Để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trước những đợt lạnh trong mùa đông sắp tới, với tinh thần phòng hơn chống, ngay từ đầu tháng 10 các địa phương trong tỉnh, nhất là khu vực miền núi đã thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến khí hậu của toàn mùa kịp thời tuyên truyền, phổ biến để người chăn nuôi chủ động chuẩn bị các điều kiện chống đói, rét cho vật nuôi.
Tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM - nơi tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phía Nam, phóng viên Báo Công an TPHCM đã ghi lại những câu chuyện, chia sẻ cảm động về tình cảm, sự tiếc thương của cán bộ, đảng viên và Nhân dân dành cho Tổng Bí thư.
Được ví như 'cánh tay nối dài' của ngành chăn nuôi, những năm qua, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác tham mưu, phòng, chống và khống chế dịch bệnh. Tuy còn nhiều hạn chế về cơ chế hỗ trợ, lực lượng mỏng... nhưng họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành người bạn đồng hành, hỗ trợ người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.
Từng có nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ địa giới hành chính của xã do cuộc sống không ổn định, cái đói nghèo thường xuyên đeo bám, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng hành, hỗ trợ của bộ đội biên phòng, sau nhiều năm bà con bản Khà, xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn) đã từ bỏ thói quen canh tác cũ, lạc hậu, đời sống đang dần đổi thay trên vùng đất khó.
Chiến tranh kết thúc, Đảng, Chính phủ và Quân đội hai nước Việt Nam và Lào đã có nhiều cố gắng tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào về an táng tại Việt Nam.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, rừng được bảo vệ, phát triển tốt hơn, qua đó góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng.
Ngày 24/3, Hội người Việt Nam tỉnh Xiengkhouang phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang và Chính quyền tỉnh Xiengkhouang tổ chức khởi công xây dựng Khu điện thờ các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào, tại tỉnh Xiengkhouang, phía bắc Lào.
Khu Điện thờ các Anh hùng Liệt sỹ Việt Nam-Lào được xây dựng tại bản Nhuom, huyện Pek, tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào, cách trung tâm thị xã Phonsavan khoảng 4km, trên diện tích 10ha.
Sáng 24/3, tại tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào, Hội Người Việt Nam tỉnh Xiengkhuang đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Luang Prabang, chính quyền tỉnh Xiengkhuang, các chư tăng và các nhà hảo tâm đến từ hai nước khởi công xây dựng Khu Điện thờ các anh hùng liệt sĩ Việt Nam – Lào.
Tối 4-12 và ngày 5-12-2021, Hà Văn Cảnh (SN 1986) thuê Ngô Quang Đức (SN 1978, quê Thừa Thiên - Huế) và một số người khác (trong đó có Ngô Đức Quý, chưa rõ lai lịch) đến tháo dỡ nội thất tại nhà số 12 Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé, Q1) cho Công ty cổ phần Giải trí ELG.
Tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, ngày 27-3, lực lượng chức năng các địa phương trên địa bàn Hà Nội tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện tốt quy định phòng, chống dịch, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm.
Sau nhiều năm mong mỏi đợi chờ, mùa xuân này, nhiều thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã được hòa dòng điện lưới quốc gia. Không còn cảnh tù mù với ánh điện yếu ớt từ năng lượng mặt trời hay tua bin nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 13/12, hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn kinh doanh và đầu tư tại 8 tỉnh Bắc Lào đã tham dự Hội nghị Doanh nghiệp Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang tổ chức. Tham dự hội nghị còn có các đại diện đến từ Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đại diện Hội Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào (Viet-Lao BACI)...
Một ngày chủ nhật cuối tháng 10, những chàng trai trẻ đang công tác tại Agribank khoác trên mình chiếc áo Đoàn thanh niên màu xanh đậm hì hục bổ những nhát cuốc xuống vùng đất cát Tuy Phong để trồng cây non khoảng 5 tháng tuổi. Mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm áo nhưng những tiếng cười rôm rả át đi nỗi vất vả của 'dân ngồi bàn giấy' lần đầu đi cuốc đất trồng cây. Xa xa, anh Đỗ Văn Dũng – Phó Giám đốc Agribank đã gần '60 cái xuân xanh' cũng còng lưng đào đất, ươm những cây xanh trên vùng đất cát bạc màu. 2 thế hệ đi trồng cây xanh ở vùng đệm hồ Đá Bạc và hồ Sông Lòng Sông – nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho vùng khô hạn 'tốp đầu' của Việt Nam. Vì vậy trồng cây xanh để chống xói mòn, giữ nước và bảo hộ 2 hồ nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trên vùng đất này. Vừa trồng cây anh Dũng vừa hát bài 'Một đời người một rừng cây' đã khuấy động không khí thêm phần vui nhộn. Anh nói đơn giản: Mình cuốc trồng cây xem như chơi thể thao, ngày chủ nhật làm công ích rất ý nghĩa… Câu nói của anh kèm theo bài hát khiến gần 100 đoàn viên, cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngưng trồng cây 30 giây để vỗ tay hưởng ứng…
Không khó để nhận ra bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã thay đổi chỉ sau vài năm bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Với những cách làm hay, hiệu quả cùng với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã Trí Nang (Lang Chánh) đang tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng mô hình bản nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.
Trong ngôi nhà nhỏ chừng 30 m2 của ông Hà Văn Cảnh (SN 1933) ở thôn Vạn Đò, xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 3 cảnh đời leo lắt. Người mẹ có bệnh thần kinh, người cha bị tai biến mạch máu não nuôi người con gái đã 20 tuổi thiểu năng trí tuệ.
Làm trưởng bản ở địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn cũng như nhận thức trong các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, đó là điều rất khó khăn đối với đồng chí Hà Văn Cảnh, ở bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh). Thế nhưng, bằng tinh thần trách nhiệm, đồng chí đã luôn kiên trì gắn bó và gần gũi với bà con dân bản nên thuộc từng con đường ngõ hẻm, từng nóc nhà người dân. Điều gì bà con chưa hiểu, chưa rõ, đồng chí luôn tận tình giải thích, hướng dẫn. Vì vậy, vai trò, uy tín của đồng chí Cảnh được cấp ủy, chính quyền địa phương, bà con ghi nhận.