Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam coi trọng vai trò tham gia, đồng hành của khu vực tư nhân, sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, các tổ chức quốc tế và các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia coi đây là 'chìa khóa' thành công trong việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Để triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, công cụ quan trọng là thúc đẩy Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm (FIHV), liên kết sức mạnh đổi mới trong nước và quốc tế.
Chiều 12/12, trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam-Hậu Giang 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và tỉnh Hậu Giang đồng tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam-châu Phi: Hợp tác Nam-Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực.
Ngày 06/12/2023, trong khuôn khổ Sự kiện bên lề chính thức tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại thành phố Dubai (Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất - UAE), đã diễn ra sự kiện về Tương lai Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững đồng tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tổ chức Clim-Eat, với sự hỗ trợ từ tổ chức Liên Minh Bioversity & CIAT.
Đóng vai trò như thành viên đồng thời kiêm nhiệm vị trí Đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Grow Asia, Visa sẽ thúc đẩy năng lực tài chính toàn diện cho nông dân và các hộ sản xuất nhỏ.
Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 đang xây dựng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và đóng góp vào tăng trưởng xanh.
Không chỉ đóng vai trò là bên chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nhiều nước châu Phi trong Chương trình hợp tác Nam – Nam, thời gian gần đây, Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về xuất khẩu lúa gạo, phát triển cây cao su, cà phê, điều, rau quả, nuôi trồng thủy sản với nhiều nước như Angola, Mozambique, Egypt, Libia...
Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng các nước mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng xanh, thân thiện với môi trường.
Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững (SFS) với chủ đề 'Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới'.
Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS) với chủ đề 'Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới'.
Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo ra đời nhằm cải thiện chất lượng, tính bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam thông qua khai thác nỗ lực sẵn có của các tác nhân đa dạng trong chuỗi giá trị, Nhóm này cũng có nhiệm vụ thu hút đầu tư và tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo…
Được khởi xướng từ năm 2010 trong khuôn khổ 'Sáng kiến Tầm nhìn mới trong nông nghiệp' của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) đã có những đóng góp tích cực để đưa ngành nông nghiệp Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
Ngày 22/9, nhằm hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn và khôi phục sản xuất, Bayer Việt Nam (Bayer) phối hợp tổ chức Tăng trưởng Châu Á - Grow Asia và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG), Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) khởi động chương trình toàn cầu 'Better Farms, Better Lives' (Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn) tại Việt Nam. Chương trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Chương trình toàn cầu 'Better Farms, Better Lives' (Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn) đã được khởi động tại 7 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam bộ, với mục tiêu giúp đỡ 80.000 nông hộ sản xuất nhỏ ứng phó với đại dịch và thời tiết bất lợi.