Chủ động tưới, tiêu nước phục vụ gieo trồng cây vụ đông

Vụ đông năm nay, Xí nghiệp Thủy nông Lý Nhân (thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Hà Nam đảm nhận phục vụ cho hơn 1.700 ha cây trồng trên đất lúa. Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều, việc phục vụ của đơn vị đã phải điều chỉnh tập trung vào tiêu nước.

Xử lý triệt để chất thải rắn nguy hại ở khu vực nông thôn

Chất thải rắn nguy hại khu vực nông thôn cần phải xử lý được xác định phần lớn là vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong bộ tiêu chí về xã nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, việc xử lý 100% loại rác thải nguy hại này là chỉ tiêu quan trọng. Để phục vụ sản xuất, mỗi năm người dân trong tỉnh sử dụng khoảng 90 tấn thuốc BVTV các loại, tương đương 9 tấn vỏ bao, bì cần được xử lý.

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng cây vụ đông

Bước vào đầu tháng 10, giai đoạn cao điểm gieo trồng cây vụ đông, nhất là những cây trồng ưa ấm. Trong điều kiện lúa mùa năm nay thu hoạch muộn do tác động từ vụ xuân, người dân các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp gieo trồng nhằm bảo đảm diện tích gieo trồng vụ đông theo kế hoạch đề ra.

Khó khăn trong trẻ hóa đội ngũ cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Thời gian qua, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trong tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng cao. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Một trong những khó khăn là đội ngũ cán bộ HTX nhiều nơi tuổi cao, tác động không nhỏ đến việc đổi mới hoạt động, áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin... vào quá trình điều hành dịch vụ sản xuất.

Lợi ích thiết thực khi sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi

Xã Văn Xá (Kim Bảng) có tổng đàn lợn thường xuyên đạt trên 10.000 con. Để duy trì và phát triển chăn nuôi, các hộ dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là áp dụng công nghệ vi sinh.

Thanh Liêm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh

'Cán bộ nào phong trào ấy', có cán bộ giỏi thì mới có việc làm tốt, chính vì vậy việc xây dựng, nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã được Thanh Liêm lựa chọn là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025.

Kim Bảng bảo đảm thời vụ cho sản xuất vụ đông

Lúa xuân trên địa bàn huyện Kim Bảng thu hoạch muộn hơn 7 – 10 ngày, kéo theo sản xuất vụ mùa bị chậm, đặt ra vấn đề thời vụ cho vụ đông liệu có bị ảnh hưởng, nhất là đối với những loại cây hàng hóa chủ lực ưa ấm. Tuy nhiên, đến thời điểm này diện tích lúa mùa của huyện đều đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng. Như vậy, lúa sẽ chín tập trung trong khoảng từ ngày 20/9 trở ra, đáp ứng được thời gian gieo trồng cây vụ đông sớm trong khung thời vụ tốt nhất.

Chủ động ứng phó với lượng mưa tăng đột biến

Năm 2022, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có lượng mưa cao hơn 30% so với trung bình nhiều năm (TBNN). Thực tế, ngay từ những tháng đầu mùa năm nay đã có lượng mưa đột biến với những trận mưa cường độ lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh, lượng mưa lên đến hơn 100 mm. Tổng lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 1.415 mm, vượt so với TBNN cùng thời kỳ 52%. Những tháng có lượng mưa vượt cao so với TBNN như: tháng 1 vượt 202%, tháng 2 vượt 265%, tháng 5 vượt 136%...

Hàng nghìn ha bị ngập do mưa lớn, các địa phương tập trung tiêu thoát nước cứu lúa và hoa màu

Sau hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2, trên đia bàn tỉnh vẫn xảy ra mưa lớn.Mưa lớn đã làm 2.656,7 ha lúa và hoa màu của các địa phương trong tỉnh bị ngập úng, gồm: 2.494 ha lúa, 162,7 ha rau màu.

Mở rộng các sản phẩm OCOP từ trồng trọt

Sản phẩm từ trồng trọt vẫn luôn được xác định là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là gạo, rau, củ, quả. Về phía ngành, trong thời gian tới sẽ tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để các hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp chủ động tham gia chương trình OCOP cho sản phẩm trồng trọt. Ông Nguyễn Quang Nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói.

Mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy

Cơ giới hóa đồng ruộng là giải pháp quan trọng nhằm giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí vật tư nông nghiệp... Cùng với khâu làm đất, thu hoạch đã được cơ giới hóa gần như toàn bộ, hiện khâu gieo cấy lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng đang được đẩy mạnh áp dụng phương pháp gieo mạ khay để đưa máy cấy vào đồng ruộng.

Khắc phục những hạn chế của lúa gieo thẳng

Những năm gần đây, phương pháp gieo thẳng được áp dụng rộng rãi ở hai vụ lúa của nhiều địa phương trong tỉnh. Có vụ, diện tích lúa gieo thẳng của tỉnh chiếm trên 60% diện tích, có nơi lên đến trên 90% diện tích. Tuy nhiên, lúa gieo thẳng đang cho thấy những hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Kim Bảng đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa

Vụ mùa năm nay của huyện Kim Bảng bị chậm khoảng 7 ngày do lúa xuân thu hoạch muộn. Điều này, tác động đến trà lúa mùa sớm chiếm trên 70% diện tích để giải phóng đất sớm trồng cây vụ đông ưa ấm. Do vậy, các địa phương của huyện Kim Bảng đang phải tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy.

Bảo đảm lịch sản xuất vụ mùa trong điều kiện vụ lúa xuân kéo dài

Tại các địa phương khác trong tỉnh, song song với thu hoạch lúa xuân, việc chuẩn bị làm đất, gieo mạ giúp bảo đảm gieo cấy lúa mùa kịp thời vụ đang được triển khai tích cực.

Đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng

Hiện nay, khu vực xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao có tám trạm biến áp với tổng công suất 2.150 kVA, trong đó ngành điện quản lý bảy trạm biến áp với công suất 1.900 kVA; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và điện năng Xuân Lũng (HTXDVNN & ĐN) xã Xuân Lũng quản lý một trạm biến áp với công suất 250 kVA.

Phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học

Trang trại chăn nuôi của anh Ngô Gia Long, thôn Ấp Thọ Cầu, xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng) được xây dựng trên diện tích 6.000 m2, có quy mô chăn nuôi 5.000 vịt thịt, 50 lợn nái và 400 lợn thịt. Trong quá trình phát triển chăn nuôi, anh Long đã áp dụng khá triệt để phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp: Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn

Sáng ngày 23/5, Sở NN & PTNT phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN & PTNT) tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp: Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Tập trung phòng trừ sâu, bệnh cho lúa xuân

Hiện nay, đang là thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến năng suất lúa xuân. Để phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả, ngành chức năng đã triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đến cơ sở, HTXDVNN; đồng thời, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân...

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở HTXDVNN La Sơn

Sản xuất nông sản hữu cơ nói chung, lúa hữu cơ nói riêng nhằm thay đổi phương thức sản xuất và hướng đến hiệu quả vượt trội so với sản xuất thông thường. Mô hình sản xuất lúa hữu cơ được triển khai tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) La Sơn (Bình Lục) không nằm ngoài mục đích đó. Ngành chức năng và cơ sở sản xuất đang từng bước có giải pháp phù hợp. Đó là, tập trung bảo đảm chất lượng và xúc tiến thương mại tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Liêm Cần thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền

Đổi mới phương thức lãnh đạo hướng về cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC); phát huy dân chủ; tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là những nội dung xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền xã Liêm Cần (Thanh Liêm) chú trọng trong công tác dân vận chính quyền. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nông dân Thanh Liêm tập trung chăm sóc lúa xuân

Trên cánh đồng thôn Yên Thống, xã Liêm Phong (Thanh Liêm), bác Nguyễn Thị Thơm đang bón phân thúc đợt 1 cho 2,5 sào lúa đã bén rễ, hồi xanh của gia đình. Đây là diện tích lúa được bác thuê dịch vụ cấy bằng máy lần đầu tiên áp dụng tại địa phương.

Giá phân bón tăng cao, nông dân 'vất vả' chăm sóc lúa xuân

Vụ xuân năm nay, chị Trần Thị Hường, thôn 6, xã Ngọc Lũ (Bình Lục) duy trì diện tích gieo cấy hơn 20 ha từ việc mượn ruộng của người dân. Với diện tích sản xuất này, trong vụ xuân 2021 chị Hường đã đầu tư 70 triệu tiền mua phân chăm sóc cho cây lúa. Giá phân bón trên thị trường tiếp tục tăng cao thời gian gần đây đang tác động không nhỏ đến đầu tư sản xuất vụ xuân năm nay của gia đình chị.

Thực hiện 'Dân vận khéo' trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Chuyên Ngoại

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng bộ xã Chuyên Ngoại (thị xã Duy Tiên) đã đăng ký và thực hiện nhiều việc làm thiết thực gắn liền với xây dựng nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, tập trung lãnh đạo đảng viên và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng NTM kiểu mẫu.

Chủ động chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ lúa xuân 2022

Vụ xuân 2022 toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 29.045 ha lúa. Thời vụ đang đến rất gần, các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị bảo đảm sản xuất thắng lợi.

Đảng bộ xã Tân Sơn đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ xã Tân Sơn (Kim Bảng) hiện có 237 đảng viên, sinh hoạt ở 11 chi bộ (6 chi bộ thôn, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ HTXDVNN và chi bộ Công an xã). Những năm qua, việc học tập và làm theo gương Bác đã trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… gắn với chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao.

Bình Lục mở rộng diện tích lúa đặc sản nếp cái hoa vàng

Tại huyện Bình Lục, diện tích sản xuất lúa đặc sản nếp cái hoa vàng ngày càng được mở rộng, nhất là 3 – 4 năm trở lại đây. Vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy hơn 358 ha, tăng gần 80 ha so với vụ mùa trước. Lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn huyện đã được sản xuất theo cánh đồng, thuận tiện cho quá trình canh tác, từng bước hình thành vùng hàng hóa tập trung.

Hơn 820 ha cây vụ đông bị ảnh hưởng do mưa úng

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, trong các ngày từ 10 – 12/10 trên địa bàn tỉnh thời tiết có mưa liên tục, với lượng mưa trung bình từ 84 – 186 mm đã làm nhiều diện tích cây vụ đông bị úng nước.

Mưa do hoàn lưu bão số 7 và không khí lạnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh và hoàn lưu bão số 7 trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to. Tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 10/10 – 7 giờ ngày 11/10 từ 42 mm đến hơn 90 mm. Một số địa phương có lượng mưa khá lớn, như: Huyện Lý Nhân 94 mm, Kim Bảng 72 mm, thị xã Duy Tiên 73 mm…

Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra sản xuất vụ đông và công tác PCLB tại huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên

Chiều 9/10, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Vượng, Trần Xuân Dưỡng đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông và công tác ứng phó với mưa bão tại huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên.

Hỗ trợ người dân vùng phong tỏa duy trì ổn định sản xuất

Hiện nay, việc duy trì hoạt động sản xuất của người dân, nhất là tại các vùng nông thôn, ở khu vực bị phong tỏa, cách ly trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn. Đặc biệt là vào thời điểm này, người dân đang bước vào thu hoạch lúa mùa. Bên cạnh đó, việc cung ứng thức ăn chăn nuôi trong những ngày đầu phong tỏa bị gián đoạn khiến cho một số hộ dân không khỏi lo lắng.

Đợt mưa lớn 3 ngày qua làm hơn 3.176 ha lúa và rau màu bị ảnh hưởng

Đợt mưa lớn vừa qua, nhất là từ 7 giờ sáng ngày 24/9 – 7 giờ sáng ngày 26/9 có lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ 113mm – 226 mm đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất trên đồng ruộng.

Sớm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ cây dược liệu ở Thanh Liêm

Năm 2020, xã Liêm Sơn và thị trấn Tân Thanh (Thanh Liêm) xây dựng mô hình trồng cây dược liệu trên đất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Đây là 2 mô hình do Đảng ủy, UBND xã Liêm Sơn và thị trấn Tân Thanh vận động các hộ dân tự dồn ghép ruộng đất thành khu vực sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Tuy nhiên, khi mới gieo trồng được 3 vụ, khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ dược liệu ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

HTXDVNN Mộc Bắc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, HTXDVNN Mộc Bắc (Duy Tiên) phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất. Trong đó, HTX chú trọng đến việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả trên đồng ruộng.