Nhiều ý kiến đề xuất cần thiết lựa chọn Ngày truyền thống của Hội đồng Dân tộc

Góp ý về đề xuất Ngày truyền thống (ngày thành lập) của Hội đồng Dân tộc, đa số các đại biểu và lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc qua các thời kỳ cho rằng, việc nghiên cứu, xác định Ngày truyền thống của Hội đồng Dân tộc là hết sức cần thiết nhằm tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của nhiều thế hệ cán bộ dân cử tham gia hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Tham vấn ý kiến về quá trình hình thành, phát triển của Hội đồng Dân tộc

Ngày 12.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc.

Hội thảo tham vấn ý kiến về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc

Thực hiện kế hoạch của Hội đồng Dân tộc về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề tài cấp Bộ đặc biệt: 'Quốc hội Việt Nam - 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển', sáng 12/9, Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Hội thảo.

Đất đai, nhà ở: Không gian sống và nguồn lực kinh tế

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch, song hành với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản. Dường như đó là lần đầu tiên do nhu cầu của cuộc sống, Chính phủ đề nghị và Quốc hội chấp thuận điều chỉnh quyết định đã thông qua.

Cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ giai đoạn 1980 - 1993

Người sử dụng đất từ ngày 18/12/1980 đến trước 15/10/1993 mà không có giấy tờ sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nếu không có tranh chấp.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ trước năm 1980

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên thực tế một cách ổn định từ trước ngày 18/12/1980 nếu không có tranh chấp thì được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Hệ thống thi hành án dân sự với chặng đường 78 năm hình thành và phát triển

Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự, mỗi công chức làm công tác thi hành án dân sự đã và đang tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp và lòng tự hào nghề nghiệp, tích cực hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu nhiệm vụ được giao

Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam. Một nội dung trong Luật Đất đai (sửa đổi) được đông đảo người dân quan tâm là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Các quy định về nội dung này có nhiều sửa đổi, bổ sung so với Luật Đất đai 2013 nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.

Các vấn đề đất đai được đề cập trong Hiến pháp

Những quy định về đất đai được đề cập như thế nào trong Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) đến Hiến pháp thứ 5 (năm 2013)? Xin giới thiệu góc nhìn của GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUY TRÌNH LẬP HIẾN NGÀY CÀNG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG QUA CÁC THỜI KỲ

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ngày càng được Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền quan tâm, chú trọng. Trong đó, hoạt động tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn xã hội; phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội Việt Nam - hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước, được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày 3/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay là 'tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu' để bầu ra Quốc hội. Ngày 08/9/1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu Quốc hội. Bản Sắc lệnh đã nhấn mạnh yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời chỉ rõ chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử.

CÔNG TÁC THAM MƯU, GIÚP VIỆC CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUA CÁC NHIỆM KỲ

Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp việc của Quốc hội. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Văn phòng Quốc hội liên tục có nhiều cải tiến, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ toàn diện các mặt công tác của Quốc hội.

Người dân Chile không ủng hộ dự thảo Hiến pháp mới

Người dân Chile đã bác bỏ một dự thảo hiến pháp mới, vốn do phe bảo thủ soạn thảo nhằm thay thế cho Hiến pháp hiện tại có từ thời chế độ của nhà lãnh đạo Augusto Pinochet .

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Vị thế luật sư ngày càng nâng cao

Ngày càng có nhiều luật sư Việt Nam tham gia tư vấn các thương vụ quốc tế có giá trị rất lớn, tranh tụng ở các môi trường quốc tế đòi hỏi những kiến thức sâu rộng và kỹ năng cao cấp.

'Bao Công' Phạm Văn Bạch hay là chuyện may, rủi Tạ Đình Đề

Sau bài viết 'Nhớ một ngã ba đường phố' (TPCN, 11/6/2023), nhà văn Đắc Trung, nguyên biên tập viên NXB Thanh niên có chủ động trao đổi cung cấp thêm một số thông tin. Nhà văn Đắc Trung khẳng định, ông Tạ Đình Đề không chỉ có ân nhân là bà thẩm phán Phùng Lê Trân!

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 32)

Trân trọng giới thiệu tiếp 'Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử' của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.

77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Ngày 6/1/1946 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gách vác công việc nước nhà.

35 năm, Việt Nam thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong số này, 274 tỷ USD đã được giải ngân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Bài 2: Tìm nguyên nhân, lấp khoảng trống

Theo nhiều ý kiến, hành vi cài đặt 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật diễn ra tinh vi, rất khó phát hiện mối quan hệ giữa biểu hiện bên ngoài và động cơ thực sự bên trong, trong khi còn thiếu cơ chế giám sát, nhất là giám sát bên ngoài cũng như thiếu cơ chế và chế tài để phát hiện, xử lý hành vi. Đây là những 'khoảng trống' trong thực tiễn cần sớm được lấp đầy.

Sửa Luật Đất đai: Ứng xử thế nào với vấn đề cốt lõi?

Thực tế tuy gọi là 'quyền sử dụng đất' nhưng nội hàm và thành phần các quyền hợp thành lại rộng hơn; khi thu hồi thì ta không nói thu hồi quyền sử dụng đất mà nói thẳng là 'thu hồi đất'.

Quốc hội Việt Nam xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

Cách đây 76 năm, toàn thể người dân Việt Nam đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6.1.1946 - đi bầu cử Quốc hội.

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất

Cách đây 45 năm, ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri cả nước đã nô nức đi bỏ phiếu bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là thắng lợi có ý nghĩa quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Bài cuối: 75 năm - Những dấu mốc tự hào

Quốc hội Việt Nam đã trải qua hành trình phát triển tròn 75 năm. Hành trình 75 năm ấy không chỉ cho thấy một Quốc hội Việt Nam ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, mà trên hết, còn cho thấy những bước phát triển nhảy vọt của nền dân chủ nước nhà.

Sửa luật, 'chìa khóa' là hệ thống thông tin công khai

Luật Đất đai 2013 đã có quy định công khai thông tin về việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay đấu giá đất, song nhiều địa phương vẫn không thực hiện tốt. Điều này dẫn đến khoảng trống lớn, là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng khi người dân không được biết, không giám sát được, một số doanh nghiệp có thể đi 'sân sau' thâu tóm đất đai.

Quốc hội khóa VI: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất của cả nước

Quốc hội khóa VI đã quyết định đường lối, chính sách chung, cơ cấu tổ chức bộ máy và bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới.

LS. Trương Trọng Nghĩa: Lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân làm trung tâm

Bởi nhiều lý do, trong một thời gian dài, đổi mới chính trị đã chậm bước và thiếu đồng bộ với đổi mới kinh tế, khiến hoạt động của Nhà nước và pháp luật yếu hiệu lực, kém hiệu quả và bất cập.

45 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

Ngày 25-4-1976, trên 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước, đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.