Du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào giữa tháng 11/2024 sẽ có dịp được tham gia Lễ hội Đua ghe ngo trên Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến kênh chảy qua trung tâm TP.HCM.
Chiều 24/10, Ban Tổ chức Lễ hội đua ghe ngo quận 3, TP HCM cho biết, có 12 đội tuyển đến từ các tỉnh, thành phía Nam sẽ tham gia Lễ hội đua ghe ngo mở rộng năm 2024, với chủ đề 'đất nước trọn niềm vui'.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu được học tiếng của đồng bào mình, Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh đã chỉ đạo các đơn vị, trường học triển khai dạy tiếng Khmer và tiếng Chăm cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh.
'Nhờ cán bộ Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng mà gia đình chúng tôi có những ngày lễ Sene Dolta no ấm', cầm trên tay món quà là nhu yếu phẩm thiết yếu, bà Trần Thị Hai, ngụ tại ấp Prey Chóp, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng xúc động chia sẻ.
Nhạc Ngũ âm là nét riêng của cộng đồng dân tộc Khmer. Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt: bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da.
Vừa qua, Đoàn Ủy ban MTTQVN TP.HCM do ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch; ông Thạch Nghi Xuân, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo đã đến thăm chúc mừng chư Tăng tại chùa Candaransi, (Q.3) và chùa Pothiwong (Q.Tân Bình) nhân Lễ Sene Đôn-ta năm 2024.
Sen Dolta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ hội này có ý nghĩa giống với lễ Vu lan báo hiếu của người Việt nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Lễ Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ được lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Ngày 6/10, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức hội thảo 'Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - Thống nhất trong đa dạng' tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, với sự tham dự của nhiều văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu.
Ngày 6/10, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - Thống nhất trong đa dạng' với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, nhà thơ, nhà văn trong cả nước.
Sen Đôn-ta (Sene Dolta) là lễ lớn nhất của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên, gắn kết con người với gia đình và nguồn cội; thể hiện nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào.
Hàng năm cứ vào ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch, đồng bào Khmer Nam Bộ lại tưng bừng tổ chức lễ Sen Dolta tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Cùng với đồng bào Khmer Nam Bộ, khoảng 400 ngàn đồng bào Khmer Sóc Trăng đang chuẩn bị bước vào lễ Sene Dolta trong những niềm vui mới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức Hội đua bò Bảy Núi chào mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
Lễ Sen Dolta của bà con người Khmer Nam bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố.
Nhân lễ Sene Dolta, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ, ngày 27/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức nhiều Đoàn đến thăm, chúc mừng tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các chùa ở tỉnh.
Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
Tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều đoàn tới thăm, chúc mừng và tặng quà các hòa thượng, thượng tọa cùng các vị sư sãi, Ban Quản trị chùa, đồng bào Khmer nhân dịp lễ Sene Dolta 2024.
Mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ, An Giang sẽ tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29.
UBND huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức Hội đua bò truyền thống lần thứ 18 năm 2024 mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
Hội đua bò Bảy Núi huyện Tri Tôn là sự kiện văn hóa mang đậm chất nhân văn, phản ánh nét đẹp trong đời sống của của đồng bào dân tộc Khmer.
Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy không nguy nga, tráng lệ, bề thế như một số ngôi chùa Khmer khác trong vùng, nhưng đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Phố Thương mại - Ẩm thực, phường Tân phong, quận 7 (khu Phú Mỹ Hưng), TP.HCM sẽ được khai mạc cuối tháng 8 với sự tham gia của hàng loạt người nổi tiếng.
Lễ hội Ok Om Bok và đua ghe Ngo từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Năm nay, lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 15/11/2024, với nhiều hoạt động nhằm thu hút du khách.
Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Trà Vinh đã thông báo kết quả xét tuyển hệ đại học chính quy năm 2024 dựa trên kết quả thi THPT năm 2024.
Sáng ngày 16/8, tại Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nhạc ngũ âm năm 2024. Đến dự khai giảng có đồng chí Sơn Pô - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các vị thượng tọa, đại đức các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, đại diện lãnh đạo ban, ngành và một số địa phương.
Trong thời đại kinh tế hội nhập, cuộc sống đã có nhiều tiện lợi hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, dù đô thị phát triển và có nhiều sản phẩm hiện đại như bếp ga, bếp từ, thì những sản phẩm mang tính truyền thống vẫn có một vị trí không dễ gì thay thế được. Qua những thăng trầm biến đổi, với nghị lực và lòng yêu nghề, đồng bào Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã tạo ra được những giá trị văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, đó là nghề nắn nồi đất truyền thống.
Việc dạy và học chữ Khmer rất được các địa phương chú trọng, duy trì với các hình thức khác nhau.
Ngày 30/7, tại thủ đô Phnom Penh, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia (VCBA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2024.
Bắt đầu nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật Khmer từ năm 1976, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng đã có hơn 10 năm nghiên cứu khắp các tỉnh Nam Bộ.
Bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng đang trở thành nguồn tài nguyên, chất liệu để tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù.
Chương trình phát thanh tiếng Khmer của Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL, nội dung tập trung những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị, kinh tế văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, là đồng bào dân tộc Khmer trong vùng ĐBSCL.
Ngày 17/5, Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Qua 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, Trà Cú được công nhận đạt chuẩn huyện NTM theo Quyết định số 288/QĐ-TTg, ngày 08/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.
Sau 5 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, Lễ hội Bánh Dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã bế mạc tối 21/4.
Đọc sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống, học tập, lao động, nên mọi người đều cần đọc sách để nâng cao kỹ năng sống, làm việc hiệu quả, nhất là đối với ĐVTN, học sinh, sinh viên.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, chương trình chuyển đổi số trong hoạt động thư viện được xác định là nhiệm vụ quan trọng để hình thành mạng lưới thư viện hiện đại. Thư viện tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, đồng bộ dữ liệu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, tạo đột phá cho ngành thư viện để phục vụ bạn đọc ngày càng hiệu quả.
Lễ hội Chôl Chnăm Thmây là lễ hội quan trọng nhất hằng năm của người Khmer có nghĩa là lễ hội vào năm mới, tương tự Tết Nguyên đán của người Việt.
Nhân dịp Tết Chol - Chnam - Thmay của đồng bào Khmer Nam bộ, sáng 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết Hội đoàn kết sư sãi yêu nước và chùa Hạnh Phúc Tăng ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Những ngày giáp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ, chúng tôi trở lại huyện Vĩnh Lợi, nơi có đông bà con Khmer nhất tỉnh Bạc Liêu. Đến các xã Hưng Hội, Hưng Thành, Châu Thới, thị trấn Châu Hưng, chúng tôi cảm nhận rất rõ tình đoàn kết, gắn bó giữa bà con người Việt, người Khmer, người Hoa cùng chung tay, góp sức xây dựng gia đình, làng quê ngày một tươi đẹp, thanh bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhân dịp Tết cổ truyền Choul Chnam Thmey (Vào năm mới) 2024 ở Vương quốc Campuchia, trong những ngày qua, các cơ quan báo chí, truyền thông sở tại đăng tải nhiều chủ đề bài viết với nhiều hình ảnh đi kèm, giới thiệu những đổi thay ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ, được xem là thành quả từ các chương trình, dự án hỗ trợ đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sóc Trăng, địa phương có số lượng đồng bào Khmer cư trú đông nhất ở Việt Nam.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2024 của đồng bào Khmer Nam Bộ, ngày 12/4, Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức đoàn đến thăm hỏi, chúc Tết tại các chùa Phật giáo Nam tông và nguyên cán bộ người Khmer trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/4, đoàn công tác của Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) do Thiếu tướng Võ Hùng Minh, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam Bộ tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.
Năm nay, vựa lúa, trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa, được giá, càng làm tăng gấp bội niềm vui của đồng bào Khmer Nam Bộ trong từng phum, sóc đang tưng bừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.
Nhân dịp tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào người Khmer Nam bộ. Trong chương trình Chuyển động Phương Nam hôm nay xin giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc truyền thống của người Khmer được lưu truyền từ xưa đến nay. Nghệ thuật điêu khắc gắn liền với lối kiến trúc tôn giáo đặc trưng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của các công trình. Tuy không có giá trị về kinh tế nhưng nghề này luôn được đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu giữ gìn.
Ngày 10/4, tại Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang) phối hợp cùng Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh tổ chức triển lãm chuyên đề về 'Thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng'.
Cùng với đồng bào Khmer Nam Bộ, bà con Khmer ở Bạc Liêu đang chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây theo truyền thống, từ ngày 13 đến 16/4/2024. Tỉnh Bạc Liêu vừa chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp triển khai một số nội dung mừng Tết cổ truyền của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, ý nghĩa...