Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Lạc Thủy đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT). Từ đây giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất.
Đến thời điểm này, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) theo Chỉ thị 30-CT/TU ngày 31/1/2024 (gọi tắt là Chỉ thị 30) của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã được các huyện, thị xã, TP triển khai. Tuy nhiên, kết quả bước đầu đạt thấp; nguyên nhân do còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong cấp đổi giấy CNQSDĐ nông nghiệp sau đo đạc bản đồ địa chính.
Nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới là điều dễ nhận thấy khi trở lại xóm Rậm Cọ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn). Những năm gần đây, thực hiện chính sách, chủ trương về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), dồn điền đổi thửa (DĐĐT), cấp ủy, chính quyền và nhân dân xóm Rậm Cọ từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế, chung tay xây dựng cuộc sống văn minh, giàu đẹp.
Phường Hải Ninh là địa phương có diện tích lớn, dân số đông, đứng thứ 2 trong số các phường, xã của thị xã Nghi Sơn với tổng số hơn 5.100 hộ dân, 19.000 nhân khẩu.
Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) bằng hình thức xã hội hóa giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả cao.
Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Đảng bộ xã Xuân Thủy (Kim Bôi) đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Nhờ đó, diện mạo nông thôn Xuân Thủy ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Nông dân vùng Mường Vang (Lạc Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch lúa mùa. Thay vì gặt, đập thủ công, trên cánh đồng các xã: Thượng Cốc, Yên Phú, Vũ Bình... reo vang tiếng máy gặt, tuốt liên hợp. Bà Bùi Thị Hảo, xóm Át, xã Vũ Bình phấn khởi chia sẻ: Từ khi thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đồng ruộng thẳng băng, máy móc thuận tiện vận hành. Thay vì phải tốn nhiều công, nhiều buổi, máy liên hợp gặt, tuốt trong chốc lát đã xong cả thửa ruộng lớn.
Sau nhiều buổi tuyên truyền, vận động nhưng bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Phụng Công, xã Hòa Bình không phối hợp nhận tiền hỗ trợ GPMB 720m2 đất di tích và đất hành lang sông Tô Lịch. Qua đó, sáng 3/10, UBND huyện Thường Tín tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.
Mặc dù không được UBND xã Hòa Bình, huyện Thường Tín giao ruộng canh tác và cấp Giấy CNQSD đất nông nghiệp theo định suất, tuy nhiên thôn Phụng Công vẫn tự ý giao ruộng cho bà Nguyễn Thị Hoa. Khi thu hồi đất nằm trong dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô mới phát hiện…
UBND tỉnh ban hành Công văn số 1457/UBND-KTN, ngày 25/8/2023 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững.
Bài 2: Gỡ 'nút thắt', tạo đà cho xuất khẩu nông sản (HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.
Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) tại các địa phương trong tỉnh đã, đang trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền và Nhân dân. Những vướng mắc này cần được giải quyết rốt ráo để việc DĐĐT diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của Nhân dân. Thực tế đặt ra yêu cầu cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần quan tâm sát sao, chỉ đạo công tâm. Quá trình thực hiện DĐĐT người dân được bàn bạc dân chủ, nắm rõ mục đích, có sự đồng thuận thì sẽ thực hiện thành công.
Bài 2 - Nhiều khó khăn trong dồn điền, đổi thửa (HBĐT) - Giai đoạn 2017 - 2022, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), toàn tỉnh đã thực hiện DĐĐT được 1.808 ha tại 69 xã, thị trấn. Lũy kế đến hết năm 2022, DĐĐT được 4.407 ha. Việc DĐĐT đã tác động tích cực đến quá trình sản xuất, khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm từ 37 - 50% tại các địa phương triển khai thực hiện. Cùng với những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn.
Bài 1 - Những cánh đồng mẫu lớn sau dồn điền, đổi thửa (HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình chủ yếu đồi núi cao, chia cắt. Diện tích đất trồng lúa có 31.167 ha, chỉ chiếm gần 7% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Không chỉ diện tích ít mà hầu hết thửa ruộng có diện tích bé, nhỏ lẻ. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, hình thành vùng chuyên canh. Trước thực tế đó, biết rằng dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) sẽ rất khó khăn nhưng là việc cần làm và cần sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, ngày 2/12/2017, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU về 'tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình'. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, những cánh đồng mẫu lớn dần hình thành, máy cày, máy bừa được đưa xuống đồng ruộng. Tuy vậy, kết quả đạt được còn khiêm tốn, đòi hỏi sự quyết tâm, tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thời gian tới.
Do đăng ký, chỉnh lý biến động về đất đai những năm trước đây chưa được quan tâm kịp thời, dẫn đến tình trạng thông tin về thửa đất trên giấy tờ và thực tế sử dụng khác nhau. Đây là một trong các nguyên nhân làm phát sinh đơn thư khiếu kiện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua.
Với nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), ước đến hết năm 2022, huyện Lạc Thủy dồn đổi được 654,21 ha. Trong đó, diện tích dồn điền nhưng không đổi thửa 14,61 ha (chiếm 2,61%), diện tích đổi thửa nhưng không dồn điền 27,35 ha (chiếm 4,88%), diện tích DĐĐT 612,25 ha (chiếm 93,58%). Thành công này tạo thuận lợi để nông dân phát triển sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.
ĐBP - Từ những mảnh ruộng nhỏ lẻ, manh mún, huyện Điện Biên đã chọn 2 xã: Thanh Yên và Thanh Hưng thực hiện thí điểm dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện, việc DĐĐT tại 2 xã đã đem lại nhiều tín hiệu khả quan; qua đó tạo thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ về môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước.
Chiều 25-6, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và gần 600 đại biểu, khách mời trong và ngoài nước, đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp… tham dự Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng (DĐĐT) 2022.
Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) được ví như cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh những tồn tại, vướng mắc đòi hỏi chính quyền và ngành chức năng sớm giải quyết, để công tác DĐĐT phát huy hiệu quả.
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền tại buổi kiểm tra tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), từ năm 2013 - 2021, trên địa bàn tỉnh và triển khai sản xuất vụ hè thu năm 2022.
Những kết quả đạt được khi thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức cần có sự chung tay tháo gỡ của các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị và người nông dân... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án
Liên quan dự án xây dựng đường nối các quốc lộ 37, 17 và đường tỉnh 292 (đoạn Việt Yên - Tân Yên - Lạng Giang), công dân thôn Trại Đồi, xã Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang) cho rằng UBND xã xác định không đúng nguồn gốc đất thu hồi, ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng dân cư. Vụ việc cần được UBND huyện Việt Yên kiểm tra, xem xét lại một cách khách quan.
Tại huyện Lạc Thủy, diện tích đất nông nghiệp ít lại phân bố nhỏ lẻ, manh mún, thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, gắn việc DĐĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Vì vậy tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo ngay từ khi thực hiện công tác DĐĐT vào năm 2011. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Xã Yên Phú (Lạc Sơn) là địa phương dẫn đầu, điển hình trong công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) của huyện Lạc Sơn. Anh Bùi Văn Tuấn, nông dân xóm Trắng Đồi cho biết: Trước đây, ruộng manh mún, nhỏ lẻ nên khó làm, khó đầu tư thâm canh. Từ khi DĐĐT xong, chúng tôi có ruộng đất tập trung để trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu, thực hiện chuyển đổi cơ cấu, đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất, như dưa chuột bao tử, bí xanh, mướp đắng.
* UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra, xử lý vụ việc tại chợ Sáng Đại Mỗ (Hà Nội)* Yêu cầu UBND xã Đồng Tiến (Khoái Châu, Hưng Yên) sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân
Công dân thôn Xuân An, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tố cáo ban quản lý thôn chuyển nhượng đất nông nghiệp trái luật; sử dụng kinh phí dồn điền đổi thửa (DĐĐT) thiếu minh bạch; thành viên ban DĐĐT được chia thừa ruộng so với sổ hồng. Qua xác minh cho thấy có nhiều nội dung công dân tố cáo cần sớm làm sáng tỏ.
UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT- UBND về tăng cường công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thời điểm từ năm 2018 trở về trước, mỗi hộ sản xuất nông nghiệp của 5 thôn: Tiên Lữ, Phú Tường, Đồng Rặt, Rộc In, Đồng Bầu của xã An Bình (Lạc Thủy) có từ 9 - 11 thửa ruộng rải khắp các xứ đồng, đến nay, với thành công trong công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), mỗi hộ chỉ còn 2,7 thửa. Để có được sự ủng hộ của người dân, cấp ủy, chính quyền xã đã vào cuộc, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những luồng ý kiến trái chiều trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Tuyên truyền, giải thích để Nhân dân hiểu rõ lợi ích của DĐĐT mang lại. Do vậy, đã tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng, nhất trí cao của người dân.
Trước tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài và xảy ra trên diện rộng, thì dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đã giúp hình thành hệ thống kênh mương kiên cố, điều tiết nước một cách hợp lý nhất cho những cánh đồng từng bị bỏ hoang vì khô hạn.
Năm 2019, báo Kinh tế & Đô thị có nhiều bài phản ánh công tác quản lý đất đai, dồn điền đổi thửa (DĐĐT), tháo dỡ công trình trại nuôi gà tại xứ đồng Mông, thôn Quyết Tiến của ông Vũ Huy Cường, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Nhưng, do người dân tiếp tục gửi đơn tố cáo đến các cấp, ngành nên ngày 3/3/2020, UBND TP ban hành kết luận số 12/KL-UBND làm rõ vấn đề.
Xác định dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập cho nông dân, những năm qua, huyện Lạc Sơn tích cực chỉ đạo các địa phương thực hiện DĐĐT. Qua đó, giúp nông dân thực hiện tốt cơ giới hóa, áp dụng giống mới vào sản xuất, cải thiện năng suất cây trồng. Trong đó, xã Yên Phú được coi là điểm sáng trong công tác DĐĐT của huyện.
Để thực hiện thành công một việc khó như dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) cần có quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó, quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là bài học thành công của huyện Yên Thủy – đơn vị đi đầu và đến thời điểm này đang là địa phương đạt kết quả tốt nhất sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh.
7 hộ dân ở thôn Bùi Xá, xã Đoàn Kết (Thanh Miện) phản ánh đến nay UBND xã này vẫn chưa giao lại ruộng cho người dân, chưa chấp hành các bản án của Tòa án Nhân dân tỉnh.
Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và cả mai sau. Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua, huyện Thạch Thành đã phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua 'Dân vận khéo' ở cơ sở.
'Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công' là tư tưởng, quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò quan trọng của công tác dân vận. Quan điểm đó trở thành kim chỉ nam giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh vào cuộc thực hiện hiệu quả công tác 'Dân vận khéo', góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.