Mưa liên tục những ngày vừa qua trên địa bàn một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La gây thiệt hại về nhà ở, tài sản và người dân. Cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã nhanh chóng tập trung chỉ đạo huy động lực lượng, sớm khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
36 hộ dân vừa được tỉnh Sơn La di dời khẩn cấp do bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nơi đây cũng có 1 người bị nước lũ cuốn trôi.
Từ 4-6/8, mưa lũ trên địa bàn huyện Mường La, Thuận Châu (Sơn La) và huyện Than Uyên (Lai Châu) đã gây sạt lở đất, đá làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, do mưa lớn kéo dài từ ngày 4 đến 6/8, tại địa bàn các xã, bản của các huyện, thành phố Sơn La đã xảy ra sạt lở, lũ to, gây ảnh hưởng lớn về tài sản và người.
Tỉnh Sơn La vừa tiến hành di dời khẩn cấp 36 hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng do mưa lũ. Địa phương này cũng có 1 người bị lũ cuốn trôi.
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến tình hình thiên tai tại Sơn La có diễn biến phức tạp, sạt lở đất đá và lũ liên tục xảy ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây.
Trong 1 tuần qua, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, gây sạt lở đất đá rất phức tạp tại các tuyến đường và các khu dân cư. Đến sáng nay (6/8) đã có 7 đến 8 xã của huyện bị ảnh hưởng nặng như: Nặm Păm, Tạ Bú, Chiềng Lao, Pi Toong, Chiềng Muôn, Tạ Bú...
Mưa lớn kéo dài trong 3 ngày qua đã gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Sơn La. Hiện nay, nhiều tuyến đường ở địa phương này đang ách tắc do sạt lở đất, đá. Chính quyền địa phương đang khẩn trương triển khai công tác khắc phục.
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã làm đất đá sạt lở, vùi lấp, cuốn trôi 3 ngôi nhà, 1 người mất tích, 13 ngôi nhà ở xã Chiềng Muôn, Nậm Păm, Tạ Bú phải di dời khẩn cấp.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã làm đất đá sạt lở, vùi lấp, cuốn trôi 3 ngôi nhà, 1 người mất tích, 13 ngôi nhà ở xã Chiềng Muôn, Nậm Păm, Tạ Bú phải di dời khẩn cấp.
Là một trong số những dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người ở nước ta, dân tộc La Ha sinh sống chủ yếu ở 71 bản của 24 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Sơn La. Đời sống của người dân La Ha hiện còn rất khó khăn và lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trước thực tế đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Sơn La đã và đang quan tâm triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La Ha từng bước vươn lên, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Đến đầu tháng 7, huyện Mường La đã giải ngân được 46,5% vốn đầu tư công, thuộc nhóm dẫn đầu toàn tỉnh. Huyện đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, tạo động lực thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Dự án đường giao thông từ trung tâm xã Chiềng Muôn - xã Chiềng Ân do UBND huyện Mường La làm chủ đầu tư đã triển khai thi công được 9 tháng, song do yếu tố khách quan và vướng mắc trong thực hiện giải phóng mặt bằng, nên dự án đang chậm so với tiến độ đề ra. Các đơn vị, địa phương đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Ngày 2/6, đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự cuộc sinh hoạt thường kỳ tại Chi bộ bản Pá Kìm, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La.
Ngày 31/5, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La đã tổ chức Hội thi tìm hiểu và tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2023.
Ngày 11/11, đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng Đoàn công tác của tỉnh đã làm việc tại huyện Mường La về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.
Đứng chân trên địa bàn xã vùng cao của huyện Mường La, thầy và trò Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn luôn nỗ lực thực hiện phong trào thi đua 'Dạy tốt, học tốt', từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, giúp những học sinh dân tộc Mông, La Ha nơi vùng cao này trau dồi tri thức trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Cách đây 15 năm, ngày 26/9/2007, tại châu Âu, Liên minh các tổ chức phi chính phủ, Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế, đã thống nhất lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới. Ngày này có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn, chủ động tránh thai vì lợi ích của chính mình và cộng đồng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là những người trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản.
Đến bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, sẽ được 'thưởng ngoạn' bức tranh đa sắc của thiên nhiên và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông vùng cao nơi đây.
Tiếp tục thực hiện phương châm '4 tại chỗ', mùa mưa lũ năm nay, huyện Mường La đã xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban, cơ quan, đơn vị, nhằm chủ động phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thảo quả ưa sống dưới tán rừng có độ ẩm cao, khả năng sinh trưởng tốt, không phải chăm sóc nhiều, trồng một năm thu hoạch nhiều năm, ít phải đầu tư. Từ năm 2012, người dân các xã vùng cao của huyện Mường La đã trồng xen cây thảo quả dưới tán rừng. Cây trồng này giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống và nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Tư tưởng trọng nam hơn nữ, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều gia đình, đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tất cả các địa bàn trong tỉnh. Đáng lo ngại là, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, mà cả ở thành phố, thị trấn, thị tứ. Để đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên luôn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và ý thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh để về nhiệm vụ này. Phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Liễu, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh.
Những năm qua, cùng với đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Sơn La (VietinBank Sơn La) đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Từ đêm 13 đến 16 giờ ngày 14/6, trên địa bàn huyện Mường La xảy ra gió lốc, mưa lớn, làm 1 ngôi nhà tại bản xã Mường Bú bị sập đổ hoàn toàn; 8 nhà dân, điểm trường bị bùn đất tràn vào nền nhà; 4 ngôi nhà tại xã Mường Chùm, Mường Bú, Chiềng Công, Chiềng Hoa bị sụt lún; 1 con bò của người dân tiểu khu 2, xã Mường Bú, bị cuốn trôi; gần 6 ha rau màu; 7,7 ha ngô, 0,6 ha lúa, hơn 1 ha ao cá bị ngập, cuốn trôi; tuyến đường liên xã, liên bản, nội bản các xã: Chiềng Hoa, Mường Bú, Mường Chùm, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn bị sạt lở tà luy. Tổng thiệt hại ước khoảng 7 tỷ đồng.
Trong những tháng ngày gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 'Lời kêu gọi thi đua ái quốc' để động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống thi đua yêu nước, giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi gian khổ, giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 11/6 hằng năm là ngày truyền thống thi đua yêu nước.
Ngoài Nhà máy thủy điện Sơn La, trên địa bàn huyện Mường La hiện có 22 nhà máy thủy điện đang hoạt động, tổng công suất hơn 1.000 MW, đóng góp cho nguồn điện chung, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Những năm qua, với các hoạt động giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; can thiệp giảm tỷ lệ bệnh tan máu bẩm sinh; tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; thí điểm kiểm soát dân số vùng biên giới; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh... đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao các xã Ngọc Chiến, Chiềng Ân, Nậm Păm, Mường Chùm, Mường Bú, Chiềng Hoa, Chiềng Lao... của huyện Mường La. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như một bức tranh, làm xao xuyến lòng người.
Năm hết tết đến, mọi nhà, mọi người cùng nhau trang trí nhà cửa, gói bánh chưng, chuẩn bị bữa cơm tất niên và chờ đón thời khắc giao thừa bước sang năm mới. Còn tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn, những cán bộ y tế vẫn bận rộn với công việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La thông báo đến các cơ quan, đơn vị và người dân đã đi/đến/ở địa điểm, mốc thời gian liên quan đến các trường hợp mới có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, cụ thể như sau:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tính tất yếu, yêu cầu, phương châm, phương pháp của công tác phát triển Đảng: 'Để làm tròn nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang... Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và rộng rãi trong quần chúng'. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng bộ huyện Mường La đã chú trọng phát triển đảng viên có chất lượng cho tổ chức Đảng thêm mạnh, lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực của địa phương.
Việc lưu giữ ngôn ngữ, chữ viết của mỗi dân tộc là rất quan trọng, song hiện nay, dân tộc La Ha ở huyện Mường La có nhiều người không biết nói tiếng dân tộc mình mà phải sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác, dẫn đến nguy cơ mai một phong tục tập quán, văn hóa lâu đời của dân tộc La Ha.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 610 trường học các cấp với hơn 375.000 học sinh. Cùng với tận dụng thời gian vàng để dạy học trực tiếp như hiện nay; các trường học trong tỉnh còn rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để xây dựng các kịch bản, tổ chức thực diễn dạy học trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho cộng đồng bản, các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, nhiều năm nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) được bảo vệ tốt, không xảy ra cháy rừng, hay lấn chiếm đất rừng làm nương.
Huyện Mường La hiện có gần 2.130 ha sơn tra, trong đó hơn 920 ha đã cho thu hoạch, tập trung tại các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Muôn, Chiềng Ân và một số bản tại xã Hua Trai. Sản lượng quả sơn tra năm nay ước đạt 6.830 tấn.
Do gió lốc, mưa lớn xảy ra rạng sáng 25/8, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã phải sơ tán 656 người tại xã Nặm Păm và 34 công dân đang cách ly tập trung tại khu Đông Mệt thuộc xã Ít Ong.
Đêm 24, rạng sáng ngày 25/8, trên địa bàn huyện Mường La xảy ra gió lốc, mưa lớn gây ra lũ ống, lũ quét khiến 1 ngôi nhà bị cuốn trôi hoàn toàn; hơn 92 ha ruộng lúa, ngô, rau màu, ao bị ngập, cuốn trôi; tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nặm Păm đi Ngọc Chiến nhiều đoạn đường bị đứt gãy, sạt lở và cuốn trôi cống thoát lũ; 1.700 m kênh mương bị sạt lở, đứt gãy; 2 cột điện 110kv bị xói lở móng cột; tổ chức di chuyển khẩn cấp 31 hộ ở nơi có nguy cơ sạt trượt; sơ tán hơn 650 người. Uớc tổng thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng.
Những năm qua, huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, thiết thực, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong 2 ngày (22 và 23/6), trên địa bàn huyện Mường La xuất hiện mưa to, gió lốc, khiến 3 ngôi nhà của người dân tại xã Chiềng Ân có nguy cơ sạt lở cao; 5 đoạn đường, gần 2.000m² lúa tại các xã Nặm Păm, Chiềng Muôn bị hư hỏng; 1 cột điện cao thế bị ảnh hưởng làm các xã: Chiềng San, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Chiềng Hoa mất điện... Ước tổng thiệt hại hơn 200 triệu đồng.