Các số liệu kinh tế năm 2021 được công bố trong vài ngày qua cho thấy, nền kinh tế các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như cuối năm 2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch COVID-19.
Nhân loại đã bước vào năm 2022 với nhiều hy vọng. Việt Nam cũng đang chuẩn bị những giải pháp tốt nhất có thể để bước vào năm 2022 với mục tiêu GDP tăng trưởng 6-6,5%, giúp nền kinh tế khởi sắc sau đại dịch.
Bước qua năm 2021 đầy khó khăn, biến động, hướng đến năm 2022, nhiều tổ chức kinh tế tài chính thế giới và giới chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Bất chấp các đỉnh dịch, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Dù nhiều phiên nhà đầu tư thủng túi, thị trường đỏ rực lao dốc, tuy nhiên, đến những ngày cuối năm 2021, đa số những người tham gia TTCK đều có thể mỉm cười vì danh mục đầu tư không lãi nhiều cũng lãi đôi chút.
Theo các chuyên gia, mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp giúp kích thích tăng trưởng thông qua kích thích đầu tư, khôi phục sản xuất với chi phí vốn thấp hơn; thoái vốn nhà nước được thúc đẩy; triển vọng được nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi là những động lực chính tác động tới sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2022.
Việt Nam được cho là đang đi đúng hướng trong quá trình thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 với thành tựu đáng kể trong chương trình tiêm chủng, Chứng khoán VCBS dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 có thể sẽ đạt khoảng 6,8-7,2%.
Dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến phức tạp trong năm 2021 đã tác động mạnh tới nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Giữa bối cảnh còn nhiều khó khăn, những 'điểm sáng' trong sản xuất và xuất khẩu đã đem đến những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Thảo luận tổ chiều nay, 7/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá các ý kiến thảo luận rất thẳng thắn, trách nhiệm. Đồng thời nhấn mạnh, quan trọng nhất đối với TP trong năm tới là cách tổ chức thực hiện, khắc phục khó khăn phòng, chống dịch Covid-19 và thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Hầu hết các công ty chứng khoán đều bi quan và cho rằng khó đạt được mức tăng trưởng GDP 7-8% trong quý 4/2021 và mức tăng trưởng 3-3,5% cho cả năm 2021...
Phát biểu tại phiên họp của ABAC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn mở rộng vòng tay chào đón các doanh nghiệp APEC đến đầu tư, hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, GS. TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Việt Nam cho rằng, với những yếu tố mới phát sinh từ bất ổn của kinh tế toàn cầu, GDP của Việt Nam trong năm 2022 dự kiến sẽ ở mức 5,5 - 6%. Tỷ lệ tăng trưởng này dù chưa đạt được mức kỷ lục của thời kỳ trước Covid-19, nhưng vẫn khá tích cực trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, TS. Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, mục tiêu tăng trưởng 2022 từ 6 - 6,5% của Việt Nam là hoàn toàn khả thi, với điều kiện Việt Nam và thế giới sẽ không phải trải qua một cuộc khủng hoảng đại dịch Covid nào nữa. Việt Nam sẽ lại một lần nữa vươn lên mạnh mẽ như một 'con hổ châu Á'.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành (thành viên Tổ tư vấn Chính phủ và giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và quản lý Fulbright), trong kịch bản tốt, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 có thể đạt mức 7,5%.