Thời gian qua, UBND huyện Triệu Phong chỉ đạo các cấp, ngành trong huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hoáxã hội, trong đó nổi bật là triển khai hiệu quả phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'. Năm 2022, có 100% thôn được công nhận văn hóa, 25.260 hộ/25.716 hộ đăng ký được công nhận văn hóa, đạt 98,2%.
Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử- Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, châu Thuận (nay xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong). Trong thời gian 68 năm từ năm 1558- 1626, Nguyễn Hoàng đã có 3 lần dựng đặt thủ phủ/dinh thự/dinh trấn tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử- Trà Bát: Dinh Ái Tử (1558- 1570), Dinh Trà Bát (1570- 1600), Dinh Cát (1600- 1626).
Tỉnh Quảng Trị sẽ nghiên cứu quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các điểm di tích liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn trên địa bàn huyện Triệu Phong.
Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Trải qua nhiều thời đại, con người ở mảnh đất này đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để làm nên những kỳ tích hào hùng trong đấu tranh và xây dựng, để lại nhiều di sản văn hóa truyền thống vô cùng quý giá.
Nhằm nêu cao tinh thần học tập, tìm hiểu, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào dân tộc, vừa qua, Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quần thể di tích chúa tiên Nguyễn Hoàng cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đây là một trong những hoạt động về nguồn được nhà trường thường xuyên quan tâm, góp phần xây dựng có hiệu quả 'Mô hình sáng tạo' và đẩy mạnh phong trào thi đua 'Hai tốt', 'Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực' ở đơn vị.
Quảng Trị có 500 di tích danh thắng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Năm 2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17 về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020. Mục tiêu của nghị quyết là đến năm 2015, 100% di tích của tỉnh được kiểm kê, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới, khoanh vùng bảo vệ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đến năm 2020, 100% di tích cấp tỉnh hoàn thành việc xây dựng bia, biển; 100% di tích quốc gia đã phân cấp cho cấp huyện quản lý, khai thác sử dụng và một số di tích cấp tỉnh tiêu biểu được đầu tư phục dựng, tôn tạo... Tuy nhiên, do chưa được bố trí đủ kinh phí nên không hoàn thành được các mục tiêu đặt ra trong nghị quyết.
Huyện Triệu Phong có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, trong đó có Di tích lịch sử quốc gia các địa điểm liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn (1558-1626) tại xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, thị trấn Ái Tử; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn ở xã Triệu Thành; Nhà lưu niệm Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hữu Dực ở xã Triệu Thuận; đình làng An Tiêm, xã Triệu Thành, Di tích lịch sử quốc gia 'Chốt thép Long Quang', xã Triệu Trạch; Tượng đài Chiến thắng Cửa Việt, xã Triệu An…
Triệu Phong là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có địa hình đa dạng với nhiều gò đồi, sông ngòi, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh và danh lam thắng cảnh nổi tiếng rất hấp dẫn đối với du khách gần xa. Nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, huy động các nguồn lực để đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, hạ tầng du lịch, HĐND huyện Triệu Phong đã ban hành Nghị quyết số 06/2018/ NQ-HĐND về việc thông qua 'Đề án phát triển du lịch huyện Triệu Phong đến năm 2025, định hướng đến năm 2030'.