Trận sạt lở đất lịch sử đã biến ngôi làng nhỏ với 37 hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày, Dao ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) vốn bình yên thành bình địa. Những ngôi nhà từng là tổ ấm, là nơi che chở cho người dân giờ bùn đất vùi lấp như nơi đây chưa hề có sự sống.
Sản xuất nông nghiệp muốn đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao thì tư duy phải thay đổi, nông dân phải đoàn kết, 'bắt tay nhau' để sản xuất theo quy mô lớn, đồng bộ, tập trung và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đặc biệt phải gắn kết chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp.
Trong những năm qua, với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự năng động, sáng tạo của nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở làng nghề truyền thống, cùng với sự đồng lòng của bà con nông dân trong thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', tỉnh Lào Cai đã có thêm nhiều sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu, nâng tầm giá trị nông sản bản địa, nông sản địa phương, dần có vị thế trên thị trường hàng hóa tiêu dùng trong cả nước.
Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tại Lào Cai, nghề truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng giữ vai trò quan trọng trong phát triển ở khu vực nông thôn.
Nhằm giảm thiệt hại tính mạng, tài sản cho người dân, bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm chủ động ứng phó với thiên tai.
Công trình điểm sắp xếp dân cư biên giới tập trung thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát) cơ bản hoàn thành từ năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao và đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Đến hết tháng 3, Lào Cai có 163 sản phẩm của 81 chủ thể thuộc 60 xã, phường và thị trấn được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên, đạt 65% so với mục tiêu Đề án 'Mỗi xã một sản phẩm' của tỉnh đến năm 2030.
Sao OCOP là thước đo chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng như tiềm năng phát triển trên thị trường. Vậy nhưng, nhiều chủ thể lại 'ngại' nâng sao sản phẩm OCOP…
Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với tư duy mới, khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ tốt. Tuy nhiên, chất lượng lao động khu vực nông thôn của tỉnh còn yếu, đa phần là người già, người trung tuổi, chưa qua đào tạo nên việc sử dụng công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Một trong những khó khăn trong việc sắp xếp, ổn định dân cư hiện nay là quỹ đất. Nhà nước cần xem xét có cơ chế đặc thù chuyển đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang đất ở.
Liên quan đến các dự án Luật đất đai ( sửa đổi) , Luật HTX ( sửa đổi), cử tri quan tâm nhiều đến vấn đề bỏ khung giá đất, định giá theo nguyên tắc thị trường, quy định mức thuế đối với người sở hữu nhiều nhà, đất và lộ trình cần có đối với các quy định về bằng cấp của các thành viên Hội đồng quản trị Hợp tác xã ở vùng cao và các địa bàn còn nhiều khó khăn.
Sau 4 năm (2018 - 2021) triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm được cấp chứng nhận đạt 3 sao, 4 sao. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, một số sản phẩm đã bị thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, đồng nghĩa với việc tự đánh mất 'giấy thông hành' trên thị trường.
Năm 2016, khu tái định cư Đồi Tre, xã Mường Vi (Bát Xát) đón những hộ đầu tiên trong khu vực có nguy cơ sạt trên địa bàn xã về sinh sống. Đến nay, đây trở thành nơi an cư của 38 hộ, không chỉ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở với đầy đủ điều kiện về giao thông, điện, nước sạch sinh hoạt, mà ngay trong dự án tái định cư này còn có 1 điểm trường để con em đồng bào học tập. Theo ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, đây là một trong những dự án tái định cư thành công của tỉnh với tiêu chí đảm bảo cho người dân có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.
Nức tiếng trong cả nước là mảnh đất có nhiều đặc sản nông nghiệp, thời gian qua, nông sản Lào Cai đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Thời gian gần đây, thực hiện chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) các địa phương trong tỉnh đã chú trọng hướng vào phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, các ngành, nghề truyền thống của địa phương; từng bước hình thành và nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất; công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm được quan tâm, tạo thương hiệu và giá trị cao cho sản phẩm. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến trong tư duy, cách thức tổ chức sản xuất của người dân nông thôn, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác tăng.
Mùa mưa lũ đang đến gần, việc bố trí, sắp xếp, di dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở là nhiệm vụ cấp bách đang được các ngành, địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai.
Đến nay, Lào Cai có 52 sản phẩm được công nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm thuộc ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng, còn lại là các sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, thực phẩm. Đây đều là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống, thế mạnh của một vùng, một đơn vị, địa phương. Để tìm kiếm 'giấy thông hành' (chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh) là một hành trình dài, nhiều khó khăn mà các địa phương, đơn vị phải nỗ lực. Sau công nhận, việc giữ vững các tiêu chí cho sản phẩm cũng là vấn đề cần được nhìn nhận và quan tâm, tránh bị rớt hạng.