Chủ động phòng, chống các đối tượng dịch hại

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy hơn 27.900 ha lúa, năng suất dự kiến đạt 55,8 tạ/ha. Công tác chuẩn bị cho mùa vụ đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đặc biệt, một số đối tượng dịch hại được tổ chức phòng trừ ngay từ đầu vụ. Để làm rõ về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Giá lợn thịt tăng cao, người chăn nuôi dè dặt phát triển đàn

Thời gian gần đây, giá lợn thịt trên thị trường tăng cao nhất trong vòng mấy năm trở lại đây, lên 68 - 70 nghìn/kg (tăng khoảng 15 nghìn đồng so với giai đoạn đầu năm). Với giá bán lợn thịt như hiện nay, người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đàn lợn hiện nay trên địa bàn tỉnh trong tình trạng không tăng về số lượng cũng như số hộ nuôi. Người chăn nuôi lợn vẫn dè dặt trong việc phát triển đàn.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa đối thoại với cán bộ, nhân dân

Chiều 18/6, Đảng ủy xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị đối thoại giữa đồng chí bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã với đại biểu cán bộ, nhân dân địa phương.

Chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất vụ mùa

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân đã chín, đồng thời chuyển sang sản xuất vụ mùa. Theo lịch thời vụ, từ ngày 5/6 bắt đầu gieo mạ trà mùa sớm, gieo cấy lúa mùa từ 15/6. Thời gian chuyển vụ rất ngắn (giữa vụ lúa xuân và vụ mùa), chỉ khoảng hơn 10 ngày, vì vậy công tác chuẩn bị sản xuất vụ mới cần được tập trung triển khai nhằm bảo đảm vụ lúa mùa đạt hiệu quả cao.

Triển khai sản xuất vụ mùa 2024, vụ đông năm 2024 – 2025

Sáng 22/5, tại xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết vụ mùa 2023, vụ đông 2023 – 2024; triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa 2024, vụ đông 2024 – 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tinh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.

Tập trung phòng trừ sâu, bệnh trên lúa xuân

Hiện nay, lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Đây là thời điểm các đối tượng sâu, bệnh phát sinh, phát triển gây hại mạnh. 'Qua điều tra, đánh giá, một số đối tượng sâu, bệnh có mật độ và khả năng gây hại rất cao, dễ gây mất mùa cục bộ nếu không được phòng trừ'- Đó là nhận định của ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (Sở NN & PTNT) về tình hình sinh trưởng và phát triển của sâu, bệnh trên lúa xuân năm nay.

Nhân rộng mô hình sử dụng máy bay điều khiển từ xa phun thuốc BVTV

Những vụ sản xuất gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mô hình sử dụng máy bay điều khiển từ xa phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho lúa. Hiệu quả sử dụng máy bay điều khiển từ xa trên đồng ruộng đã được khẳng định. Hiện các địa phương đang thực hiện nhân rộng mô hinh sử dụng máy bay điều khiển từ xa giúp từng bước khép kín cơ giới hóa các khâu sản xuất.

Không để chuột trở thành dịch phá hoại mùa màng

Chuột luôn là một trong những đối tượng gây hại chính cho cây trồng trên đồng ruộng và đang có chiều hướng gia tăng. Đã có không ít diện tích cây trồng, nhất là lúa bị chuột cắn ảnh hưởng đến năng suất. Để hiểu rõ về tình hình chuột phát sinh, gây hại và biện pháp diệt trừ, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (Sở NN & PTNT) xung quanh vấn đề này.

Thanh Liêm phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, các địa phương của huyện Thanh Liêm đã chú trọng phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất trên đồng ruộng, Theo đó, hệ thống thủy lợi, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, nâng cấp; tạo thuận lợi trong việc đưa khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào ruộng đồng, giúp nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trên diện tích canh tác ở các địa phương.

Hiệu quả mô hình sản xuất cây ăn quả chuyển đổi từ đất lúa

Thực hiện Đề án 'Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025' trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch, xây dựng 4 vùng sản xuất được chuyển đổi từ đất lúa, với tổng diện tích gần 49 ha. Những loại cây ăn quả trồng trên vùng chuyển đổi đều có khả năng cho giá trị kinh tế cao, gồm: Bưởi, vải lai U trứng và ổi lê Đài Loan. Hiện, những mô hình này đang phát huy tốt hiệu quả, tạo bước đột phá mới trên đồng ruộng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Quán triệt Luật HTX năm 2023 và triển khai tháng hành động vì HTX năm 2024

Trong 4 ngày (từ 19 - 22/3), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt Luật HTX năm 2023 và triển khai tháng hành động vì HTX năm 2024. Tham dự có hơn 200 đại biểu là giám đốc các HTXDVNN, HTX phi nông nghiệp, HTX kiểu mới ít thành viên trong tỉnh.

Tập trung điều tiết nước tưới dưỡng lúa xuân

Hiện nay, lúa xuân cơ bản được gieo cấy xong (gần 28 nghìn ha), bảo đảm yêu cầu thời vụ. Các địa phương bắt đầu chuyển trọng tâm sang chăm sóc, bón phân đợt 1 cho lúa. Đây là thời điểm yêu cầu cần điều tiết nước hợp lý bảo đảm tưới dưỡng cho lúa theo từng phương thức gieo cấy, tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc của người dân.

Tập trung xuống đồng gieo cấy lúa xuân

Ngay sau những ngày đón Xuân mới Giáp Thìn, nông dân các địa phương trong tỉnh phấn khởi xuống đồng tập trung sản xuất vụ lúa xuân.

Làm thế nào để phát huy vai trò 'cầu nối' của các HTX trong chuỗi giá trị nông sản?

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, đến thời điểm này, hầu hết các HTX trong tỉnh đều tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ khâu cung ứng các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Qua đó, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Tuy nhiên, bên cạnh những HTX hoạt động hiệu quả thì hiện vẫn còn những HTX chưa thực sự phát huy được vai trò 'cầu nối' trong chuỗi giá trị nông sản. Vậy đâu là giải pháp? Đó chính là nội dung cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Hà Nam với ông Đỗ Xuân Trường, Chủ tịch Liên minh HTX Hà Nam.

Chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, khả năng xảy ra rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức đề kháng của gia súc, gia cầm. Các biện pháp phòng, chống rét, bảo vệ đàn vật nuôi được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân chủ động triển khai.

Văn Xá tích cực chuẩn bị sản xuất vụ xuân

Hiện trên các cánh đồng của xã Văn Xá (Kim Bảng) người dân đang khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ lúa xuân 2024. Đây được coi là vụ sản xuất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng lương thực cả năm, vì vậy, ngay từ đầu vụ, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Văn Xá đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch gieo cấy; chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất mới.

Tổ chức lấy nước Đợt 01 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2023-2024

Ngày 16/01/2024, Sở NN&PTNT đã có Công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; Phòng NN&PTNT các huyện; Phòng Kinh tế thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên; Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh; Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam về việc tổ chức lấy nước Đợt 01 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2023-2024.

Thanh Liêm chủ động các điều kiện mở rộng diện tích lúa cấy máy

Vụ lúa xuân năm nay, huyện Thanh Liêm phấn đấu gieo cấy 5.750 ha. Trong đó, nâng diện tích lúa cấy máy lên 2.500 ha, tăng hơn 300 ha so với vụ xuân trước (chiếm 43% diện tích), giảm lúa gieo thẳng xuống còn 1.000 ha. Để bảo đảm diện tích lúa cấy máy, các địa phương, đơn vị phục vụ trong huyện đang tích cực, chủ động triển khai công tác chuẩn bị thực hiện lúa cấy máy. Việc triển khai phương pháp mạ khay, cấy máy được UBND huyện chỉ đạo sát sao đến từng địa phương, HTXDVNN. Quan trọng nhất, việc gieo mạ khay bảo đảm chất lượng và đủ lượng máy cấy cần thiết khi mùa vụ đến. Các cơ quan chức năng của huyện được giao nhiệm vụ hỗ trợ các địa phương trong quá trình gieo mạ khay, cấy máy giúp đạt và vượt diện tích đề ra.

Chuyển đổi cơ cấu giống vụ lúa xuân 2024

Những năm qua, cơ cấu giống vụ lúa xuân luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sản xuất vụ lúa xuân hiện nay đang tiếp tục có sự chuyển đổi, giảm tỷ lệ lúa lai, tăng tỷ lệ lúa thuần năng suất, chất lượng cao. Đây là hướng đi giúp bảo đảm cả về năng suất và giá trị trên diện tích gieo cấy.

Phát huy thế mạnh của các HTXDVNN trong phát triển kinh tế ở Bình Lục

Huyện Bình Lục được xác định là địa phương trọng điểm nông nghiệp của tỉnh. Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trong huyện được xác định đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các dịch vụ, gồm cả dịch vụ thiết yếu và dịch vụ thỏa thuận được Bình Lục đặc biệt quan tâm. Đến nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã thay đổi căn bản theo hướng hàng hóa, tập trung, tạo sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động hiệu quả của các HTXDVNN. HTXDVNN Cát Lại (xã Bình Nghĩa) đang đảm nhận đến 11 khâu dịch vụ, trong đó có đến 7 dịch vụ thỏa thuận trải đều ở tất cả các công đoạn sản xuất, gồm: dịch vụ làm đất, máy cấy, máy gặt, cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm, diệt chuột và 2 dịch vụ khác (thu gom rác thải và quản lý nghĩa trang).Toàn huyện Bình Lục hiện có 36 HTXDVNN hoạt động theo Luật HTX năm 2013. Qua đánh giá, có đến 90% số HTX hoạt động đạt hiệu quả khá và tốt. Có hơn 70% số HTXDVNN làm được các dịch vụ thỏa thuận phục vụ sản xuất, chủ yếu cho cây lúa, như: cung ứng giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm… Trên địa bàn huyện có đến hơn 20 HTXDVNN thực hiện dịch vụ diệt chuột tập trung bằng hình thức tự đảm nhận và ký hợp đồng với đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ. Ông Lê Quang Vọng, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho rằng: Trước hết, các địa phương cần phải thẳng thắn nhìn nhận những điểm mạnh của kinh tế HTX và công nhận về vai trò của kinh tế HTX đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Sở NN & PTNT triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Chiều 29/12, Sở NN & PTNT tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Xí nghiệp Thủy nông huyện Kim Bảng sẵn sàng lấy nước đổ ải vụ lúa xuân 2024

Xí nghiệp Thủy nông huyện Kim Bảng chịu trách nhiệm phục vụ tưới, tiêu cho 3.600 ha đất gieo cấy lúa trên địa bàn. Những năm gần đây, do nguồn nước sông Nhuệ (nguồn nước chính tưới cho 70% diện tích đất lúa) trong vùng phục vụ luôn ở mức thấp gây khó khăn cho việc lấy nước tưới, nhất là giai đoạn đổ ải, vì vậy, đơn vị đã chủ động xây dựng phương án lấy nước phù hợp, đáp ứng yêu cầu mùa vụ.

Tập trung chuẩn bị sản xuất vụ lúa xuân 2024

Vụ xuân 2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 27.867 ha lúa. Đây là vụ sản xuất quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thóc cả năm. Do vậy, các địa phương đang tập trung chuẩn bị những điều kiện cho vụ sản xuất mới. Mục tiêu trước mắt là bảo đảm việc gieo cấy đúng khung thời vụ.

Quan tâm kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng

Kiên cố hóa (KCH) kênh mương là giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh đã KCH được hơn 1.000 km, chiếm gần 25% tổng chiều dài kênh mương, chủ yếu là kênh tưới chính. Các địa phương, HTXDVNN trong tỉnh đang tranh thủ các nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố.

Kim Bảng đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng

Giữa tháng 11, trên cánh đồng thôn Phù Thụy, xã Thi Sơn máy xúc khẩn trương đào đắp, hoàn thiện tuyến kênh trục chính tưới, tiêu cho cánh đồng rộng hàng chục ha. Chỉ riêng tuyến kênh này, khối lượng đào đắp trên 200 m3. Được biết, tuyến kênh trục chính này lâu chưa được đào đắp dẫn đến tình trạng bồi lắng nhiều làm hẹp và cản trở dòng chảy.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2024

Chiều 24/11, Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị Tổng kết sản xuất vụ xuân năm 2023, triển khai sản xuất vụ xuân 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT), lãnh đạo một số sở, ngành chức năng, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã …

Liên minh HTX tỉnh xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX

Sáng ngày 19/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX. Đồng Lê Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đến dự. Cùng dự có lãnh đạo Liên minh HTX 6 tỉnh, thành phố Cụm đồng bằng sông Hồng; các đơn vị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm; đại diện tác HTX sản xuất và cung ứng sản phẩm; các HTXDVNN, HTX kiểu mới ít thành viên tiêu biểu trong tỉnh…

Hội Nông dân thị xã Duy Tiên nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi

Để giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình chính sách vươn lên thoát nghèo, những năm qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Duy Tiên đã làm tốt công tác phối hợp trong quản lý và cho vay vốn ưu đãi trên địa bàn. Bằng nguồn vốn từ chương trình tiết kiệm gây quỹ giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình thuộc Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) và vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), các cấp HND ở Duy Tiên đã triển khai và thực hiện đồng bộ các biện pháp; bảo đảm hỗ trợ vốn cho hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp cho hội viên vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Lê Hồ sẵn sàng về đích nông thôn mới nâng cao

Đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023, thời điểm này, xã Lê Hồ (Kim Bảng) đã cơ bản hoàn thành 100% khối lượng công việc theo quy định về xã NTM nâng cao. Theo đánh giá của Văn phòng điều phối NTM tỉnh, Lê Hồ cũng là một trong những xã có chất lượng chỉ tiêu, tiêu chí cao trong số các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM nâng cao năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tăng cường xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay hướng đến những sản phẩm hàng hóa, tập trung, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Vì thế, công tác xúc tiến thương mại, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã và đang được ngành chức năng và các địa phương đặc biệt quan tâm.

Thu gom, xử lý triệt để rác thải nông thôn

Việc xử lý rác thải nông thôn được các địa phương quan tâm, triển khai thực hiện. Phần lớn lượng rác thải sinh hoạt của người dân đã được thu gom về bãi trung chuyển sau đó đưa về nhà máy xử lý. Môi trường trong khu dân cư nông thôn cơ bản được bảo đảm, không còn những bãi rác tự phát gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên, việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải nông thôn vẫn đang gặp không ít khó khăn khi vẫn còn một lượng rác không nhỏ tồn đọng tại nơi tập kết chưa được xử lý triệt để.

HTXDVNN Đồng Hóa nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất

Trong những năm qua, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồng Hóa, huyện Kim Bảng luôn chú trọng nâng cao chất lượng điều hành cũng như chất lượng các dịch vụ thiết yếu và dịch vụ thỏa thuận. Coi đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển.

Khó hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ đông

Vụ đông năm 2023, diện tích gieo trồng các loại cây chủ lực ưa ấm chiếm trên 70% tổng diện tích của tỉnh. Đến thời điểm này, mặc dù khung thời vụ đã cơ bản kết thúc nhưng nhiều địa phương vẫn chưa bảo đảm diện tích theo kế hoạch. Tính chung, diện tích gieo trồng cây vụ đông của tỉnh hiện mới đạt hơn 6.000 ha, bằng khoảng 70% kế hoạch (đã trừ diện tích bị thiệt hại do mưa úng). Như vậy, diện tích sản xuất vụ đông năm nay khó hoàn thành so với kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất lúa

Những năm gần đây, liên kết trong sản xuất lúa được quan tâm mở rộng tại các địa phương trong tỉnh. Các mô hình liên kết đều được sản xuất tập trung hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hướng đi này không những giúp tăng giá trị sản xuất mà còn thay đổi cách làm cũ của người dân.

Bảo đảm tiêu úng cho cây trồng vụ đông

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất vụ đông thường gặp các đợt mưa lớn bất thường. Đây là vấn đề khó khăn, khi cây vụ đông trồng nhiều trên đất 2 lúa trũng và chịu ngập úng kém. Thực tế này đòi hỏi nhiệm vụ tiêu úng cần được thực hiện hiệu quả để bảo vệ cây trồng.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vụ đông hàng hóa

Hằng năm, tỉnh Hà Nam phấn đấu gieo trồng khoảng gần 9.000 ha cây màu vụ đông, trong đó có hơn 60% diện tích trên đất 2 lúa. Các địa phương trong tỉnh đều hướng đến sản xuất các loại cây trồng hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Việc tổ chức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân thông qua HTXDVNN và các đại lý được quan tâm, bảo đảm thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung diệt trừ chuột bảo vệ cây trồng

Chuột luôn là đối tượng gây hại nguy hiểm trên đồng ruộng. Tại nhiều thời điểm và vùng sản xuất, chuột gia tăng gây hại đến mức báo động, ảnh hưởng đến năng suất lúa và cây trồng. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nhiều biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ sản xuất.

Tập trung gieo trồng cây vụ đông

Hiện nay, lúa mùa đã bước vào giai đoạn vào mẩy, chắc hạt, một số diện tích cấy sớm đã cho thu hoạch. Đây là thời điểm quan trọng gieo trồng cây vụ đông, nhất là đối với cây vụ đông sớm ưa ấm, chiếm trên 80% diện tích. Phấn đấu để có vụ sản xuất mới đạt hiệu quả cao, nông dân các địa phương đang tập trung chuẩn bị và gieo trồng cây vụ đông bảo đảm trong khung thời vụ tốt nhất.

Mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa vụ đông

Vụ đông năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 8.887 ha cây màu các loại. Trong đó, chú trọng mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất những cây hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa

Sản xuất 2 vụ lúa ở tỉnh ta hiện nay được phát triển theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, chủ yếu thực hiện tại 71 cánh đồng mẫu, với tổng diện tích hơn 1.930 ha. Riêng vụ mùa 2023, có hơn 1.480 ha lúa tại các cánh đồng mẫu được ký hợp đồng liên kết, chiếm 76,8% tổng diện tích các cánh đồng mẫu. Đây là bước thay đổi đáng kể khi trước đây chỉ có 30 - 40% diện tích các cánh đồng mẫu được liên kết, giúp nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên diện tích gieo cấy.

Thanh Sơn tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Xã Thanh Sơn (Kim Bảng) hiện có 40 doanh nghiệp, trong đó có 18 doanh nghiệp sản xuất, khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. Hoạt động chế biến đá, đốt nung vôi có những thời điểm một số doanh nghiệp đã phát thải tiếng ồn lớn, xả khói bụi ảnh hưởng đến môi trường gây bức xúc cho nhân dân. Trước thực tế đó, thời gian qua các cấp, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Gỡ khó cho mở rộng sản xuất lúa hữu cơ

Trao đổi về việc sản xuất lúa hữu cơ, ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm cho biết: Sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi rất nhiều yếu tố cả về điều kiện tự nhiên và yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Do vậy, để mở rộng được diện tích lúa hữu cơ cần có quá trình từng bước.

Chủ động sản xuất vụ mùa trong điều kiện thời tiết bất thuận

Thời tiết bất thuận trong vụ mùa năm nay thể hiện ngay từ khi chuẩn bị bước vào đầu vụ sản xuất. Cụ thể, thời tiết ít mưa, hiện tổng lượng mưa trung bình mới đạt khoảng 40% so với cùng kỳ những năm trước. Đồng thời, nền nhiệt độ tăng cao từ 0,50C - 10C so với trung bình nhiều năm. Các đợt nắng nóng xuất hiện nhiều và kéo dài 5 - 7 ngày, có đợt lên đến 10 ngày, gây khó khăn cho sản xuất vụ mùa khi nước trên ruộng bốc hơi nhanh cả giai đoạn làm đất gieo cấy và tưới dưỡng. Điều này đòi hỏi các địa phương, đơn vị phục vụ phải có biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình sản xuất, chăm sóc lúa.

Chủ động tiêu úng cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngoài vùng phục vụ

Đối với sản xuất nông nghiệp, những diện tích nằm ngoài vùng phục vụ của các công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, nhiệm vụ tiêu úng cho mùa vụ cần được quan tâm, chủ động phòng chống trong mùa mưa, bão, lũ. Chính vì vậy, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trên địa bàn luôn chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm tiêu úng nhanh nhất.

Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bước vào giai đoạn tập trung sản xuất vụ mùa; huy động nhân lực, phương tiện máy cơ giới đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Mục tiêu phấn đấu bảo đảm hoàn thành cả về diện tích, cơ cấu mùa vụ theo kế hoạch đề ra.

Kim Bảng mở rộng diện tích cây trồng hàng hóa vụ hè thu

Sản xuất cây trồng vụ hè thu vốn không thuộc cơ cấu vụ chính trong năm do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương của huyện Kim Bảng đã chú trọng mở rộng diện tích các loại cây trồng hàng hóa trên diện tích đất mạ mùa, đất 2 lúa cốt cao chuyển đổi. Đây là hướng đi giúp thay đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác.

Mở rộng diện tích sản xuất lúa mùa hàng hóa chất lượng

Trong những năm gần đây, sản xuất vụ lúa mùa được xác định có vai trò nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác. Do vậy, các địa phương trong tỉnh đều xây dựng cơ cấu hướng đến sản xuất lúa hàng hóa chất lượng. Hiện, tỷ lệ lúa chất lượng trong vụ mùa chiếm trên 40% diện tích, nhiều địa phương đạt 50% - 70% diện tích trở lên và đang có chiều hướng tăng theo hằng năm.

Niềm vui được mùa

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang tập trung đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân đã chín. Trên các cánh đồng, từng bao thóc được máy gặt đập liên hợp đưa vào bờ để người dân vận chuyển về nhà. Năng suất lúa xuân năm nay đạt cao, đồng đều ở khắp các địa phương, cánh đồng. Niềm vui được mùa hiện rõ trên nét mặt bà con nông dân.

Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được 69 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 1.115 ha. Các cánh đồng mẫu được duy trì và phát triển sản xuất theo hướng gắn kết 3 vụ trong năm (vụ lúa xuân, vụ lúa mùa và vụ đông). Đặc biệt, trên các cánh đồng mẫu thực hiện việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, đại lý, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Triển khai sản xuất vụ mùa 2023, vụ đông năm 2023 – 2024

Sáng 17/5, tại xã Liêm Phong (Thanh Liêm) Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ mùa 2022, vụ đông 2022 – 2023, triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa 2023, vụ đông 2023 – 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Vượng, Tinh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT); Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT).

Chủ động tiêu úng trong mùa mưa, bão

Mùa mưa, bão, lũ năm nay được dự báo các hình thái thời tiết cơ bản xấp xỉ và ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Riêng tổng lượng mưa toàn mùa đạt từ 1.500 – 1.700 mm, xấp xỉ TBNN. Tuy nhiên, các tháng cuối mùa lượng mưa cao hơn TBNN và có từ 6 – 8 đợt mưa vừa, mưa to; không loại trừ khả năng có trận mưa bất thường, cường độ lớn trong thời gian ngắn. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành cần chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng phục vụ dân sinh, kinh tế trên địa bàn.

Chủ động phòng trừ sâu, bệnh gây hại lúa xuân

Hiện nay, lúa xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng đẻ nhánh rộ - đứng cái. Hiện đã có một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh, gây hại cho lúa. Thời tiết vụ xuân năm nay có diễn biến phức tạp thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh tăng mật độ, khả năng cao hơn trung bình những vụ xuân trước. Để hiểu rõ hơn về sâu, bệnh hại trên lúa trong vụ xuân và biện pháp phòng trừ, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Hải Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) về vấn đề này.

Thay đổi phương pháp sản xuất để bảo vệ môi trường đồng ruộng

Những năm qua, huyện Thanh Liêm chủ yếu áp dụng phương pháp gieo thẳng, chiếm trên 90% diện tích gieo cấy lúa. Áp dụng phương thức sản xuất này, người dân phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tính giai đoạn đầu vụ, phải phun 2 lần thuốc trừ cỏ (tiền và hậu nảy mầm), thuốc diệt trừ ốc bươu vàng. Do lúa gieo thẳng có mật độ dày, các đối tượng sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh hơn lúa cấy nên số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa gieo thẳng tăng từ 1 – 2 lần/vụ so với lúa cấy.