Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 31/5, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La đã tổ chức Hội thi tìm hiểu và tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2023.

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm việc tại huyện Mường La

Ngày 11/11, đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng Đoàn công tác của tỉnh đã làm việc tại huyện Mường La về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Sự học ở vùng cao Chiềng Muôn

Đứng chân trên địa bàn xã vùng cao của huyện Mường La, thầy và trò Trường Tiểu học và THCS Chiềng Muôn luôn nỗ lực thực hiện phong trào thi đua 'Dạy tốt, học tốt', từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, giúp những học sinh dân tộc Mông, La Ha nơi vùng cao này trau dồi tri thức trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Ổn định và nâng cao chất lượng dân số

Cách đây 15 năm, ngày 26/9/2007, tại châu Âu, Liên minh các tổ chức phi chính phủ, Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế, đã thống nhất lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới. Ngày này có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn, chủ động tránh thai vì lợi ích của chính mình và cộng đồng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là những người trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản.

Cát Lình - Bức tranh đa sắc

Đến bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, sẽ được 'thưởng ngoạn' bức tranh đa sắc của thiên nhiên và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông vùng cao nơi đây.

Mường La chủ động phòng, chống lũ bão

Tiếp tục thực hiện phương châm '4 tại chỗ', mùa mưa lũ năm nay, huyện Mường La đã xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban, cơ quan, đơn vị, nhằm chủ động phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cây thảo quả dưới tán lá rừng

Thảo quả ưa sống dưới tán rừng có độ ẩm cao, khả năng sinh trưởng tốt, không phải chăm sóc nhiều, trồng một năm thu hoạch nhiều năm, ít phải đầu tư. Từ năm 2012, người dân các xã vùng cao của huyện Mường La đã trồng xen cây thảo quả dưới tán rừng. Cây trồng này giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống và nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Tư tưởng trọng nam hơn nữ, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều gia đình, đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tất cả các địa bàn trong tỉnh. Đáng lo ngại là, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, mà cả ở thành phố, thị trấn, thị tứ. Để đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên luôn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và ý thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh để về nhiệm vụ này. Phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Liễu, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh.

VietinBank Sơn La tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Sơn La (VietinBank Sơn La) đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mường La: Thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng do mưa lũ

Từ đêm 13 đến 16 giờ ngày 14/6, trên địa bàn huyện Mường La xảy ra gió lốc, mưa lớn, làm 1 ngôi nhà tại bản xã Mường Bú bị sập đổ hoàn toàn; 8 nhà dân, điểm trường bị bùn đất tràn vào nền nhà; 4 ngôi nhà tại xã Mường Chùm, Mường Bú, Chiềng Công, Chiềng Hoa bị sụt lún; 1 con bò của người dân tiểu khu 2, xã Mường Bú, bị cuốn trôi; gần 6 ha rau màu; 7,7 ha ngô, 0,6 ha lúa, hơn 1 ha ao cá bị ngập, cuốn trôi; tuyến đường liên xã, liên bản, nội bản các xã: Chiềng Hoa, Mường Bú, Mường Chùm, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn bị sạt lở tà luy. Tổng thiệt hại ước khoảng 7 tỷ đồng.

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua

Trong những tháng ngày gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 'Lời kêu gọi thi đua ái quốc' để động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống thi đua yêu nước, giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi gian khổ, giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 11/6 hằng năm là ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Mường La quản lý hiệu quả các nhà máy thủy điện

Ngoài Nhà máy thủy điện Sơn La, trên địa bàn huyện Mường La hiện có 22 nhà máy thủy điện đang hoạt động, tổng công suất hơn 1.000 MW, đóng góp cho nguồn điện chung, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ

Những năm qua, với các hoạt động giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; can thiệp giảm tỷ lệ bệnh tan máu bẩm sinh; tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên; thí điểm kiểm soát dân số vùng biên giới; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh... đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.

Ruộng bậc thang mùa nước đổ

Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao các xã Ngọc Chiến, Chiềng Ân, Nậm Păm, Mường Chùm, Mường Bú, Chiềng Hoa, Chiềng Lao... của huyện Mường La. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như một bức tranh, làm xao xuyến lòng người.

Ghi ở các trạm y tế ngày giáp Tết

Năm hết tết đến, mọi nhà, mọi người cùng nhau trang trí nhà cửa, gói bánh chưng, chuẩn bị bữa cơm tất niên và chờ đón thời khắc giao thừa bước sang năm mới. Còn tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn, những cán bộ y tế vẫn bận rộn với công việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tìm người đến các địa điểm liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La thông báo đến các cơ quan, đơn vị và người dân đã đi/đến/ở địa điểm, mốc thời gian liên quan đến các trường hợp mới có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, cụ thể như sau:

Bổ sung lực lượng cho tổ chức Đảng thêm mạnh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tính tất yếu, yêu cầu, phương châm, phương pháp của công tác phát triển Đảng: 'Để làm tròn nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang... Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và rộng rãi trong quần chúng'. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng bộ huyện Mường La đã chú trọng phát triển đảng viên có chất lượng cho tổ chức Đảng thêm mạnh, lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực của địa phương.

Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc La Ha

Việc lưu giữ ngôn ngữ, chữ viết của mỗi dân tộc là rất quan trọng, song hiện nay, dân tộc La Ha ở huyện Mường La có nhiều người không biết nói tiếng dân tộc mình mà phải sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác, dẫn đến nguy cơ mai một phong tục tập quán, văn hóa lâu đời của dân tộc La Ha.

Chủ động các phương án dạy và học thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 610 trường học các cấp với hơn 375.000 học sinh. Cùng với tận dụng thời gian vàng để dạy học trực tiếp như hiện nay; các trường học trong tỉnh còn rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để xây dựng các kịch bản, tổ chức thực diễn dạy học trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cát Lình giữ rừng thêm xanh

Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho cộng đồng bản, các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, nhiều năm nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) được bảo vệ tốt, không xảy ra cháy rừng, hay lấn chiếm đất rừng làm nương.

Mường La tiêu thụ gần 300 tấn quả sơn tra tươi

Huyện Mường La hiện có gần 2.130 ha sơn tra, trong đó hơn 920 ha đã cho thu hoạch, tập trung tại các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Muôn, Chiềng Ân và một số bản tại xã Hua Trai. Sản lượng quả sơn tra năm nay ước đạt 6.830 tấn.

Sơn La sơ tán 656 người do lũ quét

Do gió lốc, mưa lớn xảy ra rạng sáng 25/8, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã phải sơ tán 656 người tại xã Nặm Păm và 34 công dân đang cách ly tập trung tại khu Đông Mệt thuộc xã Ít Ong.

Mường La: Thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng do mưa lũ

Đêm 24, rạng sáng ngày 25/8, trên địa bàn huyện Mường La xảy ra gió lốc, mưa lớn gây ra lũ ống, lũ quét khiến 1 ngôi nhà bị cuốn trôi hoàn toàn; hơn 92 ha ruộng lúa, ngô, rau màu, ao bị ngập, cuốn trôi; tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nặm Păm đi Ngọc Chiến nhiều đoạn đường bị đứt gãy, sạt lở và cuốn trôi cống thoát lũ; 1.700 m kênh mương bị sạt lở, đứt gãy; 2 cột điện 110kv bị xói lở móng cột; tổ chức di chuyển khẩn cấp 31 hộ ở nơi có nguy cơ sạt trượt; sơ tán hơn 650 người. Uớc tổng thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng.

Mường La xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, thiết thực, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Mường La: Thiệt hại hơn 200 triệu đồng do mưa lũ

Trong 2 ngày (22 và 23/6), trên địa bàn huyện Mường La xuất hiện mưa to, gió lốc, khiến 3 ngôi nhà của người dân tại xã Chiềng Ân có nguy cơ sạt lở cao; 5 đoạn đường, gần 2.000m² lúa tại các xã Nặm Păm, Chiềng Muôn bị hư hỏng; 1 cột điện cao thế bị ảnh hưởng làm các xã: Chiềng San, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Chiềng Hoa mất điện... Ước tổng thiệt hại hơn 200 triệu đồng.

Khó khăn trong công tác tiêm chủng ở các xã vùng cao Mường La

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong từ các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ở một số xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La, việc tiêm chủng mở rộng còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Đại dịch COVID -19: 'Cú huých' để du lịch thực hiện nhanh chuyển đổi số

Ngày 30/9, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp tổ chức Diễn đàn du lịch trực tuyến 'Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam'.

Đón năm học mới ở Chiềng Muôn

Những ngày này, đến Trường Tiểu học & Trung học cơ sở Chiềng Muôn (Mường La), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương hoàn tất các điều kiện cần thiết cho năm học mới của thầy và trò, từ việc sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy và học, dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà trường... Tất cả đã sẵn sàng đón Ngày khai giảng năm học mới.

Ra mắt website du lịch chính thức của Việt Nam dành cho khách nước ngoài

Tổng cục Du lịch phối hợp cùng các đơn vị liên quan cho ra mắt trang 'Green Travel' mới trên website du lịch chính thức của Việt Nam dành cho khách nước ngoài.

Siêu mẫu quốc tế làm truyền hình thực tế giúp quảng bá du lịch Việt

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Công ty TNHH Truyền thông JMA Toàn cầu (Jessica Minh Anh) đã ký thỏa thuận hợp tác về quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam.

Chiềng Muôn nỗ lực thoát nghèo

Chiềng Muôn là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, xã hiện có 6 bản, hơn 350 hộ, gồm 2 dân tộc Mông và La Ha sinh sống. Những năm qua, từ các chương trình, dự án, Chiềng Muôn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế 'Du lịch Việt Nam hướng tới tương lai'

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) năm 2020 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 12-15/8 tại Hà Nội.

Ruộng bậc thang - bức tranh nghệ thuật nơi vùng núi Sơn La

Do ở vị trí cao, vùng núi khó có đất bằng để canh tác nhất là trồng lúa nước, người dân chọn các sườn đồi có đất màu, tạo mặt bằng rồi dần dần thành những thửa ruộng nhỏ xinh.

Ruộng bậc thang - bức tranh nghệ thuật nơi vùng núi Sơn La

Ruộng bậc thang là nét đặc trưng của đồng bào dân tộc sinh sống tại vùng núi phía Bắc.

Mường La huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng

Xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, tạo nền tảng vững chắc trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Mường La đã huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đầu tư xây dựng hàng trăm công trình trên các lĩnh vực.

Chiềng Muôn đảm bảo ANTT trên địa bàn

Chiềng Muôn là xã vùng III của huyện Mường La, có 6 bản, với gần 360 hộ, 1.900 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và La Ha cùng sinh sống, địa hình đồi núi phức tạp, hiểm trở, đời sống của nhân dân còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến tội phạm ma túy và an ninh trật tự.

Bản Nong Quài biết cách giữ rừng

Được cán bộ xã Chiềng Muôn giới thiệu, chúng tôi đến Nong Quài, bản của bà con đồng bào dân tộc La Ha, để tìm hiểu kỹ hơn việc trồng và giữ rừng ở đây; dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng bà con luôn bảo nhau giữ rừng, trở thành một trong những địa phương có diện tích rừng được bảo vệ tốt của huyện Mường La.

Mường La nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc Mông

Trên địa bàn huyện Mường La hiện có 19 dòng họ dân tộc Mông, sinh sống tại 75 bản, thuộc 15/16 xã, thị trấn, với gần 22.000 nhân khẩu, chiếm 22% dân số toàn huyện. Những năm qua, thực hiện nội dung cam kết '5 có, 5 không' đã mang lại những đổi thay tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn.

Mường La phát triển giao thông nông thôn

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Mường La đã đầu tư xây dựng, nâng cấp hàng trăm tuyến đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, việc đi lại và thông thương hàng hóa cho người dân một số xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Phụ nữ Mường La thi đua 'Dân vận khéo'

Thực hiện phong trào thi đua 'Dân vận khéo', Hội LHPN huyện Mường La chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chi hội, hội viên phụ nữ tích cực tham gia xây dựng những mô hình phù hợp, hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên.

Bình yên vùng cao Nong Quài

Bản Nong Quài, xã Chiềng Muôn (Mường La) là bản vùng cao, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhưng là bản tiêu biểu của xã làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nhiều năm qua, được công nhận bản không có ma túy.

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Cùng với phát triển trồng cây ăn quả trên đất dốc, nuôi cá lồng trên lòng hồ các công trình thủy điện, thời gian gần đây, huyện Mường La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhân rộng mô hình phát triển cây dược liệu, với các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: sơn tra, thảo quả, sa nhân, sả java... theo chuỗi giá trị, mở hướng làm giàu cho người dân.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết các địa phương, đơn vị

Ngày 10/1, đồng chí Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Phiêng Pằn và cán bộ, nhân dân xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn. Tham gia cùng Đoàn công tác có một số sở, ban ngành của tỉnh.

Điện về bản vùng cao Hua Đán

Về bản vùng cao Hua Đán, xã Chiềng Muôn (Mường La), chúng tôi chứng kiến niềm vui của bà con khi lưới điện quốc gia đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Trong các gia đình vọng ra tiếng ti vi, tiếng hát từ đài radio, tiếng máy xay xát... Nhờ có điện, cuộc sống của người dân nơi đây đang có sự đổi thay tích cực.

Tháo gỡ rào cản ngôn ngữ cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở Chiềng Muôn

Tới vùng cao Chiềng Muôn, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, chúng tôi cảm nhận rõ nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cũng như nhận thức của đồng bào các dân tộc khi ngày càng quan tâm việc học của con trẻ, nhất là sự chung tay tháo gỡ rào cản ngôn ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, giúp trẻ thuận lợi hơn khi tiếp thu kiến thức và tự tin, hòa nhập với những môi trường sinh hoạt chung.