Nhằm tăng tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS, nhà trường dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh.
Với đặc thù là huyện biên giới, Mường Khương có 14 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 12%, đông nhất là dân tộc Mông (hơn 41%), tiếp đến là dân tộc Nùng (chiếm 26,8%), còn lại là các dân tộc khác như Dao, Giáy, Bố Y, Phù Lá… Những năm qua, huyện luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương.
Chiều 26/11, tại Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam đã diễn ra Hội nghị ký kết quy chế phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động huyện Mường Khương giai đoạn 2022 - 2025.
ĐBP - Huyện Nậm Pồ hiện có hơn 32.700 người trong độ tuổi lao động, trong đó phần lớn lao động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Thời gian qua huyện Nậm Pồ đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm giúp lao động nông thôn trên địa bàn cải thiện, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Thanh tra Ngành lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức thanh tra 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023, tập trung chủ yếu vào việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia…
Theo thống kê, huyện Phù Yên hiện có trên 58.000 người trong độ tuổi lao động, thời gian qua, huyện Phù Yên đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, để người lao động tìm được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ; bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Dù giảng dạy trong môi trường cực nhọc, đầy nguy hiểm, song thầy giáo Phạm Văn Khoát vẫn say mê cống hiến, đào tạo ra nhiều lớp thợ mỏ lành nghề.
Với tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong các khu công nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng.
Hơn 60 học viên đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã được truyền đạt, phổ biến kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn trong quá trình hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Ngày 2/4/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU về lãnh đạo thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực huyện giai đoạn 2021-2025. Sau 1 năm triển khai thực hiện đã có những chuyển biến tích cực trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại huyện vùng cao.
ĐBP - Đưa người lao động đi làm việc ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài tỉnh là một trong những giải pháp giải quyết việc làm được huyện Mường Nhé chú trọng triển khai thực hiện trong thời gian qua. Đặc biệt, từ cuối năm 2018, huyện Mường Nhé đã ký kết quy chế phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động. Cùng với đó, huyện quan tâm khảo sát, tiếp cận thị trường lao động và ký kết cung ứng lao động với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… Qua đó, mở ra cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp, có thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo ở địa phương.
ĐBP - Hai năm trở lại đây, dịch Covid-19 đã khiến nhiều lao động cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng mất việc làm, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống người dân. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực, trong đó tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động.
ĐBP - 'Cơn bão' Covid-19 quét qua khiến hàng nghìn lao động của huyện Nậm Pồ mất việc, phải trở về địa phương với nhiều khó khăn về kinh tế. Thực trạng đó đặt ra vấn đề với cấp ủy, chính quyền huyện biên giới này, phải làm sao để người lao động có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường việc làm khi dịch được kiểm soát, đẩy lùi...
Những năm qua, huyện Tam Đường chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gia đình và làng nghề truyền thống. Qua đó, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Ngay sau khi được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2019 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Nùng Nàng (huyện Tam Đường) không ngừng nỗ lực để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Do nhiều yếu tố khách quan, gần đây, Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh đào tạo. Tuy nhiên, nhà trường đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho ngành than.