Xác định chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, các địa phương phía Nam đã từng bước nới lỏng giãn cách, chuyển sang trạng thái 'bình thường mới', vừa phòng chống dịch vừa từng bước khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Từ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh chính thức mở cửa nhiều hoạt động sau hơn 120 ngày thực hiện giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là quyết định đáp ứng được mong mỏi của người dân với mong muốn vừa phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát được dịch bệnh.
Chỉ thị 'Tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau ngày 30/9' của TP Hồ Chí Minh mang lại sự phấn khởi cùng hy vọng. Người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP trong tâm thế sẵn sàng để chuẩn bị trở lại với cuộc sống trong trạng thái 'bình thường mới'.
m bảo nguyên tắc 5K, tăng cường kiểm soát dịch tại nguồn, nâng cao ý thức cho người dân... là những điều kiện mà chuyên gia cho rằng TP. HCM phải đáp ứng được trong giai đoạn 'bình thường mới'.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh dịch Covid-19, đặc biệt, Nghị quyết 86/NQ-CP và Nghị quyết 105/NQ-CP đã đề ra nhiều nhóm giải pháp, các nhiệm vụ trọng tâm cần quyết liệt chỉ đạo, thực hiện ngay về phòng, chống dịch, hỗ trợ DN, người lao động, chuyên gia, duy trì chuỗi cung ứng sản xuất. Với tinh thần tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng DN vượt qua khó khăn, sáng 26/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19.
Các DN đề nghị sớm áp dụng cơ chế tự test, tự chịu trách nhiệm và đẩy kết quả lên dữ liệu online.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, Thành phố đang xem xét và dự kiến sẽ tháo gỡ các chốt chặn, rào chắn trước ngày 1/10.
Đó là khẳng định của PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh tại chương trình đối thoại do Hiệp hội Doanh nghiệp TP tổ chức ngày 25/9.
Từ nay đến 30-9, các hàng rào, dây kẽm gai… sẽ được gỡ bỏ trên các tuyến đường ở TP HCM để chuẩn bị bước sang giai đoạn mới từ 1-10; riêng các cửa ngõ ra vào TP HCM vẫn còn chốt chặn để bảo vệ an toàn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự kiến TP.HCM chỉ kiểm soát điểm đi và điểm đến, không kiểm soát trên các tuyến đường. Các rào chắn sẽ được gỡ bỏ và TP chỉ kiểm tra, xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên.
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh - địa phương có hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động nhất cả nước. Do đó, từng bước mở lại hoạt động kinh tế theo nguyên tắc vừa bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người dân, vừa đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái 'bình thường mới' có ý nghĩa rất quan trọng, giúp kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phục hồi và kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng từ đầu năm 2022.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy, nguồn thu doanh nghiệp không còn, thậm chí có doanh nghiệp 'ngủ đông' vì dịch bệnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn ngân hàng giảm lãi suất sâu hơn để giảm áp lực cho doanh nghiệp.
Nếu phục hồi sản xuất, kinh doanh sớm thì sẽ phần nào phục hồi được nền kinh tế, tạo đà cho kinh tế TP có sức bật phát triển trong năm 2022.
Vaccine Covid-19 được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc 'phủ' vaccine cho công nhân.
Hiện tại người dân, doanh nghiệp vẫn cần giấy đi đường nếu muốn giao dịch trực tiếp với ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh với Báo Đầu tư rất mong được các cơ quan chức năng cấp giấy phép đi đường để vận chuyển hàng hóa lưu thông, phục vụ nhu cầu chống dịch.
Sau khi áp dụng mô hình sản xuất '3 tại chỗ' (3T) với rủi ro lớn và tính hiệu quả không cao thì TPHCM tiếp tục đưa ra bốn phương án sản xuất mới cho doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nhận định không có phương án nào thực hiện dễ dàng trong điều kiện thực tế hiện nay. Theo họ bài toán triệt để nhất lúc này chỉ là vaccine.
Đây là một trong những đề xuất của UBND TP.HCM với Chính phủ trong số nhiều giải pháp nhằm duy trì, ổn định sản xuất cho doanh nghiệp.
Trong thời gian giãn cách xã hội, TP.HCM sẽ tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng chống dịch theo 1 trong 4 phương án.
Nhiều doanh nghiệp phía Nam mong muốn được tạo điều kiện cho phép tự quản lý, tự chịu trách nhiệm và tự có phương thức tổ chức sản xuất an toàn, phù hợp với tình hình thực tế.