Từ tháng 4/2019, làng cổ Gò Cỏ, thuộc phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) trở thành điểm du lịch 'về nguồn' nổi tiếng. Cuối năm 2022, làng có thêm một tin vui: Thủ tướng Chính phủ vừa trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt mang tên 'Văn hóa Sa Huỳnh'.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận di chỉ khảo cổ học Sa Huỳnh thuộc thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là 'di tích quốc gia đặc biệt'.
Với lợi thế hội tụ tinh hoa của 3 nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt, làng cổ Gò Cỏ bên bờ biển Sa Huỳnh là bức tranh di sản hoang sơ, mộc mạc, huyền bí, làm xao lòng du khách trong mỗi chuyến thưởng lãm.
Các chuyên gia nhận định văn hóa Sa Huỳnh có giá trị lịch sử độc đáo, hình thành, phát triển ngay trên dải đất miền Trung đáp ứng tiêu chí để xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Biến những con đường bằng đá, những căn nhà tranh, giếng nước... thành sản phẩm du lịch, người dân ở làng Gò Cỏ đang tạo cho mình cuộc sống thanh bình, giản dị, thuận theo tự nhiên
Sinh ra và lớn lên ở xã Nghĩa Trung (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), chị Nguyễn Thị Diễm Kiều (30 tuổi) đang ngày ngày góp phần đưa du lịch cộng đồng tỉnh nhà lên bản đồ du lịch cả nước.
Đầm An Khê là điểm gắn kết chặt chẽ với di sản văn hóa Sa Huỳnh. Chính vì vậy, mọi công trình, hoạt động đầu tư xây dựng phát triển có tác động lên hệ sinh thái này đều cần xem xét, cân nhắc cẩn trọng từ mọi mặt.
Bên những gành đá hoang sơ, làng biển Gò Cỏ (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) hội tụ vẻ đẹp đặc trưng nhất của Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, nơi hòa quyện giữa thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa độc đáo với dấu tích văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa.
Nằm lọt thỏm bên eo biển Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi), làng Gò Cỏ là một quần cư cổ với khoảng 83 hộ dân.
Khai thác nội lực của địa phương là làm các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ một cách có trọng tâm, nâng tầm sản phẩm. Ðây không phải là câu chuyện xa vời trong nhiều làng ven biển miền trung.
'Đặc sản' của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm 'bụi trần'.
Từ thành phố Quảng Ngãi xuôi về phía nam khoảng 60km, du khách có thể nghe tiếng sóng Sa Huỳnh thì thầm với triền cát vàng. Biển đại diện cho nét đẹp của Sa Huỳnh, nhưng bấy nhiêu chưa đủ. Sa Huỳnh còn 'gửi tiết kiệm' thời gian trong một ngôi làng đá cổ, đó là làng Gò Cỏ...
'Đặc sản' của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm 'bụi trần'.
'Đặc sản' của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm 'bụi trần'.
Đối với ngành du lịch, xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thu hút khách du lịch. Do đó, trong giai đoạn đến, Quảng Ngãi cần tập trung xây dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, để cùng với các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Quảng Ngãi xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt mục tiêu này, theo các chuyên gia kinh tế, du lịch, lãnh đạo các địa phương, thì tỉnh cần đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá.
Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), nằm biệt lập ngoài biển, nhưng thời gian gần đây, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của Quảng Ngãi. Du khách đến với Gò Cỏ không phải để ở khách sạn 5 sao, mà để có những trải nghiệm chìm sâu vào ký ức, cảm nhận dấu vết của mình còn lưu lại đâu đó trong chặng đường tiến hóa hàng ngàn năm.
Thiên nhiên ưu đãi cho TX.Đức Phổ nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Vùng đất cực nam của tỉnh không chỉ có bờ biển đẹp, nhiều điểm đến hấp dẫn, mà còn có hàng chục di tích lịch sử, trong đó có nhiều khu di tích mang tầm quốc gia nên tiềm năng về du lịch rất lớn.
Sau gần 2 năm tham gia dự án Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt ở làng Gò Cỏ, hướng tới mục tiêu 'làng du lịch không rác', làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) ngày một sạch, đẹp, trong lành, cùng với thiên nhiên thơ mộng đã góp phần níu chân du khách. Đây là ngôi làng du lịch đầu tiên 'nói không với rác thải nhựa', đảm bảo các tiêu chí về môi trường xanh, sạch, đẹp.
Không chỉ là vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều làng bản xưa mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc; những phong tục tập quán, làn điệu dân ca, ẩm thực mang đậm nét văn hóa xứ Quảng. Những giá trị văn hóa này đang được lựa chọn để phát triển du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch nông thôn.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm, trong đó có dịch vụ du lịch nông thôn. Với mục tiêu phát triển 1 - 2 điểm du lịch đạt tiêu chuẩn, Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ góp phần giúp các điểm du lịch của tỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.'Sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn phải được phát triển dựa trên lợi thế đặc trưng của địa phương, có tính độc đáo, khác biệt và không trùng lắp. Điều cốt yếu là xây dựng được câu chuyện về sản phẩm và giới thiệu câu chuyện đến du khách'.
27 bút ký, như 27 bức tranh khắc họa về những miền quê Quảng Ngãi mà Hồ Nghĩa Phương đã từng đến thăm, với những trăn trở, nghĩ suy về quá khứ, hiện tại, tương lai. Có phố phường, làng mạc, biển đảo, núi non. Có những nơi là thắng cảnh quen thuộc với người Quảng Ngãi từ bao đời, như Thu Xà, Thình Thình, Mỹ Khê… Có những địa danh mới được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, như Bùi Hui, Gò Cỏ, bàu Cá Cái…
Nơi mảnh đất cực nam của tỉnh, người dân thường dùng lưỡi long để chế biến thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Đây được xem là rau sạch, mọc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển. Từ loại rau chỉ dùng để nấu canh, các bà, các mẹ ở làng Gò Cỏ, tổ dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) đã chế biến thành món mứt lưỡi long rim đường dân dã, bình dị, thơm ngon.
Như một công chúa Chămpa trải qua giấc ngủ dài giữa không gian Sa Huỳnh và một ngày được đánh thức, làng Gò Cỏ (thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là hiện thân về sự kỳ bí của văn hóa Chămpa cuối cùng còn lại, được ví là 'báu vật Sa Huỳnh'.