Sau 2 năm triển khai Dự án 'Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới (SAPLING)', gọi tắt là dự án Chăn hênh trên địa bàn huyện Mai Sơn, đã tạo những chuyển biến tích cực trong chăn nuôi, đã thành lập được các nhóm sở thích, nâng cao năng suất, cải thiện sinh kế cho người chăn nuôi. Đồng thời, thúc đẩy an ninh lương thực, dinh dưỡng và bình đẳng giới khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2119/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu số 4, đô thị Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Với quy mô nghiên cứu, lập quy hoạch khoảng 3.602ha; dân số khoảng 28.200 người.
Phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đang được huyện Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững.
Hiện nay, tại vị trí Km4+300, đường tỉnh 117 (Mường Chanh - Chiềng Ban) thuộc địa phận bản Mảy, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, đã sạt lở ta luy dương với quy mô lớn (chiều dài 90 m; chiều cao trung bình 10 m) phủ kín toàn bộ nền, mặt đường.
Xác định cây cà phê là một loại cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, huyện Mai Sơn đã tập trung triển khai Đề án phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường; quy hoạch và xây dựng vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tập trung, thu hút doanh nghiệp, HTX, nông dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững cùng có lợi.
Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Triển khai chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mai Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, số 3 và mưa lớn kéo dài trong thời gian qua, đã làm sạt lở hàng nghìn m³ từ tà luy dương trôi từ trên cao xuống đoạn đường thuộc tuyến 117, qua bản Mảy, xã Chiềng Chung, khiến giao thông đi lại khó khăn.
Thực hiện mục tiêu xây dựng đơn vị 'Mẫu mực, tiêu biểu', từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn đã thực hiện nghiêm việc tổ chức lực lượng, rèn luyện và huấn luyện; duy trì nền nếp chế độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy. Đồng thời, chú trọng công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính kế hoạch và bảo vệ trang, thiết bị, chủ động trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngày 11/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Những thứ này trước đây không ai ngó ngàng vì không có giá trị kinh tế nhưng hiện tại giá lên tới hàng triệu đồng/kg, chủ yếu được thương lái gom mua số lượng lớn để bán sang Trung Quốc.
Dự án 'Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các nhóm nghèo sản xuất cà phê tại 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La của Việt Nam, xem xét tác động của Covid-19' (CRAS) đã tạo bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành cà phê phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngày 23/8, tại xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức chuyển trao, tặng quà học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ thuộc 3 huyện Mai Sơn, Sông Mã, Bắc Yên.
Ngày 15/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La chuyển trao quà của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ khẩn cấp những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ của huyện Mai Sơn và Thuận Châu.
Ngày 9/8, tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với Công đoàn cơ sở Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Sơn La trao hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ.
Công ty Điện lực Sơn La đang quản lý vận hành 8 trạm biến áp 110 kV, hơn 553 km đường dây cao thế, 5.300 km đường dây trung thế, 2.908 trạm biến áp phân phối và trên 5.175 km đường dây hạ thế, cấp điện cho gần 352.000 khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ động trước diễn biến bất thường của thời tiết, Công ty Điện lực Sơn La đã chỉ đạo, xây dựng phương án PCTT&TKCN sát với tình hình thực tế, ứng phó kịp thời, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa lũ.
Ngày 1/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Mai Sơn và Nhà từ thiện Thanh đồng Hoàng Nguyễn Phương Thảo đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại hai xã: Mường Chanh và Chiềng Chung, huyện Mai Sơn.
Những ngày qua, tại tỉnh Sơn La, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã có mưa to đến rất to, làm lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn kèm gió mạnh từ ngày 23-25/7, đã làm gẫy đổ, nghiêng 32 vị trí cột điện trung thế, 244 vị trí cột hạ thế bị gẫy đổ, 3 TBA bị đổ và ngập nước và 5.562 m dây hạ thế, 443 công tơ, 93 hòm công tơ bị hư hỏng; 17.840 khách hàng tại huyện Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La và Thanh phố bị mất điện. Ước thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Từ đêm 23 đến sáng 29-7, địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to gây thiệt hại nặng về người và tài sản; trong đó, có hệ thống điện lưới. Do đó, trong những ngày qua, Công ty Điện lực Sơn La đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc khắc phục hậu quả của mưa lũ; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền an toàn điện nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng đến hệ thống lưới điện của tỉnh Sơn La. Đến hôm nay (28/7), toàn tỉnh vẫn còn gần 900 khách hàng thuộc 10 trạm biến áp bị mất điện.
Mưa lớn, kéo dài kèm theo dông lốc trong đêm 24/7, đã gây ngập úng một số bản trên địa bàn xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Ngày 24/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã kiểm tra tình hình mưa lũ tại huyện Mai Sơn.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, chủ động, linh hoạt trong sản xuất, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mai Sơn đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả và vận động hội viên tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.
Cách đây 10 năm, đồng bào các dân tộc xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm. Sự quan tâm ân cần, những lời căn dặn của Tổng Bí thư ngày ấy đã trở thành niềm cổ vũ to lớn, là động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân góp sức đổi thay diện mạo một miền quê trên vùng cao Tây Bắc.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, đến nay tỉnh ta trở thành một trong những vùng nông sản, rau quả lớn nhất nước. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, những cơ chế chính sách thông thoáng đã mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu, hướng tới xây dựng tỉnh Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Nha Thú y được thành lập thuộc Bộ Canh Nông. Sắc lệnh 125-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 11/7/1950 về phòng chống dịch bệnh gia súc là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực thú y.
Giải bóng đá nữ 'Đá bay Định kiến' được tổ chức trên địa bàn các xã trong huyện Mai Sơn và Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã thu hút hơn 40 đội bóng đến từ bốn xã Chiềng Chung và Mường Chanh (huyện Mai Sơn) và xã Nậm Lầu, Bản Lầm (huyện Thuận Châu) với hơn 500 thành viên đến từ Hội LHPN các xã.
Ngày 4/6, tại xã Chiềng Chung, đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Mai Sơn đã tiếp xúc cử tri xã Chiềng Chung, Chiềng Ban, Mường Chanh, huyện Mai Sơn trước Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Mai Sơn là huyện có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những năm gần đây, huyện đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tăng thu nhập cho người nông dân.
Huyện Mộc Châu hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp xã, theo lộ trình của Đề án thành lập thị xã Mộc Châu sẽ sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các xã, phường thuộc thị xã. Đến nay, các cấp, ngành và huyện phối hợp triển khai thực hiện, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức bỏ phiếu xin ý kiến cử tri, bảo đảm dân chủ và đồng thuận cao.
Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2024 (Cuộc thi Vietnam Amazing cup năm 2024) do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ trung tuần tháng 4/2024, tỉnh Sơn La có 6 mẫu, lô hàng cà phê tham gia.
Những năm qua, nhiều hội viên phụ nữ trong tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với những sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và phát huy giá trị của tài nguyên bản địa.
Cụ thể hóa phương châm 'Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng', Huyện ủy Mộc Châu đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; phát huy dân chủ, tạo đồng thuận trong nhân dân, thực hiện mục tiêu xây dựng Mộc Châu trở thành thị xã.
Tối 5/4, huyện Mộc Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên xã, phường thuộc thị xã Mộc Châu, tại bản Áng 3, xã Đông Sang.
Hôm nay (21/3), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La phối hợp với tổ chức Care tại Việt Nam tổ chức khởi động dự án Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tỉnh Sơn La (Dự án Sure).
Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh Sơn La tập trung phát triển, xây dựng các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán sản xuất cũ.
Chỉ 45 ngày, một loại hạt của Việt Nam xuất khẩu đã thu về hơn 900 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Giá loại hạt này cũng lập đỉnh lịch sử kể từ khi xuất khẩu đến nay.
Từ địa phương được coi là 'hiện tượng nông nghiệp' với nhiều đột phá, Sơn La đang tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm từng bước hiện thực hóa những mục tiêu dài hơi, nâng cao giá trị, nâng tầm và đưa thương hiệu nông sản vươn xa.
Sáng 22/12, tại thành phố Sơn La, đã diễn ra Gala 'Sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La - Từ Quốc bảo trở thành sinh kế'. Đây là sự kiện do Báo Nông Thôn Ngày Nay/Điện tử Dân Việt phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long tổ chức.