Hà Nội đề xuất giá cho thuê nhà ở xã hội cao nhất 198.000 đồng/m2, tức là gần 14 triệu đồng/tháng cho căn hộ 70m2, theo chuyên gia mức này đắt ngang nhà thương mại.
Trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn cung, các quy định phân lô được siết chặt, các phiên đấu giá đất tại Hà Nội dường như vẫn là sự lựa chọn ưa thích của nhiều nhà đầu tư.
Từ ngày 7/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, nhiều người lo ngại nguồn cung giảm sẽ khiến giá nhà bị đẩy lên cao.
Dù có các dự báo đều chỉ ra nguồn cung khá dồi dào, song nhiều chuyên gia cho rằng căn hộ chung cư mới chủ yếu đến từ phân khúc cao cấp trở lên, nhu cầu nhà ở dành cho số đông cơ bản vẫn chưa được cải thiện. Vì vậy, giá nhà ở Hà Nội trong thời gian tới dự báo vẫn khó giảm.
Được kỳ vọng là động lực giúp tín dụng các ngân hàng bứt tốc những tháng cuối năm, song tín dụng mua nhà phục hồi chậm hơn dự kiến.
Theo chuyên gia, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu của TP Hà Nội sẽ giúp hạn chế đầu cơ, ổn định quy hoạch. Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ tác động đến giá nhà đất trong thời gian tới.
Để được tách thửa đất ở đô thị, các mảnh đất sau tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2; thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên,... Điều này khiến nhiều người lo ngại giấc mơ sở hữu nhà riêng sẽ ngày càng xa vời.
Chuyên gia cho rằng, Hà Nội tăng diện tích tách thửa đất lên 50 m2 là 'hàng rào kỹ thuật' để kiểm soát gia tăng dân số, hạ tầng và không ảnh hưởng đến giá nhà đất.
Việc Hà Nội tăng diện tích tách thửa sẽ tốt cho quy hoạch của thành phố nhưng có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà, nhất là khi giá đang tăng mạnh.
Bắt đầu từ ngày 7/10/2024, tại các phường, thị trấn của TP. Hà Nội, diện tích tách thửa đối với đất ở là từ 50 m2 trở lên. Đồng thời, chiều dài và chiều rộng theo quy định phải từ 4 m trở lên.
Theo Bộ Xây dựng, trong khi chi phí vốn vay, bán hàng, thuế… gần như đứng yên thì chi phí về đất đai lại liên tục tăng. Thậm chí, đà tăng này có thể sẽ tiếp tục đi lên khi bảng giá đất hàng năm được áp dụng.
Tình trạng 80% nhà đầu tư bỏ cọc đấu giá ở Thanh Oai (Hà Nội) đã được dự báo trước, cho thấy phần lớn người trúng thuộc nhóm đầu tư, đầu cơ, không có nhu cầu sử dụng thực. Người dân cần cân nhắc kỹ, thận trọng với quyết định mua đất.
Thị trường bất động sản đang phục hồi tích cực, giao dịch nhà đất bắt đầu xuất hiện với tần số dày hơn, cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đã bớt căng cứng. Tuy nhiên, theo chuyên gia, có thể cần thêm 2-4 quý tới để các phân khúc trở lại 'đường ray' tăng trưởng.
Trong bối cảnh đất nền tại các thành phố lớn đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, không ít nhà đầu tư đang chuyển hướng dòng tiền về các tỉnh để mua gom đất vườn nhằm đón đầu chu kỳ tăng giá mới, được dự báo tăng mạnh từ năm 2025.
Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e dè không dám vay ngân hàng vì lo ngại sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng mạnh, làm tăng gánh nặng tài chính.
Thị trường bất động sản Hà Nội thời gian vừa qua liên tục biến động, giá nhà tăng, người dân rủ nhau dừng mua nhà, chờ 'giá ảo' đi qua.
Trong bối cảnh đất nền tại các thành phố lớn đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, không ít nhà đầu tư đang chuyển hướng dòng tiền về các tỉnh vùng ven để săn đất nông nghiệp nhằm đón đầu các thay đổi mới theo Luật Đất đai 2024.
Lô đất đấu giá trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần khởi điểm tại xã Tiền Yên, Hoài Đức (Hà Nội) được khoe là đã sang tay một lần với mức chênh 200 triệu đồng, tuy nhiên môi giới nói không tin được và bày chiêu ép giá.
Khi đất đấu giá cao bất thường gần đây cho thấy nguy cơ biến nghề 'đấu giá bán chênh' thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản. Và không loại trừ là chiêu trò của các nhóm đầu cơ, môi giới thổi giá nhằm trục lợi…
Khi đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản, nghề 'đấu giá bán chênh' cũng xuất hiện với đủ chiêu trò.
Sau thời gian dài chìm trong ảm đạm, thị trường đất nền tại các tỉnh vùng ven đang ấm dần lên với sự trở lại của nhiều 'tay to' nắm dòng tiền mặt từ 3-10 tỷ đồng. Chưa kể, quy định siết phân lô, tách thửa cũng được dự báo khiến nguồn cung giảm, giá đất bật tăng.
Khi Luật Đất đai có hiệu lực, giá đất đền bù sẽ tăng nếu doanh nghiệp muốn lấy đất làm dự án, điều này khiến họ lo lắng khi đi đàm phán với người dân.
Theo chuyên gia, khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực, đất nền phân lô sẽ là loại hình chịu tác động mạnh nhất do quy định cấm phân lô bán nền.
Thị trường bất động sản cuối năm được đánh giá sẽ khởi sắc, sau khi ba luật mới chính thức có hiệu lực, đặc biệt là 3 phân khúc dưới đây sẽ hút vốn nhiều nhất.
Một trong những vấn đề nổi bật nhất của thị trường bất động sản năm 2024 là tình trạng tăng giá phi mã của loại hình chung cư khiến giấc mơ an cư của người dân ngày càng xa vời.
Nhà đất thổ cư Hà Nội có dấu hiệu 'sốt' trở lại, nhiều căn đã tăng giá cả tỷ đồng chỉ trong hơn 2 tháng.
Theo khảo sát của PV Tiền Phong, nhà riêng tại các quận ngoài trung tâm như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên... liên tục tăng giá. Có những căn có diện tích 30 - 40m2 trong ngõ sâu chỉ vừa đi 1 xe máy được rao bán với giá khoảng 4 - 5 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp địa ốc cho rằng việc siết phân lô bán nền tại đô thị sẽ làm giảm nguồn cung, dẫn đến việc đầu tư đất nông thôn sẽ sôi động hơn, gián tiếp kích thích giá ở khu vực này tăng lên.
Bất cập từ định giá đất đã làm ảnh hướng rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản. Đây là vấn đề quan trọng nhất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra lời giải phù hợp để thúc đẩy thị trường...
Các chuyên gia cho rằng loại hình chung cư kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm.
Đất nông nghiệp từng có thời được ví như phân khúc siêu lợi nhuận, với mức tăng bằng lần nếu thành công phân lô, 'lên đời' đất thổ cư. Tuy nhiên, mọi việc không còn dễ dàng khi luật mới siết rất chặt việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Lãi suất huy động đi lên kéo theo lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng đang tăng trở lại, nhiều người lo ngại thời kỳ tiền rẻ sẽ sớm chấm dứt.