Sau khi bị Pháp xâm chiếm: Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, thay vào đó là bốn chữ 'Đông Dương thuộc Pháp'. Từ đó, đồng bào ta bị khinh miệt, bị gọi là 'lũ Annamít dơ bẩn' và còn bị áp bức, bóc lột rất tàn tệ: 'Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ / Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu / Bán thân đổi mấy đồng xu / Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!' (Tố Hữu). Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã lật đổ nền quân chủ, đánh tan xiềng xích thực dân, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: 'Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta'.
Văn hóa là căn cốt của một dân tộc văn hiến, văn minh, là sức mạnh mềm tạo nên tầm vóc mỗi dân tộc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều trí tuệ, tâm huyết và kỳ vọng cho vấn đề này, đặt nền móng cho một đề cương văn hóa trong hình hình và nhiệm vụ mới.
Tôi trở lại thôn Cuối, xã Yên Bằng (Ý Yên, Nam Định) thăm Đại tá Nguyễn Xuân Bột, người chỉ huy tàu phóng ngư lôi làm nên chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 2-8-1964. Ở tuổi 96, ông Bột tuy không còn nhanh nhẹn, nhưng ký ức về thời trận mạc hào hùng thì vẫn vẹn nguyên.
Sáng 28-6, tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Ban liên lạc truyền thống Trung đoàn 88 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Trung đoàn 88 - Tu Vũ (1-7-1949 / 1-7-2024).
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Góp phần làm nên chiến thắng vang dội ấy, cùng với chiến trường cả nước là cú đấm bồi trận chiến Đak Pơ tại Gia Lai trên đường 19-một Điện Biên Phủ ở Liên khu V.
Các 'Cuộc chiến thông tin' gay gắt đã phơi bày nỗ lực quân sự hóa các mạng xã hội, biến chúng thành nơi gây bất ổn. Cuộc chiến ở Ukraine hay cuộc đối đầu Pháp - Nga ở khu vực Sahel một lần nữa cho thấy sự thay đổi về quy mô và bản chất của những không gian đối đầu mới này giữa các quốc gia.
Sáng 9/5, tại thủ đô Vientiane, Bộ Quốc phòng Lào tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng được mời làm diễn giả chính.
Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện nay.
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nhìn từ phong thủy quân sự cổ điển thì đóng quân ở địa thế lòng chảo, núi non bao bọc xung quanh là một tối kỵ. Vì ở một vị trí thấp là tự đẩy mình vào thế bị động phòng ngự, nhất là khi bị bao vây. Chính cách chọn địa thế sai lầm này là một trong những căn nguyên khiến thực dân Pháp bị bại trận ở Điện Biên Phủ.
70 năm trước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu', kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đưa Việt Nam bước sang thời kỳ mới: Miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
'Tiếng sấm đường 5' chặn địch chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ; Khu công nghiệp mới đón dự án lớn... là những nội dung chính đăng trên báo Hải Dương ngày 7/5.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 chống lại thực dân cũ, có lực lượng quân sự và vũ khí mạnh gấp nhiều lần.
Trải qua 56 ngày đêm 'khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non' (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là 'pháo đài bất khả xâm phạm', làm nên một chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Sáng 6/5, tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào ở thủ đô Vientiane, Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Lào tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương và công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia.
Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử', nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 6/5, tại Bảo tàng Quân đội Lào ở thủ đô Viêng Chăn, Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Lào đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao 'Việt Minh' đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, đánh dấu sự phát triển cao nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, điều đó thể hiện trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.. Những nghệ thuật quân sự này vẫn giữ nguyên giá trị và là những kinh nghiệm quý báu để quân và dân ta vận dụng sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Hòa chung không khí kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm ôn lại chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' và giáo dục truyền thống yêu nước tới lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam.
Năm 1953, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống Thực dân Pháp bước vào năm thứ tám. Tình hình đã phát triển ngày càng có lợi cho ta, không có lợi cho quân xâm lược. Càng đánh ta càng mạnh, càng thắng. Càng tiếp tục chiến tranh, địch càng gặp khó khăn mới, càng lún sâu vào thế bị động. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và thông qua kế hoạch tác chiến với các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là 'Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán'...
Ngày 3/5, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã khai mạc trưng bày chuyên đề 'Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh'. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Với những hình ảnh, tư liệu quý, 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử' ghi lại trang sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) của cả nước, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'.
Ngày 3/5, trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch bắt đầu trưng bày chuyên đề 'Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh'.
Ngày 3/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã Khai mạc trưng bày chuyên đề 'Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh'.
Sáng 3-5, tại Hội trường Võ Nguyên Giáp thuộc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐHQG TPHCM), Trường Đại học Sư phạm TPHCM phối hợp các đơn vị tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954_7-5-2024) với chủ đề '70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và bài học cho công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay.'
Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi góp phần quyết định kết thúc 9 năm kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng đó đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là chiến công chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam, trong đó có vai trò, đóng góp của các cá nhân lịch sử, mà đồng chí Lê Trọng Tấn là một trong số đó.
Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng 'chuyển bại thành thắng' trong vòng 18 tháng.
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mặc dù diễn ra cách đây bảy thập kỷ, nhưng những bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân ta, quân đội ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.
Chiến khu Việt Bắc là nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng lựa chọn căn cứ địa chống Pháp. Nơi đây đã ghi những dấu ấn, ra đời nhiều quyết sách lịch sử, trong đó nơi khởi nguồn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ với chiến thắng 'lừng lẫy năm châu - chấn động địa cầu'.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'. Nhiều hiện vật lần đầu tiên được trưng bày, gây xúc động cho người xem.
Chính quyết định dũng cảm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thay đổi cách đánh vào phút cuối đã quyết định vận mệnh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng Lê Trọng Tấn sau này đã nhận xét: 'nếu không có thay đổi trên, cuộc kháng chiến có thể phải chậm mất 10 năm'.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, gửi thư toàn thể anh chị em cán bộ nhân viên, quân y, dân công, hộ lý, cấp dưỡng phục vụ thương binh.
Ngày 26/4, Triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt' khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Triển lãm 'Từ ATK Thái Nguyên đến chiến thắng Điện Biên Phủ' giới thiệu tới công chúng gần 200 hình ảnh tư liệu lịch sử được chia thành hai phần chính.
Ngày 26/4, tại Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên tổ chức khai mạc Triển lãm 'Từ ATK Thái Nguyên đến chiến thắng Điện Biên Phủ' với sự tham gia của đại diện lãnh đạo tỉnh; các sở, ngành liên quan; các Bảo tàng trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo học sinh đến từ một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), chiều 23/4, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'.
Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp của nhân dân cả nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ chứng minh rằng sức mạnh quân sự của nhân dân ta vừa biểu hiện ở sức mạnh của bản thân lực lượng vũ trang, vừa biểu hiện ở sức mạnh mà lực lượng vũ trang dựa vào.
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa khai trương chuyên trang 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại địa chỉ: http://dienbienphu.vnanet.vn.