Ưu tiên phân bổ ngân sách cho vùng khó khăn thực hiện công tác phòng, chống mua bán người

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đây là đạo luật rất quan trọng, liên quan tới công tác phòng, chống mua bán người, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua, bán người, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người... Do đó, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã dành nhiều sự quan tâm, tập trung thảo luận về các nội dung trọng tâm của dự án Luật.

Cần đưa vào chương trình dạy học bắt buộc về phòng chống mua bán người tại địa bàn vùng cao, biên giới

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới ở độ tuổi trẻ em hoặc lứa tuổi 19 - 20 tuổi. Vì vậy, việc tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng và hình thức phù hợp, hiệu quả.

Đề nghị bổ sung quy định hành vi người mẹ có thai rồi bán con cũng là hành vi buôn bán người

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) đề nghị cân nhắc thêm việc bổ sung đối tượng điều chỉnh là nạn nhân của các hành vi bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động quy định tại các khoản 2, 3, 4 điều 2. Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị bổ sung quy định hành vi của người mẹ có thai rồi bán cũng là hành vi buôn bán người và có dấu hiệu phạm tội.

ƯU TIÊN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, cần có sự nghiên cứu phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, khu vực biên giới trong thực hiện công tác phòng, chống mua bán người cũng như hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người.

Áp dụng biện pháp phù hợp trên tinh thần bảo vệ quyền, lợi ích

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaleá Thị Thủy nhấn mạnh việc quy định 'Người chưa thành niên đồng ý xử lý chuyển hướng' mới được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cần phải nghiên cứu lại.

CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là quy định về người làm công tác xã hội tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Các ý kiến đề nghị cần bổ sung quy định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên để đảm bảo đầy đủ và phù hợp hơn.

Đề nghị bổ sung 2 lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng đề nghị quy định bổ sung 2 lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là: 'Công an xã và Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở' trong dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

THẢO LUẬN TỔ 12: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÒNG CHÁY VÀ THOÁT NẠN ĐỐI VỚI NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH tại Tổ 12 nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu để có quy định cụ thể hơn về điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với nhà ở. Đặc biệt là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh nhằm quản lý chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế những vụ cháy.

ĐBQH CHAMALEÁ THỊ THỦY: HẠN CHẾ BAN HÀNH NHIỀU VĂN BẢN DƯỚI LUẬT KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI THAM GIA CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu Chamaleá Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nêu quan điểm: Chính sách cho người tham gia chữa cháy cứu nạn, cứu hộ cần được quy định luôn trong Luật, hoặc dẫn chiếu thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Bên cạnh đó là hạn chế việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật vừa tốn kém về ngân sách và thời gian...

THẢO LUẬN TỔ 12: YÊU CẦU CAO NHẤT KHI SỬA LUẬT CÔNG CHỨNG LÀ PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Trong Phiên thảo luận tại Tổ 12, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đã có ý kiến đóng góp về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)...

Ninh Thuận: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đón tiếp các phái đoàn chúc mừng Phật đản Phật lịch 2568

Nhân Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng các ban ngành, đoàn thể đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Thuận tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Sùng Ân (P.Phủ Hà, TP.Phan Rang - Tháp Chàm).

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tại tỉnh Ninh Thuận

Ngày 14/12, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Hộ Hải (Ninh Hải) và xã Phước Kháng (Thuận Bắc).

ĐOÀN ĐBQH TỈNH NINH THUẬN TIẾP XÚC CỬ TRI CÁC ĐỊA PHƯƠNG SAU KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

Ngày 14/12, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 1) gồm các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chamaleá Thị Thủy, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy có buổi tiếp xúc cử tri xã Hộ Hải (Ninh Hải) và xã Phước Kháng (Thuận Bắc).

Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp xúc cử tri xã miền núi Ninh Thuận

Chiều 14-12, tại xã Phước Kháng (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6 - Quốc hội Khóa XV.

ĐBQH Chamaleá Thị Thủy (Ninh Thuận): Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Để thực hiện được mục tiêu ổn định chính trị, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tôi cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp điều hành linh động và quyết liệt hơn nữa, cần thiết phải tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Đại biểu Quốc hội nói về điểm yếu trong phát triển nguồn nhân lực của nước ta

Thiếu nguồn lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mới là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận trong phiên họp ngày 1-11.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm

Sáng 1/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025...

Thúc đẩy doanh nghiệp đồng hành, dẫn dắt kinh tế nông nghiệp

Theo các đại biểu Quốc hội, chúng ta đã chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Đây chính là một đột phá về tư duy và cách làm nông nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp phải là người đồng hành, dẫn dắt, thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp, góp phần định hình tư duy của nông dân để thực hành kinh tế nông nghiệp.

ĐBQH Chamaleá Thị Thủy (Ninh Thuận): Cần giải pháp điều hành linh động, quyết liệt hơn

Để thực hiện được mục tiêu ổn định chính trị, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tôi cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp điều hành linh động và quyết liệt hơn nữa, cần thiết phải tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Thiếu nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn

Theo các đại biểu Quốc hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng bền vững, song thực tế nước ta vẫn đang thiếu trầm trọng nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm...

Đại biểu Quốc hội đề nghị quan tâm đầu tư, xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa

Đại biểu Chamaleá Thị Thủy đề nghị cần đầu tư nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa vào yếu tố con người, quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, khơi dậy sức mạnh dân tộc...

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận kiến nghị để doanh nghiệp địa phương tiếp nhận và quản lý hệ thống truyền tải điện 500kv

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Chamaleá Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, tình hình thế giới đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ cần giải pháp điều hành linh hoạt và quyết liệt hơn nữa, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần đầu tư hiệu quả vào yếu tố con người.

Cần chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận vốn

Thảo luận sáng 1/11 về giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước cần đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, để hóa giải những thách thức gặp phải.