Ngày 2-4 (tức mùng 5 tháng Ba, Ất Tỵ), phường Ngọc Thụy, quận Long Biên đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống làng Phúc Xá tại Di tích đình Phúc Xá (còn gọi là đình Lý Thường Kiệt).
Lễ dâng hương là dịp để người dân Hà Tĩnh và du khách tưởng nhớ, tri ân công đức của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc.
Đền thờ Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu - người hy sinh vì cứu vua Trần Duệ Tông, tồn tại đã hơn 6 thế kỷ tại vùng biển Hà Tĩnh. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách đến hành hương, chiêm bái, cầu tài lộc.
Về thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng những ngày này, ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay vượt bậc bởi bộ mặt nông thôn trù phú, an lành, đáng sống đang hiện hữu trong mỗi ngôi nhà khang trang, trên các tuyến đường bê tông rộng rãi, bên những khóm hoa sắc thắm ven đường và cả trong ánh mắt lấp lánh niềm vui của người dân quê nhà... Tất cả thành quả đó đều bắt đầu từ khát vọng phát triển của mỗi người dân thôn Lam Thủy.
Cuốn sách 'Xã Sơn Lai - Đất và Người' được xuất bản tháng 9 năm 2024, với thông điệp: giúp các thế hệ con cháu có cơ hội hiểu được những gia tài vô giá về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương.
Sáng 20/6, tại Khu di tích Quốc gia Mộ và Đền thờ Trấn Quốc công Bùi Tá Hán, Hội đồng Bùi tộc tỉnh tổ chức Lễ giỗ 456 năm ngày mất của Trấn Quốc công Bùi Tá Hán (1568 - 2024).
Lễ dâng hương là dịp để người dân Hà Tĩnh và du khách tưởng nhớ, tri ân công đức của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc.
Lễ kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế sẽ diễn ra tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ngày 24/3. Từ đây đến hết năm tiếp tục có nhiều hoạt động hưởng ứng mang tính kết nối và lan tỏa văn hóa.
'Thần Khê có bốn ông nghè/Ông nào cũng được châu phê thần đồng', câu ca xưa ấy là nói về đất học Thần Khê nổi danh trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Đây là cuộc hôn nhân do sự sắp đặt của Thượng hoàng Trần Nhân Tông nhằm mục đích mở rộng bờ cõi nước Đại Việt.
Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đời Trần gọi là Bà Hồ, sang đời Lê gọi là Bình Hồ. Tên Yên Hồ có từ đời Tây Sơn khi Quang Trung lên ngôi (1788) để tránh tên húy của ông, nên đổi Bình Hồ thành Yên Hồ. Cùng năm đó, làng Bình Yên đổi thành xã Thái Yên như ngày nay.
Đình Vĩnh Trụ tọa lạc trên địa phận xóm 1, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, được công nhận Di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Khu di tích lịch sử, văn hóa đình Vĩnh Trụ là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những người con Vĩnh Trụ hôm nay, dù đang công tác, sinh sống ở đâu trên mọi miền Tổ quốc, đều mang trong mình sự tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội truyền thống địa phương.
Bà Triệu, người anh hùng dân tộc mà câu nói nổi tiếng của bà mãi mãi đi vào sử sách: 'Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người'. Năm 246, bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Ngô, làm cho 'toàn thể Châu Hoan, Cửu Chân đều chấn động...'. Trong một trận quyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà đã tuẫn tiết tại núi Tùng vào ngày 21 tháng 2 năm Mậu Thìn (248). Ghi nhớ công ơn người nữ anh hùng đã hiến cả tuổi thanh xuân vì dân, vì nước, triều đình các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều xây dựng, tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc tế. Thời gian đi qua, mãi trong tâm thức dân gian vẫn còn nhắc nhớ: Ai qua Hậu Lộc, Phú Điền/ Nhớ xưa Bà Triệu trận tiền xông pha...
Việt Nam thời phong kiến có 2 vị danh y nổi tiếng là Tuệ Tĩnh cuối đời Trần ,và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thời Lê - Trịnh thế kỷ XVIII.
TTH - Văn hóa làng, xã khởi nguồn cho đạo lý sống muôn người. Thời gian dẫu làm phai mờ nhiều thứ, nhưng luật tục, lệ làng một thuở ngày nay vẫn còn hiện diện, như sợi dây gắn kết, 'níu giữ' đạo đức, nguồn cội.
Ở vùng đất cổ cuối huyện Ninh Giang đến nay vẫn còn lưu giữ được một công trình văn hóa, lịch sử hàng trăm năm tuổi khá đẹp và bề thế là đình Phù Cựu.
Bãi biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ khoảng 5h đến 8h sáng, khi những con thuyền đi lộng của bà con ngư dân trong xã cập bến là lúc chợ bắt đầu họp...
Một năm được nấu một lần duy nhất vào dịp lễ hội 10.3 (âm lịch), quy trình nấu khắt khe, rượu Hoàng Tửu dâng Đại vương Vũ Hựu tại Lễ hội đền - đình Sượt, phường Thanh Bình (TP Hải Dương) có những nét độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được.
Theo Ban Quản lý di tích đình - đền Sượt, phường Thanh Bình (TP Hải Dương), năm nay, Ban quản lý chuẩn bị 5 lít Hoàng tửu để dâng Đại vương Vũ Hựu, tương đương những lễ hội năm trước.
Nhất Nam là 1 môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời của dân tộc ta. Đất tổ của môn phái nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan, châu Ái (tức vùng Thanh Hóa , Nghệ An hiện nay) địa thế như gốc một chiếc quạt xòe ra.
Danh xưng Nghệ An xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1030 dưới triều Vua Lý Thái Tông, khi nhà vua cho đổi tên gọi Hoan Châu thành châu Nghệ An.
Hàng chục thế kỷ qua, cuộc đời và cái chết của Vua Đinh Tiên Hoàng - người khai sinh ra một nước Nam độc lập sau 1.000 năm Bắc thuộc, vẫn gây ra nhiều tranh cãi.
Hàng chục thế kỷ qua, cuộc đời và cái chết của Vua Đinh Tiên Hoàng - người khai sinh ra một nước Nam độc lập sau 1.000 năm Bắc thuộc, vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Các sử sách để lại đều có những lý giải không thể đơn giản hơn về nguồn gốc và cái chết của Đinh Tiên Hoàng. Xung quanh thân thế, số phận của vị Vua văn võ toàn tài, hội đủ mọi phẩm chất Trung, Hiếu, Dũng, Chí, Tín còn có nhiều dấu hỏi mà đến nay chưa thể tìm ra câu trả lời…
Ngày 9-11, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Dương Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Khởi nghĩa Dương Thanh trong lịch sử đấu tranh chống bắc thuộc của dân tộc Việt Nam'.
Bà Phạm Thị Uyển - vợ Mai Thúc Loan - được cho là hoàng hậu duy nhất trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc.
Tại Hưng Yên, Nghệ An và nhiều tỉnh, thành khác, Dương Quý Phi và Tứ vị Thánh Nương được nhân dân tôn cấp lập đền thờ phụng với nhiều huyền tích linh thiêng.
Đã 449 năm kể từ ngày Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán tạ thế (1568-2017), song trong tâm thức của người dân đất Việt nói chung và Quảng Ngãi nói riêng vẫn luôn nhớ đến ông với lòng thành kính biết ơn, bởi công trạng to lớn trong sự nghiệp mở đất, lập làng.