Quan điểm của Bộ Công Thương về phát triển điện hạt nhân là sử dụng công nghệ mới và đã được áp dụng thực tiễn, cùng với đó là đảm bảo tối đa an toàn, thậm chí mức rủi ro là 0.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Chính phủ về hai kịch bản cấp điện năm 2025. Trong đó, EVN vẫn lo ngại tiềm ẩn rủi ro ở khu vực miền Bắc trong cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.
Dự án Luật điện lực (sửa đổi) đưa ra chính sách về phát triển điện hạt nhân, bổ sung quy định để giá điện theo thị trường, cơ cấu biểu giá điện.
Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Chiều 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Dự thảo quy định nguyên tắc trong phát triển điện hạt nhân góp phần bảo đảm cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Chính phủ kịch bản cấp điện năm 2025. Hai kịch bản tăng trưởng lần lượt là 9,4% và 13,2% so với năm 2024.
Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ngày 18/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã có buổi tiếp ông Hervé Conan - Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Francaise de Developpement - AFD) tại Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc của ông tại Lâm Đồng.
Chuyển dịch năng lượng không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trên con đường phát triển bền vững. Tuy nhiên, để quá trình này thành công, cần gỡ bỏ các rào cản về tài chính và chính sách, đồng thời xây dựng một chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh.
Việc tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng là cơ hội lớn để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển bền vững và sâu rộng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng truyền tải và lưu trữ chưa đồng bộ vẫn là rào cản lớn.
Theo Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình kinh doanh bền vững bao trùm là mô hình hữu ích được thế giới thúc đẩy nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngoài mang lại lợi ích cho người lao động, Chính phủ, mô hình kinh doanh bao trùm còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu.
Là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu Đông Nam Á, ngành thép Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó có sự gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của các thị trường nhập khẩu sản phẩm này.
Khoản vay trung và dài hạn 150 triệu USD do JBIC cấp cho VPBank dự kiến sẽ được giải ngân cho dự án hoạt động trong lĩnh vực phát triển lưới điện, kinh doanh năng lượng tái tạo.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã chính thức ký kết hợp đồng tín dụng trị giá lên tới 150 triệu USD.
Ngày 3/10, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức 'Lễ trao giải Sáng kiến ESG Việt Nam 2024 và Giới thiệu các công cụ hỗ trợ thực hành Môi trường, Xã hội, Quản trị (ESG) trong doanh nghiệp'.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, việc áp dụng mô hình kinh doanh bền vững cũng như thực hành ESG sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường, tiếp cận các nguồn vốn đầu tư xanh…
Ngày 3/10, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu Lê Chí Linh thông tin, từ đầu tháng 9, đơn vị đã triển khai Chương trình trồng rừng năm 2024 tại các xã ven biển.
Sáng 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 của Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban chỉ đạo).
Vào ngày 11/9/2024, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – Công ty thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức thực hiện gas in (cấp khí lần đầu) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Tại diễn đàn 'Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp - động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương' vừa được ngành khoa học công nghệ (KHCN) và các đơn vị liên quan tổ chức, từ khóa 'mục tiêu Net Zero' được nhắc đến khá nhiều. Trọng tâm để đạt mục tiêu này chính là việc hấp thụ, ứng dụng công nghệ mới, mà ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng thừa nhận.
Các dự án/ý tưởng khởi nghiệp của phụ nữ khu vực miền Trung là minh chứng rõ nét thể hiện niềm đam mê, nhiệt huyết, khát khao, tinh thần đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của đông đảo các tầng lớp phụ nữ.
Tại phiên 1 trong khuôn khổ Hội thảo đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada do Bộ Tài chính Việt Nam tổ chức ngày 24/9, các đại biểu đã nghe chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường tài chính, gồm thị trường trái phiếu, tài chính cho biến đổi khí hậu từ các chuyên gia của Canada.
Năm 2024, Đồng Nai là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành và thực hiện Đề án Giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án Giảm thiểu khí carbon). Mục tiêu tỉnh đặt ra ở đề án là giảm dần phát thải khí nhà kính bằng 0 (net zero) vào năm 2050. Đề án xác định, khoa học công nghệ (KHCN) là động lực, là 'chìa khóa' để đạt net zero.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước diễn ra vào ngày 21-9, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO đã có bài phát biểu nêu một số giải pháp, kiến nghị để có những bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện, lợi thế trong xu hướng phát triển. Những giải pháp kiến nghị đã thể hiện rõ vai trò cũng như thực tiễn sinh động, khát vọng của một doanh nghiệp lớn, đa ngành. Sau đây là bài phát biểu sinh động, thiết thực và rất tâm huyết của ông Trần Bá Dương:
LTS: Từ những năm 2010, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) bắt đầu theo đuổi, phát triển các dự án xanh. Đến nay, Viglacera đã và đang phát triển nhiều dự án xanh ở 2 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), đầu tư bất động sản. Việc tiên phong phát triển xanh không chỉ đem lại lợi ích, hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư và khẳng định bước tiến chủ động đón đầu các 'sân chơi' hội nhập như WTO, TPP… mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia, đồng hành cùng Chính phủ trong việc hiện thực hóa cam kết giảm phát thải khí nhà kính về 0 (net zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại COP 26.
Ngày 11/9/2024, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – Công ty thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức thực hiện gas in (cấp khí lần đầu) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; đánh dấu lần đầu tiên LNG được sử dụng tại miền Bắc; tiếp nối chuỗi sự kiện PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt, tham gia thực hiện chiến lược trọng tâm của PV GAS: kinh doanh tích hợp sản phẩm năng lượng trên toàn quốc.
Bền vững là động lực tạo giá trị, không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp. Dù còn nhiều nút thắt và thách thức nhưng bền vững với các động lực cốt lõi vẫn là lựa chọn của nhãn hàng và thương hiệu.
Ngày 10/9, câu chuyện phát triển bền vững tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 'Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin – Kiến tạo chuyển đổi' do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024) từ ngày 5 - 7/9/2024 đã diễn ra nhiều hội thảo, diễn đàn chuyên sâu nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Kỳ cuối: Tất cả cho tương lai xanh
Các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc.
Môi trường luôn là vấn đề được Tập đoàn TH đặc biệt quan tâm, thể hiện qua tôn chỉ 'Trân quý Mẹ Thiên nhiên' và các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, đồng hành cùng cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, Tập đoàn TH bày tỏ quyết tâm các trang trại, nhà máy trong chuỗi sản xuất khép kín của mình sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Để hoàn thành mục tiêu này, Tập đoàn TH áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ cao trong sản xuất nhằm giảm phát thải, rõ nét nhất phải kể đến là ở lĩnh vực giảm thiểu nhựa và sản xuất năng lượng xanh, sản xuất tuần hoàn.
Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ ngành sớm nghiên cứu và xây dựng Luật Khu công nghiệp…
Xác định mục tiêu rõ ràng, đưa ra kế hoạch hành động cùng nhiều giải pháp thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh… Vissan đang tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua giảm phát thải nhà kính, tập trung vào con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Những năm qua, ngành logistics của Việt Nam phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng bình quân khoảng từ 14 - 16%/năm.
Đến hết quý 2/2024, Việt Nam có tổng số 476 công trình xanh tương đương với 11,489 triệu m2 sàn đạt chứng nhận xanh.
Hội nghị Bộ trưởng Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) lần thứ 2 đã được diễn ra tại Jakarta (Indonesia) với sự tham dự của một số Bộ trưởng và đại diện từ 11 nước thành viên AZEC, trong đó có Việt Nam...
Để thực hiện mục tiêu 'chuyển đổi xanh' trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) góp phần bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức như cần nguồn kinh phí lớn để đầu tư phương tiện, hạ tầng, chuyển đổi công nghệ, đào tạo nhân sự...
Đó là thông tin được đưa ra tại tọa đàm 'Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư', do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức diễn ra ngày 21/8. Buổi tọa đàm còn thu hút đại diện của nhiều quốc gia từng thành công trong việc phát triển giao thông xanh, tham dự và chia sẻ kinh nghiệm.
Hội nghị Bộ trưởng Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á' ( AZEC) lần thứ 2 diễn ra hôm nay 21/8 tại Jakarta (Indonesia) với Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng và Lễ ra mắt Trung tâm không phát thải châu Á.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh.
Các cơ quan, tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam không chỉ về tài chính mà bằng cả những kinh nghiệm thực tiễn trong việc chuyển đổi phương tiện xanh, năng lượng xanh của ngành giao thông.