Ngày 28.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri (TXCT) xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc sau Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.
Một trong những điểm mới của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 là quy định về việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Góp ý hoàn thiện quy định này, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu đảm bảo thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 5, chiều 20/6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Luật Tài nguyên Nước (sửa đổi) đòi hỏi cần phải có những quy định, giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.
Nêu rõ vai trò quan trọng của nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước sạch, đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc khắc phục các bất cập hiện nay, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước phải bảo đảm xây dựng chính sách cho thật sự phù hợp, để công tác quản lý tài nguyên nước thật sự hiệu quả.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) chiều nay, 20.6, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm khắc phục các bất cập đã được nêu tại Tờ trình số 162/TTr-CP ngày 28.4.2023 của Chính phủ. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị cần phân định rõ hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Sau thời gian xây dựng và phát sóng thử nghiệm, ngày 16/6, Đài Phát sóng Nam Trung Bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận khánh thành và phát sóng chính thức.
Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sáng 10.6, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc đổi tên gọi của thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước và việc xác định những thông tin cần thiết để tích hợp nhằm bảo đảm thuận tiện, hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng dữ liệu về dân cư.
Bạo lực gia đình (BLGĐ) từ lâu không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Để đạt được hiệu quả trong công tác phòng, chống BLGĐ, rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan và các thành viên trong xã hội.
Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về BVQLNTD.
Chiều 10/11, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Dự thảo Luật đã bỏ đối tượng 'tổ chức' ra khỏi khái niệm người tiêu dùng để xác định chính xác người tiêu dùng là các cá nhân thực hiện giao dịch vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng nên giữ đối tượng 'tổ chức' là người tiêu dùng.
Theo đại biểu Quốc hội, dự thảo cần quy định hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi cấm, các tổ chức, cá nhân quảng cáo đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Kinhtedothi – Chiều 10/11, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trong đó, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, giao dịch từ xa; bảo vệ thông tin người tiêu dùng được đặc biệt quan tâm.
Góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng phạm vi người tiêu dùng trong dự thảo chỉ bao gồm cá nhân là chưa đầy đủ, người mua dù là tổ chức hay cá nhân, nếu quyền lợi bị xâm phạm vẫn phải được pháp luật bảo vệ.
Theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã xác định việc cần phải bảo vệ quyền lợi cho đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương là cần thiết và nhân văn.