Bí thư Đoàn khởi nghiệp từ dự án phát triển nông nghiệp

'Để khởi nghiệp phải có vốn, kiến thức điều đó là rất khó đối với cán bộ đoàn. Thế nhưng, việc anh Tạ Duy Cường khởi nghiệp là tấm gương đáng biểu dương'. Đó là nhận xét của Bí thư Quận đoàn Hà Đông về Bí thư Đoàn phường Đồng Mai.

Ra mắt Hợp tác xã Nông - Lâm - Thủy sản Phong Niên

Chiều 28/5, UBND xã và Hội Nông dân xã Phong Niên (Bảo Thắng) tổ chức Lễ ra mắt Hợp tác xã Nông - Lâm - Thủy sản Phong Niên.

Lan tỏa tinh thần thi đua lao động, sáng tạo

Với chủ đề 'Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hành động - phát triển', phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo đảm quốc phòng - an ninh đã được triển khai ở khắp các cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, tập thể điển hình tiên tiến. Tại Hội nghị triển khai công tác thi đua - khen thưởng năm 2024, các đại biểu đã tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả tạo nên thành công.

Bất cập trong thu mua mía nguyên liệu

Mặc dù đã có quy hoạch vùng mía nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, song thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Quảng Hòa xảy ra tình trạng một số tư thương tranh thu mua mía nguyên liệu thiếu công bằng. Việc các tư thương thu mua với giá cao hơn để xuất khẩu sang Trung Quốc đã và đang gây ra sự xáo trộn về vùng nguyên liệu cũng như ảnh hưởng đến việc thu mua sản phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu mua của Công ty và quyền lợi người nông dân trồng mía trong vùng.

Triển vọng rượu cần Đắk Mai

Khi nhắc đến rượu cần, người ta liên tưởng ngay đó là sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Nguyên liệu để tạo nên những vò rượu cần là gạo rẫy, củ mì hoặc bắp… Đặc biệt, men được người dân chế biến từ các loại lá, vỏ cây rừng. Do đó, ở mỗi vùng miền, rượu cần đều mang những đặc trưng, mùi vị khác nhau, đem đến cho người thưởng thức những cảm giác mới lạ, đầy thú vị.

Công nghiệp chế biến: Nâng tầm giá trị nông sản Đắk Nông

Là địa phương có nhiều loại nông sản có giá trị như: cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn trái, rau củ quả… Những năm qua, nông sản Đắk Nông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế tại địa phương. Phát triển công nghiệp chế biến chế tạo sẽ giúp nâng tầm giá trị nông sản địa phương.

Cú huých từ thích ứng linh hoạt

Thay vì 'Zero Covid' (không có Covid-19), Nghị quyết 128 của Chính phủ với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả khả quan. Tại Tuyên Quang, chính sách này được tỉnh kích hoạt ngay sau khi Nghị quyết 128 được ban hành đã tạo ra cú huých lớn cho kinh tế - xã hội địa phương.

Sức sống mới ở xã vùng biên

Trong niềm hân hoan xuân mới Nhâm Dần 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã biên giới Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập càng phấn khởi hơn khi chương trình xây dựng nông mới (NTM) của địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực. Dù chưa cán đích NTM nhưng nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội, sự năng động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, ý chí vươn lên của người dân đã tạo nên bước ngoặt lớn cho sự phát triển, chuyển mình ở vùng quê xã biên giới, vùng sâu, xa vốn khó khăn này.

Gạo đây, từ Triệu Phong!

Ngày 30/8/2021, anh Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị) nhắn rủ tôi xuống xã Triệu Tài chia vui với nông dân Hợp tác xã Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong trong ngày 'mở đồng' thu hoạch lúa. Lúa vụ hè thu năm nay của bà con năng suất đạt 7 tấn lúa tươi/ha, tương đương 5 tấn lúa khô/ ha. Công ty thu mua cho bà con giá 10.000 đồng/kg tại ruộng. Vậy là nông dân đã thu được 70 triệu đồng/ha sau 3 tháng chăm trồng. Trong những ngày bức bối vì COVID-19 bủa vây, có thông tin nào tốt lành và mang nhiều hy vọng hơn thế?

Hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn

Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo nhóm liên kết chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) - hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn trong những năm gần đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN huyện trong việc cụ thể hóa các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Qua đó, chị em đã thay đổi tư duy, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Phát triển công nghiệp chế biến: Nâng giá trị nông sản Đắk Nông

Là địa phương có thế mạnh về các loại nông sản như cà phê, tiêu, cao su… thời gian qua, ngành Công Thương Đắk Nông đã chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng giá trị cho các sản phẩm này.

Lâm Bình cung ứng vật nuôi đặc sản phục vụ Tết

Với lợi thế về hàng hóa đặc sản, Lâm Bình đã phát triển được nhiều vật nuôi đặc sản như lợn đen, dê núi, cá bỗng, chiên, anh vũ… phục vụ thị trường Tết. Huyện đã triển khai Đề án phát triển một số cây trồng, vật nuôi là đặc sản có lợi thế ở địa phương giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm là phát triển chăn nuôi lợn đen, dê núi và cá đặc sản...

'Phải vì nông dân mới thành công được!'

Tháng 7 - 2019, Hợp tác xã Nông, lâm nghiệp Thổ Bình là hợp tác xã duy nhất của tỉnh Tuyên Quang được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì có thành tích xuất sắc trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Người chèo lái con thuyền này, Giám đốc Hợp tác xã Vi Văn Quận khẳng định: Nếu không có nông dân, thì không có hợp tác xã của ngày hôm nay!

Nâng giá trị cho cây chè

Tận dụng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, nhiều xã miền núi của Hà Nội đã nhân rộng mô hình trồng chè an toàn. Mô hình này đã và đang giúp nhiều nông dân làm giàu, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thổ Bình phát triển vùng lạc hàng hóa

Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được UBND xã Thổ Bình (Lâm Bình) quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả. Hàng năm, xã gieo trồng gần 240 ha lạc, trong đó lạc xuân gần 220 ha.