Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã thực hiện chương trình chuyên đề về phát triển du lịch nông thôn. Theo đó, Lào Cai đang triển khai 8 mô hình thí điểm cấp tỉnh về du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đến nay 8 mô hình đã có Quyết định phê duyệt dự án hoặc ban hành kế hoạch triển khai.
Theo Bộ Tài chính, khoảng 90% mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới đang được hưởng mức thuế suất 0%.
Từ nay đến năm 2025, huyện Si Ma Cai phấn đấu xây dựng 3 sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và nông nghiệp trải nghiệm. Huyện kỳ vọng các mô hình du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.
Tại nhiều chợ phiên vùng cao trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng các tiểu thương bày bán tràn lan các loại giống lúa không rõ nguồn gốc. Không ít người dân đã chọn mua giống lúa có bao bì bằng tiếng nước ngoài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất.
Tôi luôn có một ấn tượng đặc biệt với hình ảnh 'về nhà' của những người tôi gặp trên đường. Thường là vào lúc chập choạng tối, cũng có khi trúng giờ trưa. Có ngày nắng đẹp, có ngày mưa. Có người nhẹ nhõm thong dong, có người hối hả. Nhưng họ giống nhau ở chỗ mắt nhìn về phía cuối con đường ấy, dáng đi về phía những ngôi nhà ấy luôn không giấu nổi cái vẻ chờ mong, háo hức, cái vẻ 'phía trước là rừng mơ' trong tâm trí người đang khát.
Ngày 18/12, Sở Du lịch Lào Cai tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng khai thác phát triển sản phẩm du lịch gắn với chợ phiên và làng nghề truyền thống dân tộc thiểu số tại Lào Cai, với sự tham gia của gần 30 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong cả nước.
Sáng 18/12, tại huyện Bắc Hà, Sở Du lịch Lào Cai tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng khai thác phát triển sản phẩm du lịch gắn với chợ phiên và làng nghề truyền thống dân tộc thiểu số tại Lào Cai.
Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Lonely Planet đã giới thiệu về 8 điểm đến lý tưởng ở Việt Nam cho những chuyến đi bộ đường dài hay đi bộ leo núi (trekking) dành cho những tín đồ yêu thích du lịch trải nghiệm.
Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Lonely Planet đã giới thiệu 8 điểm đến lý tưởng ở Việt Nam cho những chuyến đi bộ đường dài hay đi bộ leo núi, dành cho những tín đồ yêu thích du lịch trải nghiệm.
Trong lúc đang say sưa với nồi thắng cố và rượu ngô Bắc Hà, anh bạn Ngô Xuân Sơn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm VHTT huyện nói với tôi: Bác đưa các bạn lên đây mà không đi chợ Cán Cấu thì... hơi bị tiếc. Chợ cách đây 20km thôi...
Chịu khó đi, quan sát, trải nghiệm, nhà báo người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quang Trường đã tận mắt chứng kiến sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với mọi người dân, nhất là với những người yếu thế, bà con dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó bà con đã có được cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Chúng tôi đến Bắc Hà (Lào Cai) vào một ngày cuối xuân, khi cái lạnh vẫn còn se sắt và hoa mận nở trắng tinh khôi. Bắc Hà đón chúng tôi với sự nồng hậu, ấm áp của đất và người nơi đây khiến chúng tôi khi ra về đều mang theo thật nhiều lưu luyến!
Cán Cấu là một trong những chợ phiên hiếm hoi còn giữ được nét hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao, những ngày cuối năm phiên chợ này càng thêm nhộn nhịp.
Sau khi mở lại chợ phiên, các địa phương đã tăng cường lực lượng, triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nhưng rất đông người dân khi đến tham quan, mua, bán hàng hóa tại chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai) vào thứ 7 hằng tuần đã vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, trong đó có việc không đeo khẩu trang.
Chợ trâu Cán Cấu là một trong những chợ trâu độc đáo nhất ở Tây Bắc. Chợ họp vào thứ Bảy hàng tuần bên cạnh chợ phiên Cán Cấu (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Đó không chỉ là hoạt động mua bán trâu quy mô nhất vùng mà còn là sinh hoạt văn hóa độc đáo, ấn tượng của đồng bào vùng cao.
Không tấp nập như chợ ở Sapa, chẳng đông đúc như chợ Bắc Hà, chợ phiên Cán Cấu ở Si Ma Cai (Lào Cai) vẫn còn nguyên sơ những điều đặc biệt.
Giờ đây những chuyến ngược ngàn, tìm về nơi các bản làng văn hóa, núi cao, rừng thẳm vẫn luôn hấp dẫn. Bởi mỗi chuyến đi, mỗi hành trình luôn là những trải nghiệm thú vị về các vùng văn hóa, đời sống người bản địa. Rất nhiều điều thú vị cũng được khơi mở.
Được ví von như 'nàng thơ' của Tây Bắc, huyện Si Mai Ca (tỉnh Lào Cai) ôm ấp trong lòng những cung đường đất đỏ, các thửa ruộng bậc thang tựa mình vào núi non hùng vĩ. Và chợ trâu Cán Cấu là một nét duyên dáng không thể thiếu của Si Ma Cai.
Chợ trâu Cán Cấu nằm trên địa bàn huyện biên giới Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nổi tiếng cả vùng Tây Bắc từ lâu vì nơi đây là chợ phiên cấp xã mua bán đại gia súc nhiều nhất tỉnh.
28 bức ảnh với 4 chủ đề khác nhau đang cùng hiện diện trên con đường rợp bóng thông xanh dẫn lên dinh Tỉnh trưởng, trong triển lãm 'Đà Lạt hòa điệu'.
Thương mại được coi là khâu nối quan trọng, quyết định sự vận hành của thị trường và của cả nền kinh tế. Thương mại đưa những thành tựu, sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ của cả nước đến các vùng, miền, địa phương, kết nối cung cầu, kích thích sản xuất và tiêu dùng. Với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phát triển thương mại là giải pháp căn bản để người dân có động lực và điều kiện gia tăng sản xuất, tiếp cận các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ nền sản xuất hàng hóa của các vùng, miền, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, nhờ đó cải thiện đời sống.
Lào Cai có nhiều chợ phiên độc đáo, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như Mường Hum, Y Tý (huyện Bát Xát), Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình (huyện Bắc Hà), Cán Cấu, Sín Chéng (huyện Si Ma Cai), Cao Sơn, Pha Long, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương). Tuy nhiên, trong thời điểm dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, thì công tác phòng, chống dịch tại các chợ phiên đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đã thành thông lệ, vào thứ 7 hằng tuần, mọi bước chân lại dồn về chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai). Tuy nhiên, phiên chợ thứ 7 ngày 24 tháng Chạp lại đặc biệt hơn, bởi đây là phiên chợ cuối cùng của năm Kỷ Hợi.
Chợ phiên vùng núi phía Bắc luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước nhờ sự độc đáo, đa dạng văn hóa các dân tộc. Chợ phiên không chỉ là nơi để bà con mua bán, trao đổi các sản vật địa phương, ẩm thực truyền thống của các dân tộc mà đến đây, du khách có thể đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm, trong những nụ cười hồn hậu, không khí ấm cúng thân thiện, mộc mạc của những con người nơi đây...
Các tỉnh Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, những món đặc sản hấp dẫn khách tham quan mà nơi đây còn được biết đến với những phiên chợ độc đáo. Bản sắc dân tộc, nét đẹp truyền thống, sự đa dạng, phong phú của các loại mặt hàng... chính là lý do khiến chợ phiên hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài.
Chợ diễn ra hàng tuần, hàng trăm con trâu lớn nhỏ quây quần bên nhau 'trò chuyện' tạo nên bản giao hưởng vô cùng độc đáo. Nó như đánh thức mọi giác quan từ thị giác, thính giác đến cả khứu giác.