Liên minh châu Âu (EU) có dân số đông, mức sống cao và đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nên đây là thị trường rất rộng mở cho hàng hóa Việt Nam xuất sang.
Để thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững, EuroCham kiến nghị Việt Nam xây dựng, hoàn thiện các khung quy định và hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi xanh.
Nhìn từ việc PAN Group hay gạo A An nhận được các cam kết hỗ trợ tài chính xanh từ các tổ chức tài chính quốc tế, để thấy đó cũng là động lực cho các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam trong việc hút dòng 'vốn xanh'. Điều quan trọng là họ cần thỏa mãn các điều kiện về tín dụng xanh và nên xem đây vừa là cơ hội để chỉnh sửa, đổi mới quy trình theo yêu cầu 'xanh' và vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Hàng loạt quy định đáng lưu ý của EU như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CSDD)... sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường chủ lực này trong thời gian tới. Vậy, các doanh nghiệp Việt cần làm gì để tránh khỏi rủi ro trước 'luật chơi' mới này khi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sắp bước sang năm thực thi thứ tư?
Xu hướng tiêu dùng xanh đang định hình ngày càng rõ hơn tại Việt Nam, với nhiều người dân chủ động tìm kiếm sản phẩm xanh từ nhà sản xuất kinh doanh xanh.
Trong những ngày qua, nhiều trang báo quốc tế đã dành nhiều bài báo nói về sự tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tích lũy ấn tượng để vươn lên khẳng định vị thế.
Năm 2022, xuất khẩu ngành dệt may đạt 37,5 tỷ USD, nhưng từ đầu năm đến nay, đơn hàng giảm mạnh, dự báo cả năm 2023 xuất khẩu toàn ngành sẽ giảm khoảng 20%. Ngành dệt may đứng trước thách thức rất lớn.
Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng không chỉ giới hạn trong một vài thị trường ngách nhỏ, ở phân khúc cao cấp mà là yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường.
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn lớn của nước ngoài đã 'đổ bộ' đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác như Boeing, Walmart, Central Retail… Chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 1.000 doanh nghiệp thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang đứng vị trí đối tác thương mại thứ 16 của EU và là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN.
Dù được nhận định xuất khẩu hàng hóa sang EU có thể phục hồi từ quý IV/2023, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức liên quan đến chuyển đổi xanh, phát triển theo hướng bền vững.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2022 đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021; chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong bối cảnh biến động chuỗi cung ứng, EU đang đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung và lựa chọn Việt Nam như một điểm đến chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.
Nhiều cơ chế hấp dẫn đang được đề xuất để thu hút dòng vốn ngoại như hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ chi phí sản xuất...
Cuộc đua FDI vào Việt Nam của các quốc gia trên thế giới sẽ gay cấn hơn khi kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi.
Để không bị loại khỏi 'cuộc chơi' bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã và đang thay đổi tư duy, cách làm. Từ đó, chinh phục, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe của thị trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại (FTA) là cơ hội lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ngành hàng nhanh chóng tăng sản lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức cũng đặt ra khi các nước đưa ra những quy định khắt khe đối với sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp Việt đang phải tiếp tục gỡ 'rào cản', tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có việc hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh…
Một nhà máy chế biến mỳ ăn liền của Việt Nam đã nhận được đơn hàng rất lớn từ Mỹ. Khi gửi mẫu, giá cả khách hàng đều chấp nhận. Tuy nhiên, có một điểm là khách hàng không chấp nhận sử dụng nắp nhôm trên ly mỳ và phản hồi, hướng dẫn sửa đổi nhưng doanh nghiệp không chịu và đã bỏ lỡ đơn hàng.
TP.HCM sẽ triển khai nền tảng số để kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại thành phố nhằm thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ online.
Các nhà đầu tư quan tâm việc tạo ra một hệ thống quy định công bằng, minh bạch, có thể dự đoán và hiệu quả, coi trọng sự đổi mới…
Tối qua (20/5), UBND TP.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ với Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhằm nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đồng thời, mong muốn TP. HCM thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
TPHCM cần phải hành động nhiều hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số để tạo sự thuận lợi – minh bạch hơn và đáng chú ý là tăng trưởng bền vững.
Chiều 20/5 UBND TPHCM đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP với các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn TP năm 2022.
Theo đại diện của EuroCham, Chính phủ chưa nên cấm xe máy vào khu vực nội đô từ năm 2030 để giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm hay tai nạn giao thông.
Được đánh giá là có nhiều tiềm năng để trở thành 'công xưởng' công nghệ cao với lợi thế về chính trị ổn định, nhân công giá rẻ, nhiều chính sách ưu đãi, vì thế Việt Nam cần hành động nhanh hơn để đón bắt được dòng dịch chuyển đầu tư sản xuất khỏi Trung Quốc, đây sẽ là 'cơ hội vàng' để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
EVFTA có hiệu lực, 'sẽ tạo ra động lực lớn hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu quyết tâm đầu tư vào Việt Nam, một thị trường vừa an toàn vừa tăng trưởng nhanh.
TP.HCM chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thích nghi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực.
Để EVFTA được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế và thu hút đầu tư FDI mạnh mẽ từ khu vực EU, cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại tiếp tục là mấu chốt quan trọng.
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo 'Thương mại quốc tế theo Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam trong đại dịch COVID-19: Tìm cơ hội trong nghịch cảnh'.
Chiều 18/5, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Nguyễn Văn Thân đã trao đổi với phái đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) về tiềm năng phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên nhằm hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, tận dụng cơ hội từ EVFTA.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) chính thức được ký kết mặc dù đã mang lại những hiệu ứng ban đầu cho thị trường chứng khoán (TTCK) tăng điểm, song việc lựa chọn quyết định đầu tư vào cổ phiếu các nhóm ngành được hưởng lợi từ EVFTA như dệt may, da giày, thủy sản... cũng cần sự cân nhắc, đầu tư dài hạn của nhà đầu tư.