Nhiệm kỳ 2020-2025, Na Hang đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản mang giá trị gia tăng cao. Với các giải pháp đúng đắn và quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, nền nông nghiệp của Na Hang đang trên đà trở thành một trong những vùng sản xuất nông nghiệp tiêu biểu, với nhiều sản phẩm đặc trưng góp phần quan trọng nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Ngày 6 - 8, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 321/QĐ-UBND công nhận và xếp hạng các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP (đợt 1) năm 2024. Theo đó, phân hạng lại 4 sản phẩm và nâng hạng 2 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao.
Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã dần được xóa bỏ trên những cánh đồng nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa. Nhưng làm sao để người dân, HTX tiếp tục đầu tư được máy móc đồng bộ, hiệu quả, thậm chí hướng đến tự động hóa thì vẫn còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
Ngày 11-1, tại Hội nghị xúc tiến thương mại Campuchia – Việt Nam diễn ra tại Thủ đô Phnom Penh, tỉnh Tuyên Quang có HTX Sơn Trà, xã Hồng Thái (Na Hang) ký kết Chương trình xúc tiến thương mại về việc đưa sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái ra thị trường nước ngoài.
Sau 3 hồi còi chào đất liền, từng chuyến tàu chở đoàn công tác đi thăm, tặng quà Tết cán bộ, chiến sĩ, người dân trên quần đảo Trường Sa rời Quân cảng Cam Ranh, mang theo hơi ấm, tình cảm chan chứa của đất liền đến đảo.
Ngày 6-1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, do đồng chí Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Tham gia đoàn còn có gần 50 phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.
Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả. Mỗi sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở vùng nông thôn.
Sáng 10-11, đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri tại xã Hồng Thái (Na Hang) trước kỳ họp thứ bảy, HĐND tỉnh khóa XIX. Cùng dự buổi tiếp xúc có lãnh đạo huyện Na Hang.
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là những điểm mạnh mà kinh tế tập thể, kinh tế Hợp tác xã (HTX) đang làm để dẫn dắt, 'tiếp sức' cho người dân vùng khó. Từ những điểm tựa này, nhiều nông dân vùng khó đã bứt phá, làm giàu trên chính những mảnh vườn, khoảnh đồi, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Nông nghiệp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang những năm qua chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, các nông sản chủ lực như chè, rau trái vụ, cá hồ sinh thái… dần khẳng định giá trị, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho người dân.
Là huyện vùng cao, có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, Na Hang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm đặc sản gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường.
Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị trong sản phẩm sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh Tuyên Quang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, chuyên nghiệp.
Mặc dù mới manh nha, nhưng công nghiệp văn hóa ở Tuyên Quang, dựa trên những lợi thế sẵn có từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đang có cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa truyền thống đi khắp thế giới.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện có hiệu quả các mô hình HTX ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phát huy lợi thế của địa phương để phát triển. Từ đó, tạo sự khởi sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng NTM.
Những năm qua, huyện Na Hang nổi lên là điểm sáng về phát triển du lịch của xứ Tuyên. Trong các tua, tuyến du lịch được các công ty du lịch kết nối, thì Na Hang luôn là điểm tham quan thú vị. Chưa dừng lại ở đó, Na Hang cũng là địa phương đi đầu trong hàng loạt những cái mới: Tổ chức trình diễn dù lượn, giải đua thuyền kayak, giải đua xe đạp,... Với cách làm bài bản, Na Hang đã trở thành điểm đến Xuân - Hạ - Thu - Đông của du khách gần xa.
Ngày 26-11, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội (2011-2021) và tôn vinh các điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc lần thứ II. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến dự.
Chuyển đổi số để tiêu thụ nông sản là xu thế tất yếu giúp người nông dân mở ra kênh tiêu thụ mới như các sàn thương mại điện tử, rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất, người tiêu dùng, minh bạch hóa các giao dịch thương mại, tạo nên môi trường kinh doanh nông sản lành mạnh, bền vững.
Chiều 23 - 7, tại số nhà 69 – 71, đường Lý Thái Tổ, tổ 9, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang), UBND huyện Na Hang, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tâm Hương phối hợp tổ chức khai trương gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản, OCOP huyện Na Hang. Dự lễ khai trương có đại diện lãnh đạo Báo Tuyên Quang, Sở Công Thương, Huyện ủy, UBND huyện Na Hang cùng các HTX trên địa bàn huyện...
Chiều ngày 29-4, tại tổ dân phố 4, thị trấn Na Hang (Na Hang), UBND huyện Na Hang, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tâm Hương phối hợp tổ chức khai trương gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản, OCOP huyện Na Hang.
Theo Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Na Hang, sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái của HTX Sơn Trà, xã Hồng Thái (Na Hang) đã chính thức lên sàn thương mại điện tử Smartgap.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh qua đánh giá, đã công nhận 79 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Tỉnh đang có chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP để tiếp sức cho việc xây dựng thương hiệu, nâng chất lượng hàng hóa của HTX, người dân, cơ sở sản xuất để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị kinh tế của các đặc sản địa phương.
Ngoài những lợi ích về kinh tế, được thị trường ưa chuộng, điểm đặc biệt hơn cả là sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu nhằm đáp ứng thị hiếu người dùng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, do đó huyện Na Hang đã đẩy mạnh thực hiện hoạt động này, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.
Vươn lên từ mảnh đất quê nhà, Giám đốc người Dao dù chưa học hết THPT nhưng khiến nhiều người nể phục khi thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ cây chè Shan Tuyết quê hương. Người đàn ông ấy tên Đặng Ngọc Phố, với hành trình khởi nghiệp đáng nể phục, giúp đỡ hàng chục hộ gia đình miền núi thoát khỏi cảnh khó khăn.
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ (HTX) đã chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, tạo ra bước tiến lớn trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.
Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái (Na Hang) thành lập từ năm 2014, hiện có 20 thành viên tham gia. HTX hoạt động 2 lĩnh vực là sản xuất, chế biến chè và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap.
Sáng 20-9, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh 'Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2020'.