Dù giá xăng dầu giảm nhưng giá vận chuyển, hàng hóa hay nguyên liệu muốn điều chỉnh lại cần phải có độ trễ, thậm chí một quy luật thường thấy là hàng hóa tăng giá thì dễ nhưng để giảm về mức cũ là điều khó khăn. Chưa kể, áp lực kiểm soát lạm phát của Việt Nam không chỉ đến từ giá xăng dầu, mà giá lương thực thực phẩm, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt' cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng tới mặt bằng giá trong thời gian tới.
Sử dụng giấy đã qua sử dụng làm viên than là giải pháp vừa góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng giấy, đồng thời cũng mở ra hướng mới trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thông năm 2021 do Tỉnh đoàn tổ chức, ý tưởng tận dụng giấy đã qua sử dụng làm viên than đã được Ban tổ chức trao giải ba. Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, mỗi năm, nước ta sử dụng hơn 4 triệu tấn giấy. Sau khi sử dụng, một phần sản phẩm từ giấy được tái chế nhưng một phần cũng thải ra môi trường gây áp lực cho công tác thu gom, xử lý. Tận dụng giấy đã qua sử dụng làm viên than sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng giấy.
Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
Chất thải ở Việt Nam gia tăng nhanh với tốc độ tăng gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy 15 năm.Do vậy, việc Việt Nam quy định tỉ lệ tái chế thấp hơn cả các nước EU và Hàn Quốc cách đây 20 năm là không phù hợp.
Sau 3 năm chuyển đổi mô hình sang ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường đã tạo bước chuyển mình tích cực trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và ngày càng chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại.
Phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm bất hợp lý và thiếu minh bạch đã khiến nhiều Hiệp hội và doanh nghiệp lên tiếng.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã được Bộ TN&MT chuyển qua Bộ Tư pháp nhằm chuẩn bị thẩm định theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào tuần cuối tháng 9/2021. Tuy nhiên, phản ánh của doanh nghiệp cho thấy, nhiều vấn đề của Dự thảo vẫn đang gây tranh cãi do thêm thủ tục, chi phí và cần điều được điều chỉnh trước khi thông qua.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành giấy Việt Nam đang đứng trước cơ hội để mở rộng, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, ngành giấy cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Giấy và sản phẩm từ giấy là mặt hàng bị làm giả khá nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoạt động nghiệp vụ chống hàng giả, hàng nhái, đòi hỏi sự chung tay, đồng hành của lực lượng chức năng.
Việc ký kết quy chế hợp tác giữa Tổng cục QLTT và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp ngành giấy trong công tác phòng chống hàng giả.
Việc ký kết quy chế hợp tác giữa Tổng cục QLTT và Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp ngành giấy trong công tác phòng chống hàng giả.
Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý thị trường (QLTT) lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong ngành giấy, chiều ngày 24/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã tổ chức Lễ ký quy chế phối hợp về cung cấp thông tin, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy tại Việt Nam.
Giấy bao bì hiện là sản phẩm giấy chính tại Việt Nam, chiếm gần 80% tổng tiêu thụ toàn ngành. Tuy nhiên, trong năm 2019, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trên 1,2 triệu tấn, vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 5%.
Phân khúc giấy bao bì cao cấp (tráng phủ) là 'khoảng trống' mà ngành giấy cần lắp đầy và đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp giấy có tiềm lực đầu tư công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng bắt kịp nhu cầu trong và ngoài nước.
Trước nhu cầu quá lớn về giấy vệ sinh, các công ty đã phải vận hành 24/7, nhân viên làm việc hết công suất, nhiều nơi cắt bớt sản lượng khăn giấy, khăn bếp,...
Khi đại dịch virus corona lan rộng, các hộ gia đình trên khắp nước Mỹ tìm, mua sắm và dọn sạch các kệ hàng.
Trong khi nhiều ngành chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid- 19 thì ngành giấy hiện vẫn đang khá 'an toàn'. Dù việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu gặp một số khó khăn nhưng nhiều mặt hàng sản xuất, xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá.
Sau hơn một năm hoạt động với Ban chấp hành mới của Nhiệm kỳ VI ( 2018-2023 ), Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) đã thực sự đồng hành trong nhiều hoạt động của Ngành, đóng góp đáng kể cho sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp ngành Giấy.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc về ô nhiễm môi trường, về vấn nạn từ rác thải nhựa... thì giấy đang được xem như một nguyên liệu thay thế ưu việt, nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong nền kinh tế tuần hoàn.
Sáng 1/11/2019, phiên họp chính của Hội Nghị Công nghiệp Giấy Đông Nam Á lần thứ 34 (FAPPI 34) đã long trọng diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Ngày 1-11, tại TP Đà Nẵng, 250 đại biểu là đại diện các hiệp hội giấy thành viên Hiệp hội Giấy Đông - Nam Á, các chuyên gia, đối tác đã cùng trao đổi các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghiệp giấy khu vực tại Hội nghị ngành công nghiệp giấy và bột giấy Đông - Nam Á lần thứ 34 (The 34th FAPPI Conference).
250 đại biểu là đại diện các hiệp hội giấy thành viên Hiệp hội giấy Đông Nam Á, đại diện lãnh đạo Hiệp hội giấy châu Á cùng các chuyên gia, đối tác trong ngành công nghiệp giấy sẽ cùng trao đổi các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành công nghiệp giấy Đông Nam Á.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp tích cực, quyết liệt, đồng bộ, cụ thể để chống gian lận thương mại, xuất xứ nhằm Quyết liệt phòng chống tình trạng đội lốt hàng Việt.
Chiều 13/9, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các hiệp hội ngành hàng nhằm lắng nghe các kiến nghị về đẩy mạnh phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ, đồng thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Sử dụng hơn 95% nguyên liệu đã qua sử dụng, chi hàng triệu USD mỗi năm cho công tác xử lý chất thải, Công ty Lee & Man Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu sản xuất năng suất mà vẫn đảm bảo yếu tố xanh gắn với phát triển bền vững và hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.
Năm 2018, ngành giấy xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, nhưng có tới 1 tỷ USD thu được từ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc...
Hiệp hội Công nghiệp của Mỹ đã gửi một lá thư gồm 600 chữ ký tới các thành viên Quốc hội vào ngày 23/7 và có kế hoạch đẩy mạnh mọi nỗ lực trong thời gian Quốc hội ngừng họp vào tháng Tám.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện ngay 37 nhiệm vụ, công việc cụ thể để khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, bất cập.
Ngày 5/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo kỹ thuật ngành công nghiệp giấy Việt Nam do Hiệp Hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức.