Lễ vật giò hoa tre ở hội Gióng đền Sóc được tạo bởi các lóng tre ngà cắt ngắn, vót thành bông ở đầu. Người dân dùng quả dành dành để nhuộm các bông tre này thành hai màu đặc trưng là màu vàng và đỏ. Năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre được di chuyển vào hậu cung đền Thượng, sắp ra những mâm nhỏ, chuyển xuống đền Hạ, đền Mẫu để làm lễ, thờ cúng. Ban tổ chức lễ hội lần lượt phát hoa tre cho người dân để tránh cảnh tranh cướp.
Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), lễ khai hội đền Sóc 2025 đã diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).
Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm 'Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ'. Bờ bãi con sông nhỏ lại chứa đựng biết bao huyền tích, vừa hào hùng vừa bi tráng, khiến tôi cứ muốn rong ruổi mãi nơi này…
Đến thăm đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) những ngày xuân, bước chân đi dưới những hàng cổ thụ râm mát, trong làn khói hương trầm thơm ngát mà như lạc bước vào xứ sở huyền thoại thuở nào. Thành kính thắp nén nhang, lặng nhìn ra bốn phía, tiếng vó ngựa của Phù Đổng Thiên Vương như đang hiện về… cả đất nước chuyển mình 'vươn vai' Phù Đồng, vì một Việt Nam hùng cường.
Nhiều người Hà Nội bây giờ hỏi về múa cổ Thăng Long, chắc sẽ không thể ngờ rằng, môn nghệ thuật này đã từng là một phần quan trọng của đời sống tinh thần, là nét văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của vùng đất và con người Thăng Long.
Với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được UNESCO ghi danh vào ngày 4/12 vừa qua, Việt Nam đã có tổng cộng 16 Di sản nằm trong Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong tổng số 66 đề xuất được xem xét trong Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm hội nghị Conmebol, thủ đô Asuncíon, Cộng hòa Paraguay, ngày 4/12/2024.
Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng thế giới World Travel Awards vinh danh là 'Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới' năm 2024. Đây là lần thứ 5 Việt Nam được vinh danh ở hạng mục này.
Sáng 13/11, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức khai mạc Lễ hội cây cảnh hoa giấy xã Phù Đổng năm 2024 với chủ đề: 'Sắc hoa trên miền di sản'.
Sáng 13-11, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng), UBND huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng năm 2024.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm 'Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam' tại tỉnh Nghệ An.
Hàng ngàn hiện vật, hình ảnh đặc sắc về di sản văn hóa, thiên nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống sẽ được trưng bày tại triển lãm 'Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam'.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với hơn 100 hoạt động chính bao quát cả 12 lĩnh vực.
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô, điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình của UNESCO.
Sáng nay (6/10), chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình' (16/7/1999 - 16/7/2024).
Diễn ra từ ngày 23 - 25/8, triển lãm ảnh 'Tự hào Hà Nội' được trưng bày bên cầu Long Biên lịch sử, được xem là điểm độc đáo khác lạ.
Cả làng nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất trong năm, cũng là một lễ hội lớn hàng năm ở thủ đô. Đó là Hội Gióng để tưởng niệm và ca ngợi Thánh Gióng, một trong 'Tứ bất tử' của tín ngưỡng dân gian Việt.
Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm 'Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ'. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của đất nước, trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa – lịch sử hết sức ý nghĩa.
Tối 14-5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024.
Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là lễ hội truyền thống đặc sắc của xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại. Hằng năm cứ vào dịp tháng Tư âm lịch, lễ hội được Nhân dân địa phương tổ chức rất bài bản, hoành tráng.
Sau hơn 20 năm ban hành, Luật Di sản văn hóa đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí đưa ra trình Quốc hội để tiếp tục xin ý kiến bổ sung, sửa đổi vào kỳ họp tới đây, với kỳ vọng Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản - vấn đề được nhiều người quan tâm suốt thời gian qua.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).
Dịp đầu xuân này những bức xúc liên quan đến lễ hội không còn 'phủ sóng' trên mạng xã hội nữa. Tính đến rằm tháng Giêng, cơ bản các lễ hội lớn trong mùa xuân đã diễn ra. Người đi lễ thì vẫn đông, nhiều thời điểm chen chúc, nhưng không có nhiều người chen lấn, bỏ qua quy định của ban quản lý di tích để thực hành tín ngưỡng một cách bất chấp.
Mùa lễ hội năm 2024 vừa bắt đầu được vài ngày và mang tới cảm giác bình yên, an toàn cho người đi trẩy hội khi những 'điểm nóng' về tình trạng tranh cướp lộc, chen lấn, ẩu đả đã không còn. Tất cả các hoạt động vui xuân đều diễn ra trong trật tự, văn minh.
Lễ hội đền Gióng hàng năm nhằm tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, một trong 'Tứ bất tử' của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tại lễ hội, nghi thức rước voi, ngựa chiến đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
Hội Chùa Hương, Hội Gióng, Đền Cổ Loa, Hai Bà Trưng... tưng bừng mở hội vào mồng 6 tháng Giêng (ngày 15/2). Dù có sự tham gia của hàng nghìn người, nhưng ngày khai hội khá thông thoáng, an toàn và văn minh. Vì lẽ đó, những hình ảnh phản cảm như tranh cướp lộc, chèo kéo, mê tín dị đoan… cũng bớt dần.
Có những mùa hội Gióng trước đây, nữ tướng trẻ nhận được sự quan tâm thái quá của du khách, gây nên tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh. Một vài năm trở lại đây, công tác an ninh trật tự được siết chặt, bảo vệ nữ tướng trẻ - một trong tám lễ vật các thôn dâng lên Đức Thánh Gióng.
Ở lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, dù ban tổ chức khẳng định thực hiện tán lộc cho du khách tại cung cấm Đền Thượng để tránh cảnh tranh cướp, người dân vẫn chen lấn kín lối đi để xin lộc hoa tre.
Sáng 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội Gióng đền Sóc 2024 chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia Đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội).
Tại Hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) sáng mùng 6 Tết, giò hoa tre, trầu cau được BTC di chuyển vào hậu cung Đền Thượng, sắp ra những mâm nhỏ, chuyển xuống Đền Hạ, Đền Mẫu để cúng, sau đó sẽ phát cho người dân, nên không còn xảy ra cảnh tranh cướp.
Sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn) lễ hội Gióng chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15/2 - 17/2/2024.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.350 tỷ đồng.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.350 tỉ đồng.
Ông Tống Giang Phúc - Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội Gióng năm 2024 - cho biết nhằm đảm bảo an toàn, BTC Hội Gióng đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) không để du khách tranh, cướp lộc.
Để nhanh chóng hiện thực hóa tầm nhìn trong phát triển công nghiệp văn hóa, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, cần phải có những hành động quyết liệt với bước đi cụ thể trong nhiều lĩnh vực.
Ngay sau màn bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Giáp Thìn, rất đông người dân đã đi lễ đền Sóc Sơn (xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) - nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) để câu nguyện, xin lộc giò hoa tre với mong ước gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.
Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15/2 - 17/2/2024 (tức ngày 6 - 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội nói riêng, khu vực phía Bắc nói chung.
Mong muốn lan tỏa giá trị và bản sắc lễ hội đến cộng đồng và xã hội, bên cạnh nỗ lực chung tay gìn giữ di sản, nhiều địa phương đã nóng vội tìm cách sân khấu hóa, mở rộng trình diễn, diễn xướng lễ hội. Cách làm này vô tình làm lễ hội phần nào mất đi những giá trị độc đáo.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức, tính cả lễ hội truyền thống và lễ hội mới. Phần lớn các lễ hội lại đổ dồn vào dịp đầu xuân, gây nên tình trạng người xem hội chen lấn, xô đẩy và hàng loạt hệ lụy khác. Một số địa phương sớm lên phương án điều chỉnh, đổi mới công tác tổ chức lễ hội cho một mùa hội lành mạnh, văn minh hơn.
Hà Nội dự kiến có hơn 1.500 lễ hội được tổ chức trong năm 2024. chính vì vậy, công tác tổ chức là sao cho an toàn và hiệu quả, văn minh là vấn đề được thành phố quan tâm, chỉ đạo.
Việc tổ chức lễ hội phải tiết kiệm, trang trọng, thiết thực, hiệu quả, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, các hoạt động có nguy cơ mất an ninh, trật tự và đoàn kết trong cộng đồng dân cư.