Chữ ký điện tử, chữ kí số đang được gấp rút triển khai trong cộng đồng, tuy nhiên cũng cần nhiều đóng góp cho dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử trong thời gian tới.
Dự kiến Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về kiểm tra chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền quốc tế của khách hàng cá nhân cho các tổ chức tín dụng sẽ được ban hành vào cuối quý II/2024.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024, song nhiều ngân hàng đã có ý kiến lên Hiệp hội về những vướng mắc liên quan đến việc triển khai Luật.
Để đảm bảo chất lượng trình dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, đến nay, Ủy ban Kinh tế Quốc hội vẫn đang tiếp tục rà soát, tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng dự thảo Luật để bảo đảm khi Luật được thông qua có sức sống lâu dài, tạo thể chế ổn định để các TCTD hoạt động lành mạnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đến nay, các hiệp hội, các chuyên gia pháp chế của các tổ chức tín dụng tiếp tục gửi ý kiến góp ý để hoàn thiện dự án Luật đảm bảo chất lượng cao nhất.
Mặc dù các ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài thực hiện tại các ngân hàng khác nhau thì ngân hàng không thể kiểm soát được…
Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực từ 1/7/2023. Thế nhưng, các ngân hàng vẫn đang 'lúng túng' không biết phải triển khai như thế nào.
Từ 1/7, Nghị định số 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đều cho rằng, những quy định trong Nghị định này còn nhiều vướng mắc, xung đột với các ngân hàng.
Rất nhiều vướng mắc trong giải quyết các vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng mà theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, đây là những vấn đề thực sự cần được tháo gỡ, giải quyết để hỗ trợ việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng…
Vẫn còn nhiều vụ tranh chấp kéo dài, qua nhiều lần xét xử vẫn chưa tìm được phương án giải quyết thỏa đáng, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các bên trong quá trình xử lý nợ xấu.
Hiệp hội Ngân hàng đã lên tiếng đề nghị cần xem xét về việc bổ sung cơ chế trao quyền tự quyết về room ngoại cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù như ngân hàng.
Hơn 10 tiếng đồng hồ (chính xác là 605 phút, bắt đầu từ 9h sáng). Đó là thời gian họp dự kiến cho kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 'độc lạ' của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã CK: EIB).