với cơn bão cấp 4 Beryl.
Ngày 25/6, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ cử 4 chuyên gia đến giám sát cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra ngày 28/7 tại Venezuela, theo lời mời từ Hội đồng bầu cử của quốc gia Caribbean.
Ngày 9/6, Đại sứ quán các nước ASEAN tại Caracas phối hợp với Bộ Ngoại giao Venezuela và Đại sứ quán các nước Cộng đồng Caribe (CARICOM) tổ chức giải bóng đá hữu nghị ASEAN-CARICOM 2024.
Ngày 9/5, Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM), nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực.
Ngày 6/5, Tổng thống Surinam Chan Santokhi tuyên bố nước này sẵn sàng cử quân đội và cảnh sát đến Haiti để hỗ trợ lực lượng an ninh của quốc gia Caribe này trong quá trình chuyển tiếp chính trị.
Các ưu tiên của Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) của Haiti là khôi phục an ninh, tổ chức hội nghị quốc gia và cải cách hiến pháp, đồng thời tổ chức các cuộc tổng tuyển cử dân chủ.
Ngày 24/4, Cộng đồng Caribe (Caricom) kêu gọi các quốc gia thành viên ký và phê chuẩn Hiệp định về Biển cả, được Liên hợp quốc thông qua ngày 19/6/2023 sau hai thập kỷ đàm phán.
Chiếc máy bay C-130 của Không quân Mỹ đã tới sân bay quốc tế Toussaint Louverture của Haiti ngày 23/4 để đưa lực lượng tiếp viện đến bảo vệ Đại sứ quán nước này tại Haiti.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, ngày 24/4, Bộ Tư lệnh phương Nam (USSOUTHCOM) thuộc quân đội Mỹ xác nhận đã cử 1 máy bay quân sự cùng quân tiếp viện đến bảo vệ Đại sứ quán nước này tại Haiti.
Ngày 12/4, chính phủ Haiti đã ban hành nghị định chính thức thành lập Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) gồm 9 thành viên nhằm khôi phục tình hình an ninh trật tự tại quốc gia Caribbean này.
Nghị định chính thức thành lập Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp nêu tên 9 đảng chính trị và khu vực xã hội có đại diện trong hội đồng, bao gồm cả hai quan sát viên không bỏ phiếu.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảng, ngành và liên minh chính trị trong Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) của Haiti đã hoàn tất thỏa thuận chính trị, trong đó vạch ra lộ trình cho các nhiệm vụ mà cơ quan này sẽ gánh vác.
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela cho biết cơ quan này đã mời Liên hợp quốc, EU, nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và Trung tâm Carter làm quan sát viên bầu cử.
Chính quyền Haiti cũng quyết định kéo dài thời gian giới nghiêm trên toàn khu vực đến ngày 10/4 nhằm lập lại trật tự và thực hiện các biện pháp thích hợp để kiểm soát tình hình.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe dẫn thông tin từ Tổng Giám đốc Thư viện Quốc gia Haiti Dangelo Neárd xác nhận băng nhóm tội phạm có vũ trang đã tấn công cơ sở nằm ở trung tâm thủ đô này trong ngày 3/4, phá hủy nhiều tài liệu quý hiếm hơn 200 năm tuổi và có tầm quan trọng về mặt di sản.
Người đứng đầu đảng Lãnh đạo Trẻ Tiến bộ Haiti, ông Werley Nortreus, đã đề xuất với Cộng đồng Caribe (Caricom) một kế hoạch B để tái lập trật tự chính trị tại quốc gia nghèo nhất Mỹ Latinh này.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, việc chính thức thành lập Hội đồng Tổng thống Chuyển tiếp (CPT) của Haiti tiếp tục bị trì hoãn do những bất đồng và yêu cầu của các thành viên.
Cảnh sát quốc gia Haiti (PNH) đã trấn áp thành công vụ tấn công của băng nhóm tội phạm có vũ trang sáng 2/4 (giờ Việt Nam) nhằm vào Cung điện Quốc gia - biểu tượng quyền lực chính trị của nước này. Các đơn vị phụ trách an ninh của Cung điện quốc gia Haiti đã hỗ trợ cảnh sát đẩy lùi vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tại quảng trường chính của thủ đô Haiti Champs de Mars, gần Cung điện Quốc gia.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, Cảnh sát quốc gia Haiti (PNH) đã trấn áp thành công vụ tấn công của băng nhóm tội phạm có vũ trang sáng 2/4 (giờ Việt Nam) nhằm vào Cung điện Quốc gia - biểu tượng quyền lực chính trị của nước này.
Chính phủ Canada cho biết nước này đã sơ tán thành công 153 công dân thuộc nhóm 'dễ bị tổn thương nhất' từ Haiti sang Cộng hòa Dominicana trong một chiến dịch không vận tuần trước. Canada cũng đã cử khoảng 70 binh sĩ đến Jamaica để huấn luyện một đội quân của Cộng đồng Caribe (Caricom) được cử đi làm nhiệm vụ ở Haiti.
Pháp đã đạt được thỏa thuận với Guyana về việc mở đại sứ quán tại đất nước Caribbean vào năm tới, trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện việc này.
Ngày 20/3, truyền thông Haiti đưa tin, Ngân hàng trung ương nước này đã bị tấn công - vụ việc mới nhất trong làn sóng bạo lực đẫm máu tại quốc gia Caribe. Mặc dù đã có những giải pháp được đưa ra, song các băng nhóm tội phạm vẫn kiểm soát tới 80% thủ đô Port-au-Prince, đẩy sự an toàn của người dân vào tình thế nguy hiểm với lo ngại về một thảm họa nhân đạo.
Bạo lực và bất ổn chính trị đã khiến Haiti chìm sâu hơn nữa vào khủng hoảng. Những diễn biến gây rúng động liên tục diễn ra, tạo nên bức tranh tương lai vô định cho đảo quốc nghèo đói này.
Tại Haiti, các bên liên quan ở quốc gia này đã tiến 'rất gần' tới việc đạt được nhất trí về các thành viên của Hội đồng chuyển tiếp, cũng như trong việcduy trì thảo luận tích cực với các nhà lãnh đạo của Cộng đồng Caribe (CARICOM).
Khoảng 1.000 công dân Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti trong bối cảnh làn sóng bạo lực băng đảng đang tàn phá quốc gia Mỹ Latinh.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, khoảng 1.000 công dân Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti trong bối cảnh làn sóng bạo lực băng đảng đang tàn phá quốc gia nghèo nhất Mỹ Latinh này.
Thủ tướng Haiti Ariel Henry đã tuyên bố từ chức khi cuộc nổi dậy của các băng đảng chống lại chính phủ đưa đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn và khiến ông không thể trở về khi đang công du nước ngoài. Một khoảng trống quyền lực đang bỏ ngỏ và chưa biết ai sẽ là người có đủ quyền lực để lãnh đạo đất nước.
Ngày 17-3, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc tại Haiti, ông Jean-Martin Bauer cho biết, khoảng 1,4 triệu người dân nước này đang trên bờ vực nạn đói và hơn 4 triệu người cần viện trợ lương thực.
Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói triền miên là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
Ngày 14-3, theo CNN, Haiti đang phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn hơn nữa khi cựu Thủ tướng Ariel Henry khẳng định, chỉ ông mới có thể bổ nhiệm hội đồng chuyển tiếp để nắm quyền lãnh đạo quốc gia Caribe này.
Kế hoạch thành lập Chính phủ lâm thời ở Haiti có lẽ đã thất bại khi nhiều đảng chính trị bác bỏ kế hoạch thành lập một Hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi.
Người dân Haiti hoang mang trong bối cảnh bạo lực băng nhóm tiếp diễn và chưa có giải pháp cụ thể để ổn định đất nước. Băng nhóm có vũ trang tiếp tục kiểm soát sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng khiến trật tự xã hội trên bờ vực sụp đổ.
Kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã thất bại khi nhiều đảng chính trị bác bỏ kế hoạch thành lập Hội đồng chuyển tiếp để quản lý quá trình chuyển đổi.
Kết quả này của ông Donald Trump có được chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Joe Biden cũng đạt thành tích tương tự bên đường đua của đảng Dân chủ.
Trong bối cảnh nhiều đảng chính trị bác bỏ kế hoạch thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi, kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã 'tan thành mây khói.'
Hội đồng chuyển tiếp sẽ gồm có 9 thành viên, 7 người trong số này đảm nhận chức chủ tịch luân phiên, trong khi 2 đại diện của khu vực tôn giáo và xã hội dân sự sẽ là quan sát viên.
Ngày 13/3, một phát ngôn viên của Liên hợp quốc cho biết, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ đánh giá cao Cộng đồng Caribe (CARICOM) và các đối tác của họ trong việc phát triển giải pháp cho cuộc khủng hoảng Haiti.
Sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Haiti Ariel Henry, cộng đồng quốc tế đã đồng loạt hối thúc các bên tại nước này đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo Haiti đang trên bờ vực khủng hoảng lương thực trầm trọng, trong bối cảnh Thủ tướng Ariel Henry chính thức đệ đơn từ chức trong khi các nhóm vũ trang kiểm soát thủ đô Port-au-Prince.